Bài giảng thánh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse
Chúng ta cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phaolô Giuse.
Trong phần đầu thánh lễ, Chúa luôn luôn nuôi dưỡng chúng ta là những người đang sống bằng lời của Ngài.
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết cách sống ở trần gian thế nào để được hưởng hạnh phúc đời sau. Người ta thường gọi giờ phút kết thúc cuộc sống trần gian không phải chỉ bằng một từ chung là chết mà còn bằng nhiều cách nói khác có hàm chứa một niềm tin vào cuộc sống đời sau như: qua đời, từ trần, ra đi, sinh thì, về cõi vĩnh hằng, về với ông bà tổ tiên… Những kiểu nói này nêu lên một khía cạnh thật quan trọng của đức tin, đó là: sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Kinh nghiệm cho thấy những người từ giã cuộc đời trần gian để đi về đời sau có đủ hạng tuổi: người trẻ có và người cao tuổi cũng có.
Trong bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan, chương 4, dạy rằng: người qua đời ở bất cứ tuổi nào, nếu họ đã sống lương thiện, sống công chính, sống đẹp lòng Chúa, không làm điều ác, thì dù họ còn trẻ, họ cũng được Thiên Chúa ban thưởng.
Nếu họ đã làm điều thiện, dù cuộc đời của họ có ngắn ngủi thì Chúa cũng kể như họ đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài. Tâm hồn họ đẹp lòng Chúa nên Chúa muốn mau đem họ ra khỏi nơi gian ác. Đó là cách Thiên Chúa ban ơn cho những kẻ Chúa tuyển chọn.
Còn người cao tuổi, họ thật đáng kính trọng, không phải vì họ đã sống lâu, nhưng cũng vì họ đã sống công chính, không tì ố và đẹp lòng Chúa.
Lời Chúa trong Sách Khải huyền lại dạy chúng ta về một khía cạnh khác liên quan tới sự chết:
Những ai chết trong Chúa thì được chúc phúc vì các việc họ làm đều theo họ về đời sau.
Muốn chết trong Chúa thì cũng phải sống trong Chúa: nghĩa là sống lương thiện, công bằng bác ái, tuân giữ các giới luật Chúa, thi hành các lệnh truyền của Chúa, làm các việc thiện. Chính các việc thiện này sẽ theo ta về đời sau.
Mỗi lần làm việc thiện thì như gửi một món tiền thiêng liêng vào ngân hàng đời sau. Ngân hàng này không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chánh, không bị vỡ nợ, mối mọt không gặm nhấm được, trộm cướp không lấy mất được. Gửi bao nhiêu, tiền vẫn còn nguyên đó, cộng với tiền lời. Chúa bảo đảm điều đó thật vững chắc.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra: phải làm việc thiện lúc nào? Có người đã tính toán khôn khéo rằng: khi nào gần chết, ta sẽ làm việc thiện, và như vậy là cũng được chết trong Chúa và sẽ được Chúa chúc phúc.
Tính toán như vậy là rất phiêu lưu và nguy hiểm, vì có mấy ai biết được lúc nào mình chết. Hằng ngày, ta thấy nhiều người chết rất bất ưng, làm sao mà dọn mình cho kịp. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 12, Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để gặp Chúa. người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của.
Qua hai dụ ngôn này, Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa, nghĩa là không những phải làm điều thiện mà còn phải thường xuyên làm điều thiện. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích nhiều của cải thiêng liêng, là những của cải sẽ theo chúng ta về đời sau.
Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa.
Tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến giai đoạn khởi đầu cuộc sống “đi tu” của ngài.
Năm 1929, Tràng tập được thiết lập tại Hà nội, tọa lạc tại chính cơ sở của Đại chúng viện ngày nay. Đầu niên khóa 1931 – 1932, cũng như mọi năm, Tràng tập tổ chức thi tuyển để chọn học sinh vào lớp mới với con số tối đa khoảng trên 30 em. Lần đó, chú Phaolô Phạm Đình Tụng bị lọt sổ, chỉ suýt nữa trúng tuyển, có nghĩa là bị trượt, bị rớt. Nhưng chú vui vẻ về lại xứ Khoan Vĩ với cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực. Bỗng mấy ngày sau, một tin vui đưa tới, chú lại nhận được giấy gọi từ cha Décréaux, Bề trên Tràng tập gửi về Khoan Vĩ, gọi chú Tụng lên Tràng tập nhập lớp mới, vì có một chú, tuy đã trúng tuyển nhưng bị bệnh không thể tiếp tục học được phải rút lui, nên chú Tụng được gọi lên lấp vào chỗ trống. Chú Tụng mừng quá chừng, khi được đậu vớt và đã rất chăm chỉ học tập.
Có ai ngờ đâu, “phiến đá mà thợ xây loại bỏ” lại có thể được Thiên Chúa sử dụng làm nên cột trụ cho Giáo hội tại Giáo phận Bắc ninh, Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo hội Việt Nam qua các chức vụ Linh mục, Giám mục, Tổng Giám mục, Chủ tịch hội đồng Giám mục và Hồng Y. Hơn nữa, các chức vụ đều được thi hành trong những thời gian lâu dài. Việc Thiên Chúa làm thật lạ lùng kì diệu.
Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu cuộc dâng hiến của mình, Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của Hồng Y Phaolô Giuse.
Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện.
Thiên Chúa có cách làm việc riêng của Ngài, và đã làm những việc thật lạ lùng kỳ diệu. Đứng trước hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ và suy tôn.
Hà nội ngày 26 tháng 2 năm 2009
+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Chúng ta cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phaolô Giuse.
Trong phần đầu thánh lễ, Chúa luôn luôn nuôi dưỡng chúng ta là những người đang sống bằng lời của Ngài.
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết cách sống ở trần gian thế nào để được hưởng hạnh phúc đời sau. Người ta thường gọi giờ phút kết thúc cuộc sống trần gian không phải chỉ bằng một từ chung là chết mà còn bằng nhiều cách nói khác có hàm chứa một niềm tin vào cuộc sống đời sau như: qua đời, từ trần, ra đi, sinh thì, về cõi vĩnh hằng, về với ông bà tổ tiên… Những kiểu nói này nêu lên một khía cạnh thật quan trọng của đức tin, đó là: sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Kinh nghiệm cho thấy những người từ giã cuộc đời trần gian để đi về đời sau có đủ hạng tuổi: người trẻ có và người cao tuổi cũng có.
Trong bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan, chương 4, dạy rằng: người qua đời ở bất cứ tuổi nào, nếu họ đã sống lương thiện, sống công chính, sống đẹp lòng Chúa, không làm điều ác, thì dù họ còn trẻ, họ cũng được Thiên Chúa ban thưởng.
Nếu họ đã làm điều thiện, dù cuộc đời của họ có ngắn ngủi thì Chúa cũng kể như họ đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài. Tâm hồn họ đẹp lòng Chúa nên Chúa muốn mau đem họ ra khỏi nơi gian ác. Đó là cách Thiên Chúa ban ơn cho những kẻ Chúa tuyển chọn.
Còn người cao tuổi, họ thật đáng kính trọng, không phải vì họ đã sống lâu, nhưng cũng vì họ đã sống công chính, không tì ố và đẹp lòng Chúa.
Lời Chúa trong Sách Khải huyền lại dạy chúng ta về một khía cạnh khác liên quan tới sự chết:
Những ai chết trong Chúa thì được chúc phúc vì các việc họ làm đều theo họ về đời sau.
Muốn chết trong Chúa thì cũng phải sống trong Chúa: nghĩa là sống lương thiện, công bằng bác ái, tuân giữ các giới luật Chúa, thi hành các lệnh truyền của Chúa, làm các việc thiện. Chính các việc thiện này sẽ theo ta về đời sau.
Mỗi lần làm việc thiện thì như gửi một món tiền thiêng liêng vào ngân hàng đời sau. Ngân hàng này không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chánh, không bị vỡ nợ, mối mọt không gặm nhấm được, trộm cướp không lấy mất được. Gửi bao nhiêu, tiền vẫn còn nguyên đó, cộng với tiền lời. Chúa bảo đảm điều đó thật vững chắc.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra: phải làm việc thiện lúc nào? Có người đã tính toán khôn khéo rằng: khi nào gần chết, ta sẽ làm việc thiện, và như vậy là cũng được chết trong Chúa và sẽ được Chúa chúc phúc.
Tính toán như vậy là rất phiêu lưu và nguy hiểm, vì có mấy ai biết được lúc nào mình chết. Hằng ngày, ta thấy nhiều người chết rất bất ưng, làm sao mà dọn mình cho kịp. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 12, Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để gặp Chúa. người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của.
Qua hai dụ ngôn này, Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa, nghĩa là không những phải làm điều thiện mà còn phải thường xuyên làm điều thiện. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích nhiều của cải thiêng liêng, là những của cải sẽ theo chúng ta về đời sau.
Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa.
Tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến giai đoạn khởi đầu cuộc sống “đi tu” của ngài.
Năm 1929, Tràng tập được thiết lập tại Hà nội, tọa lạc tại chính cơ sở của Đại chúng viện ngày nay. Đầu niên khóa 1931 – 1932, cũng như mọi năm, Tràng tập tổ chức thi tuyển để chọn học sinh vào lớp mới với con số tối đa khoảng trên 30 em. Lần đó, chú Phaolô Phạm Đình Tụng bị lọt sổ, chỉ suýt nữa trúng tuyển, có nghĩa là bị trượt, bị rớt. Nhưng chú vui vẻ về lại xứ Khoan Vĩ với cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực. Bỗng mấy ngày sau, một tin vui đưa tới, chú lại nhận được giấy gọi từ cha Décréaux, Bề trên Tràng tập gửi về Khoan Vĩ, gọi chú Tụng lên Tràng tập nhập lớp mới, vì có một chú, tuy đã trúng tuyển nhưng bị bệnh không thể tiếp tục học được phải rút lui, nên chú Tụng được gọi lên lấp vào chỗ trống. Chú Tụng mừng quá chừng, khi được đậu vớt và đã rất chăm chỉ học tập.
Có ai ngờ đâu, “phiến đá mà thợ xây loại bỏ” lại có thể được Thiên Chúa sử dụng làm nên cột trụ cho Giáo hội tại Giáo phận Bắc ninh, Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo hội Việt Nam qua các chức vụ Linh mục, Giám mục, Tổng Giám mục, Chủ tịch hội đồng Giám mục và Hồng Y. Hơn nữa, các chức vụ đều được thi hành trong những thời gian lâu dài. Việc Thiên Chúa làm thật lạ lùng kì diệu.
Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu cuộc dâng hiến của mình, Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của Hồng Y Phaolô Giuse.
Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện.
Thiên Chúa có cách làm việc riêng của Ngài, và đã làm những việc thật lạ lùng kỳ diệu. Đứng trước hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ và suy tôn.
Hà nội ngày 26 tháng 2 năm 2009
+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa