Trong tuần qua, Quốc Hội Bỉ đã buộc bà Đại Sứ Bỉ tại Vatican trình lên Toà Thánh kháng thư của họ về lời tuyên bố chống phân phát bọc cao su của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI trong chuyến Tông Du Phi Châu vừa qua. Không những thế, có một số người Công Giáo Việt Nam cũng tỏ ra đồng ý với báo chí và dư luận trong việc chỉ trích ĐTC. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về lời tuyên bố của ĐTC, chúng tôi mạo muội phiên dịch Tuyên Cáo của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (La Fédération Africaine D’Action Familiale - FFAA) về bọc cao su được công bố ngày 25 tháng 3 năm 2009. Trong đó Hiệp Hội này hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ĐTC.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chúng ta có hiểu ĐTC có ý nói gì không?
Chúng tôi, 30 đoàn thể thuộc Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu từ 20 quốc gia Phi Châu: Burundi, Burkina Faso, Cameroun, Togo, Côte d'Ivoire, Tanzanie, Uganda, Rwanda, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo (RDC), Nigeria, Madagascar, Ile Maurice, Malawi, Cộng Hòa Nam Phi, Sénégal, Soudan, Zimbabwe, Tchad, Kenya, ước mong trình bày ý kiến của chúng tôi trong cuộc bút chiến về vấn đề bọc cao su.
Điều mà chúng ta đã được nghe từ lời tuyên bố của ĐTC là: Bệnh AIDS/SIDA là một tai họa. Ngài mời gọi chúng ta, hơn bao giờ hết, hãy nhân bản hóa bản năng tính dục, cùng giúp đỡ những người đang bị bệnh, và bảo chúng ta rằng vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng việc phân phát bọc cao su, mà ngược lại, việc phân phát này còn làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là bàn luận về lời tuyên bố hay giá trị hoặc hình thức của lời tuyên bố ấy. Nhân cuộc bút chiến về vấn đề này, chúng tôi đưa ra quan điểm của chúng tôi dựa vào một số nhận xét thưc tế. Thực ra, chúng tôi gặp rất nhiều người Phi Châu trẻ cũng như già, là những người tin chắc rằng giải pháp để chống lại HIV/AIDS/SIDA không phải là bọc cao su mà là giáo dục về bản năng giới tính. Nhiều thế hệ đã đồng hóa lục địa Phi Châu với một nơi hàm chứa những mẫu gương văn hóa và truyền thống phong phú về sự tôn trọng giá trị gia đình qua những thử thách của thời gian. Trong nhiều truyền thống của chúng tôi, sự giáo dục này cần thiết để sống một đời sống tính dục thỏa mãn và một tình yêu chân chính, đưa đến một hôn nhân hạnh phúc và một thành quả về thể chất cũng như tinh thần. Quan niệm này về giáo dục có khả năng làm cho con người trở nên một người trưởng thành tự do. Sự hiểu biết của chúng tôi về “bản năng tính dục được nhân bản hóa” (sexualité humanisée) nói lên và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói đến dựa trên sự thật là việc giáo dục phải bao gồm một sự kiện, là bản năng tính dục không chỉ giới hạn về sinh lý hay sinh dục, mà còn là việc học để sống với một bình diện khác có tính cách xã hội, tôn giáo và linh thánh. Mục đích của bình diện này là bày tỏ tình yêu chân thật và dựa trên sự tin tưởng cùng chấp nhận lẫn nhau.
Điều này không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận tiến bộ, như một thành ngữ Côngô nói: “Nếu bạn thay đổi xứ sở, thì hãy thay đổi cách sống”, nhưng chúng ta phải biết rằng: “cây không thể không có rễ” (thành ngữ Manđingô). Trong việc tìm kiếm một cách sống mới thích hợp và chấp nhận được, người Phi Châu ngày nay, nhằm mục đích tạo ra một sự pha trộn cách hoà hợp truyền thống văn hoá xã hội phức tạp vẫn còn tiếp tục hình thành cá tính của người ấy với những đóng góp hiện đại, là những đóng góp không duy trì những giá trị cổ truyền mà còn thêm vào đó những giá trị tân thời, đang loại bỏ những thiếu xót của cả hai. Trong số những đóng góp hiện đại có bọc cao su.
Không phải tất cả những gì hiện đại đều là những điều tốt nhất. Trái với việc thực hành tiết dục, việc phân phát bọc cao su thì dễ dàng và đôi khi còn được coi là năng nổ. Nhưng việc phân phát bọc cao su một cách lạm dụng, thiếu kiểm soát, bừa bãi và vô trách nhiệm đã khuyến khích những người trẻ trở thành hỗn loạn về tính dục.
Chúng tôi hy vọng rằng những cơ quan quốc tế lắng nghe tiếng nói của những người Phi Châu, là những người muốn có một ý thức chắc chắn về nhân phẩm trong kinh nghiệm về tính dục. Việc giáo dục về trách nhiệm, về ý nghĩa của phái tính, về việc sống một tình yêu trong mọi bình diện của nó, là điều thích hợp cho giới trẻ Phi Châu. Giới trẻ cần những tài liệu tham khảo, và trên hết, những mẫu gương thích hợp và sống động. Cho nên chúng tôi không sợ nói lên với các em những gì chúng tôi tin. Không cần phải mị dân. Đừng ngại đòi hỏi người ta phải cố gắng, và đừng sợ, nếu cần, phải đề ra một ý tưởng có tính cách đòi hỏi, làm như thế (phát bọc cao su) là không kính trọng các em. Nhất là việc tin rằng những người trẻ không có khả năng yêu thương. Những người trẻ không cần người lớn phân phát bọc cao su và thuốc ngừa thai cho các em. Những thứ đó đã dư thừa. Điều các em tìm là những người lớn hạnh phúc trong đời sống phái tính và giúp các em cảm nghiệm được những liên hệ chân chính.
Thực ra, trong một nước như Uganda, qua một chiến dịch giáo dục vê việc tiết dục trước khi thành hôn và chung thủy trong hôn nhân, mức độ lan tràn của dịch (AIDS/SADA) đã giảm bớt một cách đáng kể trong những năm gần đây. Tạp chí khoa học Hoa Kỳ tên là Science số 304, vào ngày 30 tháng 4 năm 2004, đã đăng một bài của hai nhà khảo cứu thuộc Đại Học Cambridge, là các ông Rand L. Stoneburner và Daniel Low-Beern, về hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh AIDS/SIDA tại Uganda. Theo hai nhà khảo cứu này thì sự giảm thiểu của bệnh AIDS/SIDA tại xứ này được cắt nghĩa bằng chiến dịch duy nhât ấy. Sứ điệp được truyền đi trong dân chúng nhấn mạnh đến sự gia tăng hoành hành của bệnh tật vì bệnh AIDS/SIDA, và phương tiện chính để truyền các vi khuẩn là qua tính dục. Nhưng nguồn gốc của phương thức này và sự thành công của nó, chính là việc quảng bá sự chung thủy và tiết dục, thay vì việc phân phát bọc cao su và thử nghiệm HIV như thưởng làm.
Để tránh sự lan tràn của bệnh AIDS/SIDA một cách lâu dài, chúng ta phải tin vào khả năng sống đời phái tính cách trọn vẹn và trách nhiệm của những người trẻ trong phạm vi chung thủy và tiết dục. Sự thay đổi trong cách sống, một cách sống hấp dẫn đối với người trẻ, là một tiến trình có thể được quảng bá bởi người lớn và chính những người trẻ.
LÀM ƠN GIÚP CHÚNG TÔI GIỮ ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI.
TRONG KHI CHÚNG TA, NGƯỜI PHI CHÂU, ĐỪNG PHẠM LỖI KHÔNG CHIẾN ĐẤU.
Danielle Sauvage
Chủ Tịch của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (FAAF)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
* * *
Cuộc Bút Chiến về Lời Tuyên Bố của ĐTC về Bọc Cao Su
(Polemique sur la Declaration du Pape sur le Preservatif)
(Polemique sur la Declaration du Pape sur le Preservatif)
Chúng ta có hiểu ĐTC có ý nói gì không?
Chúng tôi, 30 đoàn thể thuộc Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu từ 20 quốc gia Phi Châu: Burundi, Burkina Faso, Cameroun, Togo, Côte d'Ivoire, Tanzanie, Uganda, Rwanda, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo (RDC), Nigeria, Madagascar, Ile Maurice, Malawi, Cộng Hòa Nam Phi, Sénégal, Soudan, Zimbabwe, Tchad, Kenya, ước mong trình bày ý kiến của chúng tôi trong cuộc bút chiến về vấn đề bọc cao su.
Điều mà chúng ta đã được nghe từ lời tuyên bố của ĐTC là: Bệnh AIDS/SIDA là một tai họa. Ngài mời gọi chúng ta, hơn bao giờ hết, hãy nhân bản hóa bản năng tính dục, cùng giúp đỡ những người đang bị bệnh, và bảo chúng ta rằng vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng việc phân phát bọc cao su, mà ngược lại, việc phân phát này còn làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là bàn luận về lời tuyên bố hay giá trị hoặc hình thức của lời tuyên bố ấy. Nhân cuộc bút chiến về vấn đề này, chúng tôi đưa ra quan điểm của chúng tôi dựa vào một số nhận xét thưc tế. Thực ra, chúng tôi gặp rất nhiều người Phi Châu trẻ cũng như già, là những người tin chắc rằng giải pháp để chống lại HIV/AIDS/SIDA không phải là bọc cao su mà là giáo dục về bản năng giới tính. Nhiều thế hệ đã đồng hóa lục địa Phi Châu với một nơi hàm chứa những mẫu gương văn hóa và truyền thống phong phú về sự tôn trọng giá trị gia đình qua những thử thách của thời gian. Trong nhiều truyền thống của chúng tôi, sự giáo dục này cần thiết để sống một đời sống tính dục thỏa mãn và một tình yêu chân chính, đưa đến một hôn nhân hạnh phúc và một thành quả về thể chất cũng như tinh thần. Quan niệm này về giáo dục có khả năng làm cho con người trở nên một người trưởng thành tự do. Sự hiểu biết của chúng tôi về “bản năng tính dục được nhân bản hóa” (sexualité humanisée) nói lên và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói đến dựa trên sự thật là việc giáo dục phải bao gồm một sự kiện, là bản năng tính dục không chỉ giới hạn về sinh lý hay sinh dục, mà còn là việc học để sống với một bình diện khác có tính cách xã hội, tôn giáo và linh thánh. Mục đích của bình diện này là bày tỏ tình yêu chân thật và dựa trên sự tin tưởng cùng chấp nhận lẫn nhau.
Điều này không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận tiến bộ, như một thành ngữ Côngô nói: “Nếu bạn thay đổi xứ sở, thì hãy thay đổi cách sống”, nhưng chúng ta phải biết rằng: “cây không thể không có rễ” (thành ngữ Manđingô). Trong việc tìm kiếm một cách sống mới thích hợp và chấp nhận được, người Phi Châu ngày nay, nhằm mục đích tạo ra một sự pha trộn cách hoà hợp truyền thống văn hoá xã hội phức tạp vẫn còn tiếp tục hình thành cá tính của người ấy với những đóng góp hiện đại, là những đóng góp không duy trì những giá trị cổ truyền mà còn thêm vào đó những giá trị tân thời, đang loại bỏ những thiếu xót của cả hai. Trong số những đóng góp hiện đại có bọc cao su.
Không phải tất cả những gì hiện đại đều là những điều tốt nhất. Trái với việc thực hành tiết dục, việc phân phát bọc cao su thì dễ dàng và đôi khi còn được coi là năng nổ. Nhưng việc phân phát bọc cao su một cách lạm dụng, thiếu kiểm soát, bừa bãi và vô trách nhiệm đã khuyến khích những người trẻ trở thành hỗn loạn về tính dục.
Chúng tôi hy vọng rằng những cơ quan quốc tế lắng nghe tiếng nói của những người Phi Châu, là những người muốn có một ý thức chắc chắn về nhân phẩm trong kinh nghiệm về tính dục. Việc giáo dục về trách nhiệm, về ý nghĩa của phái tính, về việc sống một tình yêu trong mọi bình diện của nó, là điều thích hợp cho giới trẻ Phi Châu. Giới trẻ cần những tài liệu tham khảo, và trên hết, những mẫu gương thích hợp và sống động. Cho nên chúng tôi không sợ nói lên với các em những gì chúng tôi tin. Không cần phải mị dân. Đừng ngại đòi hỏi người ta phải cố gắng, và đừng sợ, nếu cần, phải đề ra một ý tưởng có tính cách đòi hỏi, làm như thế (phát bọc cao su) là không kính trọng các em. Nhất là việc tin rằng những người trẻ không có khả năng yêu thương. Những người trẻ không cần người lớn phân phát bọc cao su và thuốc ngừa thai cho các em. Những thứ đó đã dư thừa. Điều các em tìm là những người lớn hạnh phúc trong đời sống phái tính và giúp các em cảm nghiệm được những liên hệ chân chính.
Thực ra, trong một nước như Uganda, qua một chiến dịch giáo dục vê việc tiết dục trước khi thành hôn và chung thủy trong hôn nhân, mức độ lan tràn của dịch (AIDS/SADA) đã giảm bớt một cách đáng kể trong những năm gần đây. Tạp chí khoa học Hoa Kỳ tên là Science số 304, vào ngày 30 tháng 4 năm 2004, đã đăng một bài của hai nhà khảo cứu thuộc Đại Học Cambridge, là các ông Rand L. Stoneburner và Daniel Low-Beern, về hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh AIDS/SIDA tại Uganda. Theo hai nhà khảo cứu này thì sự giảm thiểu của bệnh AIDS/SIDA tại xứ này được cắt nghĩa bằng chiến dịch duy nhât ấy. Sứ điệp được truyền đi trong dân chúng nhấn mạnh đến sự gia tăng hoành hành của bệnh tật vì bệnh AIDS/SIDA, và phương tiện chính để truyền các vi khuẩn là qua tính dục. Nhưng nguồn gốc của phương thức này và sự thành công của nó, chính là việc quảng bá sự chung thủy và tiết dục, thay vì việc phân phát bọc cao su và thử nghiệm HIV như thưởng làm.
Để tránh sự lan tràn của bệnh AIDS/SIDA một cách lâu dài, chúng ta phải tin vào khả năng sống đời phái tính cách trọn vẹn và trách nhiệm của những người trẻ trong phạm vi chung thủy và tiết dục. Sự thay đổi trong cách sống, một cách sống hấp dẫn đối với người trẻ, là một tiến trình có thể được quảng bá bởi người lớn và chính những người trẻ.
LÀM ƠN GIÚP CHÚNG TÔI GIỮ ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI.
TRONG KHI CHÚNG TA, NGƯỜI PHI CHÂU, ĐỪNG PHẠM LỖI KHÔNG CHIẾN ĐẤU.
Danielle Sauvage
Chủ Tịch của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (FAAF)