PARIS - Trong chuyến viếng thăm nước Pháp, Đức Thượng phụ Giêrusalem Fouad Twal đã kêu gọi sự liên đới quốc tế để xây dựng nền hòa bình lâu dài. Cũng trong chuyến viếng thăm này, Đức Thương phụ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên báo La Croix. Ngài khẳng định: “Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới”. Ngài cũng đưa ra nhận định về khung cảnh chính trị xung quanh chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào tháng Năm 2009: “Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương”.
La Croix: Sau cuộc chiến, giáo phận của Ngài đã trở lại Gaza như thế nào?
Đức Thượng phụ Fouad Twal: Đôi khi tình hình hậu chiến còn tệ hại hơn là chiến tranh. Nhu cầu tái thiết rất lớn. Về phần tôi, tôi rất ấn tượng về ý chí sống còn của những Palestine tại Gaza, dù họ thuộc phe Hamas hay Fatah. Tất cả đều là nạn nhân của bạo lực.
Khi mọi lối vào Gaza đều bị phong tỏa, những người này đã phải đào, có khi bằng tay, những đường hầm để tìm lương thực và cả vũ khí. Đào bới để sống còn. Tôi rất thán phục ý chí sống còn của họ.
Hơn nữa, tôi đã thấy cả thế giới, cách riêng là nước Pháp và châu Âu, bày tỏ tình liên đới. Bày tỏ bằng mọi hình thức: thư từ, điện thư, cầu nguyện, lần hạt, các giờ chầu và cả trợ giúp về vật chất và tài chính. Chúng tôi rất cảm động vì những nghĩa cử ấy, vì đã giúp chúng tôi rất nhiều để vượt qua cơn khủng hoảng.
– Ngài trông đợi gì ở tổng thống Mỹ Barack Obama?
– Về tổng thống Mỹ, cũng như về nước Pháp và châu Âu, tôi mong họ đóng vai trò chính trị thực sự. Chúng tôi cần có một tiến trình chính trị thực sự để đạt đến việc chấm dứt chiếm đóng và thiếp lập hai quốc gia. Tại Charm-El-Cheikh, thật là tích cực khi nhìn thấy mọi chính phủ đểu cùng tái thiết với chúng tôi. Còn tại Hoa Kỳ, với Hillary Clinton, chính phủ nước này cũng đã hiểu rằng cần phải làm điều gì đó.
Chúng tôi mong nước Pháp dùng tình bạn với Israel giúp chúng tôi được sống an bình và yên ổn hơn. Vì chỉ có bạn của Israel mới nói chuyện được với họ. Nước Pháp cần phải đóng vai trò có tính chính trị hơn nữa ở Đất Thánh. Hãy can đảm nói những điều cần phải nói, vì ích lợi của mọi người. Các vị không được để cho người Mỹ độc quyền làm chính trị.
Chẳng bao giờ có hòa bình cho dân tộc này mà không có dân tộc kia. Tất cả chúng ta đều biết Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới. Tất cả chúng tôi, người Palestine và Israel, đều cùng chờ đợi, đều ở trong ngõ cụt và đều sống trong hi vọng.
– Có phải nói chuyện với Hamas không?
– Chẳng ai tin là Israel không có quan hệ trực tiếp với Hamas. Một cuộc đối thoại thực sự có tính xây dựng không thể dựạ vào cuộc đối thoại giữa những người bạn mà thôi. Tại sao lại không nói chuyện với kẻ thù? Cần phải phá bỏ sự thù địch…
– Ngài phân tích kết quả bầu cử ở Israel ra sao?
– Tôi không thích chiều kích chiến tranh của giai đoạn này. Vả lại, dân tộc Israel hiện nay bị phân hóa hơn bao giờ hết. Nhưng Benyamin Netanyahou rất thông minh, ông không dám lập một chính phủ cực hữu mà không được Âu châu hay Hoa Kỳ hậu thuẫn. Ở Israel, người ta sống trong bầu khí sợ hãi. Sợ nhau, sợ thế giới, sợ quá khứ, sợ hiện tại, sợ tương lai. Trước nỗi sợ hãi ấy, chúng ta cần những người không sợ hãi, dám hành động can đảm vì hòa bình, vì phẩm giá và công lý. Nhưng vào lúc này, chẳng ai dám làm. Dẫu sao, hòa bình cũng đòi phải có những hi sinh.
– Những người Israel phải chấp nhận hi sinh nào?
Ngừng chiếm đóng. Cần hiểu rằng mọi dân tộc đều có quyền đồng hưởng phẩm giá, hòa bình và an ninh. Sau 60 năm hiện diện, 60 năm bạo lực và chiến tranh, kết quả tích cực ở đâu? Phải tự hỏi: chúng ta đã đi đúng đường chưa, đã dùng các phương tiện hợp lý chưa? Đã đến lúc phải thay đổi phương pháp, không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự.
– Ngài có thể đóng vai trò gì?
– Giáo Hội của chúng tôi là thiểu số, giữa hai khối lớn là Do Thái giáo và Hồi giáo. Chúng tôi cố gắng sao cho người ta nghe được chúng tôi, phải loan báo điều gì ích lợi cho mọi người và loại bỏ những gì không thích hợp.
– Ngài trông đợi điều gì ở chuyến viếng thăm Đất Thánh sắp tới của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI?
– Khu vực này chắc chắn rất khó khăn. Và thời điểm của cuộc thăm viếng cũng thế… Chúng tôi đang hoạch định một chương trình cân đối cho chuyến viếng thăm này. Đức Giáo hoàng sẽ dâng thánh lễ tại Bêlem, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài sẽ đi qua bức tường chia cắt – một điều nhục nhã đối với toàn thế giới. Và Ngài sẽ đến thăm một trại tị nạn của người Palestine ở Bêlem.
Các nhân vật Palestine tỏ ra lo ngại người Israel sẽ đầu cơ chính trị vào cuộc viếng thăm này…
Điều lo ngại này là bình thường. Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương.
– Các Kitô hữu vẫn phải rời khỏi Đất Thánh sao?
– Ngày nay, mọi tín hữu Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều ra đi. Nhưng vì chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ nên mỗi thành viên ra đi đều tác động đến cả cộng đoàn. Đất Thánh mà không có các Kitô hữu sẽ mất đi phần nào căn tính. Nhưng Chúa Kitô đã nói Người ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm hy vọng và nguồn nghị lực của chúng tôi. Không bao giờ được để mất chiều kích thiêng liêng này, theo Phúc Âm, không bao giờ được đánh mất niềm hi vọng.
Nhà cầm quyền Israel cứ chần chừ trong việc cấp chiếu khán cho các nhân vật chủ chốt của Giáo Hội tại Giêrusalem…
Đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng tôi. Quyền tài phán của chúng tôi gồm cả Jordanie, Palestine và Israel: chúng tôi cần tự do đi lại trong các dịp tang lễ, hôn lễ và phong chức. Tại sao nhà cầm quyền Israel sợ Giáo Hội đến thế.
Dẫu vậy chúng tôi vẫn là một nhân tố của hòa giải, của đối thoại và sự dung hòa. Chúng tôi giúp cho hòa bình. Tôi hi vọng họ sẽ dũng cảm trở về vị trí của họ, không ngăn cản tự do tôn giáo, tự do làm việc thờ phượng. Vì ích lợi của tất cả mọi người. Và vì hình ảnh tốt đẹp của một Nhà nước Israel cho mình là dân chủ.
(Nguồn: Frédéric Mounier, La Croix)
La Croix: Sau cuộc chiến, giáo phận của Ngài đã trở lại Gaza như thế nào?
Đức Thượng phụ Fouad Twal: Đôi khi tình hình hậu chiến còn tệ hại hơn là chiến tranh. Nhu cầu tái thiết rất lớn. Về phần tôi, tôi rất ấn tượng về ý chí sống còn của những Palestine tại Gaza, dù họ thuộc phe Hamas hay Fatah. Tất cả đều là nạn nhân của bạo lực.
Khi mọi lối vào Gaza đều bị phong tỏa, những người này đã phải đào, có khi bằng tay, những đường hầm để tìm lương thực và cả vũ khí. Đào bới để sống còn. Tôi rất thán phục ý chí sống còn của họ.
Hơn nữa, tôi đã thấy cả thế giới, cách riêng là nước Pháp và châu Âu, bày tỏ tình liên đới. Bày tỏ bằng mọi hình thức: thư từ, điện thư, cầu nguyện, lần hạt, các giờ chầu và cả trợ giúp về vật chất và tài chính. Chúng tôi rất cảm động vì những nghĩa cử ấy, vì đã giúp chúng tôi rất nhiều để vượt qua cơn khủng hoảng.
– Ngài trông đợi gì ở tổng thống Mỹ Barack Obama?
– Về tổng thống Mỹ, cũng như về nước Pháp và châu Âu, tôi mong họ đóng vai trò chính trị thực sự. Chúng tôi cần có một tiến trình chính trị thực sự để đạt đến việc chấm dứt chiếm đóng và thiếp lập hai quốc gia. Tại Charm-El-Cheikh, thật là tích cực khi nhìn thấy mọi chính phủ đểu cùng tái thiết với chúng tôi. Còn tại Hoa Kỳ, với Hillary Clinton, chính phủ nước này cũng đã hiểu rằng cần phải làm điều gì đó.
Chúng tôi mong nước Pháp dùng tình bạn với Israel giúp chúng tôi được sống an bình và yên ổn hơn. Vì chỉ có bạn của Israel mới nói chuyện được với họ. Nước Pháp cần phải đóng vai trò có tính chính trị hơn nữa ở Đất Thánh. Hãy can đảm nói những điều cần phải nói, vì ích lợi của mọi người. Các vị không được để cho người Mỹ độc quyền làm chính trị.
Chẳng bao giờ có hòa bình cho dân tộc này mà không có dân tộc kia. Tất cả chúng ta đều biết Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới. Tất cả chúng tôi, người Palestine và Israel, đều cùng chờ đợi, đều ở trong ngõ cụt và đều sống trong hi vọng.
– Có phải nói chuyện với Hamas không?
– Chẳng ai tin là Israel không có quan hệ trực tiếp với Hamas. Một cuộc đối thoại thực sự có tính xây dựng không thể dựạ vào cuộc đối thoại giữa những người bạn mà thôi. Tại sao lại không nói chuyện với kẻ thù? Cần phải phá bỏ sự thù địch…
– Ngài phân tích kết quả bầu cử ở Israel ra sao?
– Tôi không thích chiều kích chiến tranh của giai đoạn này. Vả lại, dân tộc Israel hiện nay bị phân hóa hơn bao giờ hết. Nhưng Benyamin Netanyahou rất thông minh, ông không dám lập một chính phủ cực hữu mà không được Âu châu hay Hoa Kỳ hậu thuẫn. Ở Israel, người ta sống trong bầu khí sợ hãi. Sợ nhau, sợ thế giới, sợ quá khứ, sợ hiện tại, sợ tương lai. Trước nỗi sợ hãi ấy, chúng ta cần những người không sợ hãi, dám hành động can đảm vì hòa bình, vì phẩm giá và công lý. Nhưng vào lúc này, chẳng ai dám làm. Dẫu sao, hòa bình cũng đòi phải có những hi sinh.
– Những người Israel phải chấp nhận hi sinh nào?
Ngừng chiếm đóng. Cần hiểu rằng mọi dân tộc đều có quyền đồng hưởng phẩm giá, hòa bình và an ninh. Sau 60 năm hiện diện, 60 năm bạo lực và chiến tranh, kết quả tích cực ở đâu? Phải tự hỏi: chúng ta đã đi đúng đường chưa, đã dùng các phương tiện hợp lý chưa? Đã đến lúc phải thay đổi phương pháp, không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự.
– Ngài có thể đóng vai trò gì?
– Giáo Hội của chúng tôi là thiểu số, giữa hai khối lớn là Do Thái giáo và Hồi giáo. Chúng tôi cố gắng sao cho người ta nghe được chúng tôi, phải loan báo điều gì ích lợi cho mọi người và loại bỏ những gì không thích hợp.
– Ngài trông đợi điều gì ở chuyến viếng thăm Đất Thánh sắp tới của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI?
– Khu vực này chắc chắn rất khó khăn. Và thời điểm của cuộc thăm viếng cũng thế… Chúng tôi đang hoạch định một chương trình cân đối cho chuyến viếng thăm này. Đức Giáo hoàng sẽ dâng thánh lễ tại Bêlem, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài sẽ đi qua bức tường chia cắt – một điều nhục nhã đối với toàn thế giới. Và Ngài sẽ đến thăm một trại tị nạn của người Palestine ở Bêlem.
Các nhân vật Palestine tỏ ra lo ngại người Israel sẽ đầu cơ chính trị vào cuộc viếng thăm này…
Điều lo ngại này là bình thường. Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương.
– Các Kitô hữu vẫn phải rời khỏi Đất Thánh sao?
– Ngày nay, mọi tín hữu Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều ra đi. Nhưng vì chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ nên mỗi thành viên ra đi đều tác động đến cả cộng đoàn. Đất Thánh mà không có các Kitô hữu sẽ mất đi phần nào căn tính. Nhưng Chúa Kitô đã nói Người ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm hy vọng và nguồn nghị lực của chúng tôi. Không bao giờ được để mất chiều kích thiêng liêng này, theo Phúc Âm, không bao giờ được đánh mất niềm hi vọng.
Nhà cầm quyền Israel cứ chần chừ trong việc cấp chiếu khán cho các nhân vật chủ chốt của Giáo Hội tại Giêrusalem…
Đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng tôi. Quyền tài phán của chúng tôi gồm cả Jordanie, Palestine và Israel: chúng tôi cần tự do đi lại trong các dịp tang lễ, hôn lễ và phong chức. Tại sao nhà cầm quyền Israel sợ Giáo Hội đến thế.
Dẫu vậy chúng tôi vẫn là một nhân tố của hòa giải, của đối thoại và sự dung hòa. Chúng tôi giúp cho hòa bình. Tôi hi vọng họ sẽ dũng cảm trở về vị trí của họ, không ngăn cản tự do tôn giáo, tự do làm việc thờ phượng. Vì ích lợi của tất cả mọi người. Và vì hình ảnh tốt đẹp của một Nhà nước Israel cho mình là dân chủ.
(Nguồn: Frédéric Mounier, La Croix)