HOA THỊNH ÐỐN (AFP 31/3/09) — Mười hai nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục các công ty Internet khổng lồ như Google, Microsoft và Yahoo hãy cưỡng lại cái mà họ gọi là các nỗ lực “tồi tệ” của cộng sản Việt Nam nhằm thu hẹp việc phát biểu về chính trị trên mạng Internet.
“Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cổ xuý quyền tự do phát biểu và bày tỏ tư tưởng cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật của mình cho người dân Việt Nam, trong một phương cách tôn trọng các quyền tự do và sự riêng tư của họ”, các nhà lập pháp đã viết trong một lá thư vào hôm Thứ Ba gởi cho từng viên giám đốc điều hành thuộc ba công ty trên.
Nhóm các nhà lập pháp này gồm có các Dân biểu thuộc Ðảng Dân Chủ như Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, và Niki Tsongas.
Các Dân biểu thuộc Ðảng Cộng Hòa như Joseph "Anh" Cao --người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ-- Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter cùng ký tên vào lá thư mà hãng thông tấn AfP cũng nhận được một bản sao.
"Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về sự giới hạn truy cập vào mạng internet ở Việt Nam càng tồi tệ hơn", họ viết cho các giám đốc điều hành Eric Schmidt của công ty Google, Steve Ballmer của Microsoft, và Carol Bartz của Yahoo.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm về các tin tức cho rằng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam có thể sẽ tiếp xúc với các công ty cung cấp dịch vụ internet lớn để yêu cầu họ giúp đỡ kiểm soát mạng Internet", các nhà lập pháp viết trong lá thư.
Vào cuối tháng 12/2008, Việt Nam đã siết chặt việc kềm chế đối với các blogger nhằm nghiêm cấm các quan điểm bị xem như chống đối nhà nước hoặc làm thiệt hại đến an ninh quốc gia, theo một quyết định mới đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp dữ kiện về những người xử dụng.
Mạng Internet đã giúp cho người dân Việt Nam có một diễn đàn để bày tỏ tư tưởng của mình mà họ không thể tìm thấy trên hệ thống truyền thông báo chí quốc doanh, vốn bị kiểm soát rất cặn kẽ bởi nhà cầm quyền cộng sản.
Mạng Internet cũng tạo ra một phong trào của các blogger rất sôi động, nhưng vào tháng 12 chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn có một quy định chặt chẽ hơn.
Tổ chức quan sát tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới có trụ sở ở Paris đã liệt kê Việt Nam thuộc vào hàng "những kẻ thù địch của Internet" với các hành vi kiểm duyệt "hầu như là kỹ càng cũng như các hành động của người anh em lớn Trung Quốc".
(Nguồn: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g6x_R-L24GbNTVMT1req78WBc_8Q)
“Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cổ xuý quyền tự do phát biểu và bày tỏ tư tưởng cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật của mình cho người dân Việt Nam, trong một phương cách tôn trọng các quyền tự do và sự riêng tư của họ”, các nhà lập pháp đã viết trong một lá thư vào hôm Thứ Ba gởi cho từng viên giám đốc điều hành thuộc ba công ty trên.
Nhóm các nhà lập pháp này gồm có các Dân biểu thuộc Ðảng Dân Chủ như Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, và Niki Tsongas.
Các Dân biểu thuộc Ðảng Cộng Hòa như Joseph "Anh" Cao --người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ-- Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter cùng ký tên vào lá thư mà hãng thông tấn AfP cũng nhận được một bản sao.
"Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về sự giới hạn truy cập vào mạng internet ở Việt Nam càng tồi tệ hơn", họ viết cho các giám đốc điều hành Eric Schmidt của công ty Google, Steve Ballmer của Microsoft, và Carol Bartz của Yahoo.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm về các tin tức cho rằng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam có thể sẽ tiếp xúc với các công ty cung cấp dịch vụ internet lớn để yêu cầu họ giúp đỡ kiểm soát mạng Internet", các nhà lập pháp viết trong lá thư.
Vào cuối tháng 12/2008, Việt Nam đã siết chặt việc kềm chế đối với các blogger nhằm nghiêm cấm các quan điểm bị xem như chống đối nhà nước hoặc làm thiệt hại đến an ninh quốc gia, theo một quyết định mới đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp dữ kiện về những người xử dụng.
Mạng Internet đã giúp cho người dân Việt Nam có một diễn đàn để bày tỏ tư tưởng của mình mà họ không thể tìm thấy trên hệ thống truyền thông báo chí quốc doanh, vốn bị kiểm soát rất cặn kẽ bởi nhà cầm quyền cộng sản.
Mạng Internet cũng tạo ra một phong trào của các blogger rất sôi động, nhưng vào tháng 12 chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn có một quy định chặt chẽ hơn.
Tổ chức quan sát tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới có trụ sở ở Paris đã liệt kê Việt Nam thuộc vào hàng "những kẻ thù địch của Internet" với các hành vi kiểm duyệt "hầu như là kỹ càng cũng như các hành động của người anh em lớn Trung Quốc".
(Nguồn: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g6x_R-L24GbNTVMT1req78WBc_8Q)