Tờ THÔNG TIN CÔNG GIÁO ĐAN MẠCH ``KATOLSK ORIENTERING’’

trong số 20, ngày 12. December 2008, năm thứ 34 có bài viết ở trang 4 với tựa đề:

PHIÊN TÒA CHỐNG CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CHO NHÂN QUYỀN ĐÃ BẮT ĐẦU TẠI HÀ NỘI



Với sự cho phép giới truyền thông thế giới tham dự, ngày 8/12 phiên toà xử 8 người tích cực hoạt động đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa tại phố Thái Hà. Các người biểu tình vừa hát vừa cầu nguyện trong suốt thờ gian dài đã tụ họp tại khu vực chung quanh Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, để phản đối nhà cầm quyền cướp đoạt đất đai của nhà Dòng. Phiên tòa hiện là cao điểm của các cuộc xung đột trong năm giữa nhà cầm quyền và Dòng tu về quyền sở hữu đất đai, và vụ này là một trong nhiều vụ tranh cãi về quyền sở hữu tài sản xẩy ra sau khi đảng cộng sản nắm quyền vào năm 1954 đã cướp đoạt nhiều tài sản tư hữu và các cở sở tôn giáo.

Hai trong số 8 người hoạt động tích cực vẫn còn ngồi tù và bị từ chối tiếp xúc với luật sư của họ. Theo Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam (Vietcatholic New) nhà cầm quyền Việt Nam đã cố gắng làm cho khó khăn chừng nào hay chừng nấy để ngăn cản sự tham dự phiên toà. Người ta phải viết đơn xin phép tham dự phiên tòa, mặc dù tòa thường xử công khai ở Việt Nam. Các người biểu tình bị kết án là phá rối trật tự cộng cộng và hủy hoại tài sản của công. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC, luật sư công tố tuyên bố các người tích cực hoạt động có thể bị phạt tới 3 năm tù. Toàn bộ việc kết tội qua phiên tòa có nghĩa làm khiếp sợ người có đức tin nhằm chứng minh công bằng và tự do tôn giáo.

Theo Hãng Thông tấn Áo quốc ``KathNet’’, đại diện của Ủy ban Nhân dân khu vực đã mời các Linh mục Dòng tới họp vào ngày 15.11. Trong khi các Linh mục ngồi họp với nhà cầm quyền thì nhà Dòng bị nhiều trăm người tấn công. Nhà cầm quyền phủ nhận mọi trách nhiệm trong cuộc bạo động, mặc dù hình ảnh đã chứng minh cảnh sát không bắt giữ những kẻ kiếm cách đốt cháy các tòa nhà.

Ở Sydney Liên hiệp Truyền thông Công Giáo trong một nhận định các biến cố đã gửi lời kêu gọi khuyến cáo chính phủ Việt Nam ``Hãy chấm dứt chiến dịch truyền thông chống đối hàng giáo phẩm, người tín hữu và Giáo Hội Công Giáo’’.

Thông thường có tự do tôn giáo ở Việt Nam và các nhà cầm quyền trong những năm gần đây đã nới bớt sự nghẹt thở đối với Giáo Hội Công Giáo, trong đó có việc được mở thêm nhiều Chủng Viện, đã có nhiều người được ơn kêu gọi. Nhưng chính quyền lại chống Giáo Hội bằng cách khác, như cố gắng ngăn chặn việc bổ nhiệm những Giám Mục mà họ không vừa ý. Nhưng không thành công lớn, đảng cộng sản lại cố bắt chước phương pháp của Trung quốc thành lập Giáo hội yêu nước do chính quyền kiểm soát. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ``VSSC’’ (Vietnamesisk komité for katolsk solidaritet), được thành lập vào năm 1985, đã thi hành đường lối này. Từ năm 1985, Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo các Linh mục không nên tham gia. Và mới đây, cuộc họp từ ngày 19-20/11 của Giáo hội yêu nước kết thúc như một sự thất bại đã rõ. Cuộc họp được phô trương bởi Thông tấn xã Việt Nam do chính quyền kiểm soát thông báo là có tới 120 Linh mục sẽ tham dự; nhưng chỉ có vài ba mống!

Cùng cách thức đối với Công Giáo, Phật giáo bị chia rẽ giữa một cánh nhỏ được chính quyền hỗ trợ và một nhóm độc lập rất lớn. Chính quyền Việt Nam vẫn không công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam (U.B.C.V), một tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.

Trong tháng 5 năm nay, Việt Nam là chủ tổ chức Hội nghị Vesap, có 4.000 nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng từ khắp thế giới đến hội họp để bàn thảo làm thế nào đạo Phật có thể giúp xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Trong hội nghị người ta bàn thảo rất nhiều về chủ nhân đã bày tỏ ý muốn chân thực về việc đối thoại từ phía chính quyền; hoặc được coi như là sự chau chuốt bộ mặt cho có vẻ như việc tổ chức Thế Vận Hội tại Trung quốc.

Giáo Hội Công Giáo là một trong 6 tôn giáo được chính quyền công nhận chính thức tại Việt Nam. Đạo Công Giáo là tôn giáo lớn thứ hai của đất nước với khoảng 6 triệu tín hữu.

Giáo Hội đã gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam, và các dân tộc thiểu số đã có hàng loạt trở lại đạo sau cuộc phong thánh vào năm 1988 cho 117 vị Tử đạo Việt Nam.

Giờ vẫn chưa có quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican. Hiện không có tiến triển nào hơn là sư tiến gần có vẻ thận trọng, bắt đầu vào tháng giêng (2008) qua cuộc hội kiến tại Rô-ma giữa Thủ tướng Việt Nam và Đức Giáo Hoàng. Sau đó, một phái đoàn của Vatican đã sang thăm Việt Nam