ĐỀN THỜ GIÊRUSALEM VÀ ĐỀN THỜ LATÊRANO
Bài Tin Mừng (Gioan 2,13-22) tường thuật Chúa Kytô tẩy uế Đền thờ Giêrusalem. Đền thờ nầy được vua Hêrôđê cha đại tu khoảng năm 20 trước Công nguyên và kéo dài tới thời Tổng trấn Roma Albinus khoảng năm 64 sau Công nguyên, tất cả khoảng 80 năm. Đền thờ gồm Cung thánh, sân Tư tế, sân Đàn ông, sân Đàn bà và sân Ngoại giáo rất rộng. Khi Chúa Kytô vào Đền thờ đuổi người buôn bán, Đền thờ đã sửa sang được 46 năm, phần lớn công trình đã hoàn thành.
Dân Israen hết sức hãnh diện về Đền thờ vì Đền thờ thật nguy nga, to lớn xứng đáng nơi Thiên Chúa ngự, thích hợp cho số đông người lui tới cầu nguyện, dâng lễ vật. Ai cũng biết Đền thờ là nơi tôn nghiêm, thánh thiện, kể cả sân dành cho ngưởi ngoại giáo. Người ta không thể đi tắt qua hành lang. Nhưng trong các đại lễ, luật giữ tôn nghiêm bị vi phạm. Sân Ngoại giáo biến thành cái chợ. Có một tổ chức buôn bán trục lợi với những mánh khóe bất chính, những thủ đoạn xấu lộ liễu. Tổ chức đó do các thầy Tư tế cầm đầu, con cháu họ buôn bán, đổi tiền, gia nhân họ sẵn sàng can thiệp những ai ngăn cản việc kinh doanh. Một câu trong tập luật Mischna viết “:Các Tư tế và con trai của họ là những thủ quỹ, những chàng rể của họ là những thanh tra đền thờ và những đứa đầy tớ sẵn sàng quất roi, dùi cui lên chúng tôi” (Strack-Bill, t.1, p. 853; t.II, p. 570.).
Chúa Kytô lúc 12 tuổi đã lên Đền thờ với Đức Mẹ và thánh Giuse, Ngài chỉ đặt vấn đề “Con Vua David” là Chúa của David và xác định Đền thờ nầy là Nhà Cha Tôi, nhưng chẳng ai hiểu, Ngài không nói về sự lạm dụng Đền thờ. Lần nầy, với sứ mệnh công khai, Ngài đã thể hiện uy quyền của Ngài đánh đuổi người buôn bán vì họ biến Ngôi Nhà của Cha Ngài thành cái chợ. Ngôn sứ Giêrêmia trước đó mấy trăm năm đã nói: ”Cái nhà nầy, Nhà trên đó Danh Ta được kêu khấn, phải chăng trước mắt chúng là hang trộm cướp cho chúng ?(Gr 7,11). Và Ngài đã mạc khải:
- Công khai xác định chủ quyền Ngôi Đển thờ nầy là “Nhà Cha Tôi” đã bị lạm dụng, bị tục hóa. Vậy Chúa Kytô hiện diện ở đây là Con Thiên Chúa.
- Phá Đền thờ nầy đi nội trong ba ngày tôi sẽ xây lại, Ngài có ý nói Đền thờ chính là con người của Ngài.
Sau nầy, khi Chúa chết và sống lại sau ba ngày, các môn đệ mới hiểu được câu nói trên Chúa nói về con người của Chúa, còn tiếng nói của dân chúng dẫn chứng cụ thể để bác bỏ lời Chúa: Đền thờ nầy phải xây mất 46 năm vẫn còn đó.
Đền thờ mà Phụng vu mầng trong ngày Chúa nhật hôm nay ( át Chúa nhật 32 thường niên năm nay) là Đại Vương Cung thánh đường Latêranô dâng kính Chúa Kytô Cứu Thế do hoàng đế Constantin xây cất kính tặng Đức Giáo hoàng và được thánh hiến ngày 9 tháng Mười Một năm 324. Đại Thánh đường nầy là nhà thờ chính tòa Roma của Đức Giám Mục Roma (Đức Giáo hoàng), vì thế trở thành Mẹ của các nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới. Mầng lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô trong mọi nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới nói lên sự hiệp nhất trong Hội thánh. Sự hiệp nhất nầy không phải do Ngôi thánh đường Latêranô bằng gỗ, bằng vật liệu xây cất nhưng là chính Chúa Kytô Cứu Thế như bài Tin Mừng hôm nay đã nói: phá Đền thờ nầy đi tôi sẽ xây lại trong vòng ba ngày.
Câu trả lời trên của Chúa mô tả cái chết của Ngài, một cái chết chiến thắng vì xác chỉ nằm trong mồ ba ngày. Một cái chết phá hủy Đền thờ cũ đề dựng nên một Đền thờ mới là thân xác Chúa Kytô.
Vậy, Chúa Kytô đến thay thế Đền thờ Giêrusalem bằng “thân xác” của Ngài. Thân Xác Chúa có chủ thể, ngôi vị là Ngôi Hai. Thân Xác Chúa là nơi Ngôi Hai hoạt động, là dụng cụ Ngôi Hai cứu độ nhân loại, là nơi Ba Ngôi Thiên Chúa ngự. Đền thờ mới, Chúa dạy cách thờ phượng mới: thờ Thiên Chúa không phải ở Đền thờ Giêrusalem hoặc ở núi Garizim nữa, nhưng bây giờ phải thờ Thiên Chúa trong thần khí và chân lý (xem Gioan 4,24) (ơn của Chúa Thánh Thần cho phép ta hiểu biết và thờ phượng Thiên Chúa là Cha: đó là thờ phượng trong chân lý là đặc tính của thời cánh chung bắt đầu, bỏ đi mọi thứ thờ phương khác, nhất là cách thờ phượng ở Đền thờ Giêrusalem vì đã cũ rồi, theo TOB).
Vì thân xác Chúa Kytô là Đền thờ Thiên Chúa, Vương Cung Thánh đường Latêranô là biểu tượng cho Chúa Kytô và các thánh đường Công giáo trên thế giới đều là Latêranô nói lên sự hiệp nhất tuyệt đẹp trong Chúa Kytô.
Điểm qua trọng: Các Kytô hữu là những người tin theo Chúa Kytô, được làm chi thể của Chúa Kytô, nói cách khác là được ghép vào Chúa Kytô, chúng ta trở nên dền thờ cho Chúa ngự. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: anh chị em phải biết anh chị em là Đền thờ của Chúa Thánh Thần (I Corinto 6,19), là Đền thờ của Thiên Chúa ( I Cor 3,16-17). Tội lỗi làm hoen ố thân xác, làm hoen ố ngôi đền thờ của Chúa. Tính tham lam, bất công, dục tình biến ngôi Đền thờ của Chúa là thân xác ta thành hang trộm cướp. Trở về với Chúa, rửa sạch tội lỗi, giữ tâm hồn khiêm nhường, trong sạch là biết tôn thờ Chúa và thân xác mình.
Bài Tin Mừng (Gioan 2,13-22) tường thuật Chúa Kytô tẩy uế Đền thờ Giêrusalem. Đền thờ nầy được vua Hêrôđê cha đại tu khoảng năm 20 trước Công nguyên và kéo dài tới thời Tổng trấn Roma Albinus khoảng năm 64 sau Công nguyên, tất cả khoảng 80 năm. Đền thờ gồm Cung thánh, sân Tư tế, sân Đàn ông, sân Đàn bà và sân Ngoại giáo rất rộng. Khi Chúa Kytô vào Đền thờ đuổi người buôn bán, Đền thờ đã sửa sang được 46 năm, phần lớn công trình đã hoàn thành.
Dân Israen hết sức hãnh diện về Đền thờ vì Đền thờ thật nguy nga, to lớn xứng đáng nơi Thiên Chúa ngự, thích hợp cho số đông người lui tới cầu nguyện, dâng lễ vật. Ai cũng biết Đền thờ là nơi tôn nghiêm, thánh thiện, kể cả sân dành cho ngưởi ngoại giáo. Người ta không thể đi tắt qua hành lang. Nhưng trong các đại lễ, luật giữ tôn nghiêm bị vi phạm. Sân Ngoại giáo biến thành cái chợ. Có một tổ chức buôn bán trục lợi với những mánh khóe bất chính, những thủ đoạn xấu lộ liễu. Tổ chức đó do các thầy Tư tế cầm đầu, con cháu họ buôn bán, đổi tiền, gia nhân họ sẵn sàng can thiệp những ai ngăn cản việc kinh doanh. Một câu trong tập luật Mischna viết “:Các Tư tế và con trai của họ là những thủ quỹ, những chàng rể của họ là những thanh tra đền thờ và những đứa đầy tớ sẵn sàng quất roi, dùi cui lên chúng tôi” (Strack-Bill, t.1, p. 853; t.II, p. 570.).
Chúa Kytô lúc 12 tuổi đã lên Đền thờ với Đức Mẹ và thánh Giuse, Ngài chỉ đặt vấn đề “Con Vua David” là Chúa của David và xác định Đền thờ nầy là Nhà Cha Tôi, nhưng chẳng ai hiểu, Ngài không nói về sự lạm dụng Đền thờ. Lần nầy, với sứ mệnh công khai, Ngài đã thể hiện uy quyền của Ngài đánh đuổi người buôn bán vì họ biến Ngôi Nhà của Cha Ngài thành cái chợ. Ngôn sứ Giêrêmia trước đó mấy trăm năm đã nói: ”Cái nhà nầy, Nhà trên đó Danh Ta được kêu khấn, phải chăng trước mắt chúng là hang trộm cướp cho chúng ?(Gr 7,11). Và Ngài đã mạc khải:
- Công khai xác định chủ quyền Ngôi Đển thờ nầy là “Nhà Cha Tôi” đã bị lạm dụng, bị tục hóa. Vậy Chúa Kytô hiện diện ở đây là Con Thiên Chúa.
- Phá Đền thờ nầy đi nội trong ba ngày tôi sẽ xây lại, Ngài có ý nói Đền thờ chính là con người của Ngài.
Sau nầy, khi Chúa chết và sống lại sau ba ngày, các môn đệ mới hiểu được câu nói trên Chúa nói về con người của Chúa, còn tiếng nói của dân chúng dẫn chứng cụ thể để bác bỏ lời Chúa: Đền thờ nầy phải xây mất 46 năm vẫn còn đó.
Đền thờ mà Phụng vu mầng trong ngày Chúa nhật hôm nay ( át Chúa nhật 32 thường niên năm nay) là Đại Vương Cung thánh đường Latêranô dâng kính Chúa Kytô Cứu Thế do hoàng đế Constantin xây cất kính tặng Đức Giáo hoàng và được thánh hiến ngày 9 tháng Mười Một năm 324. Đại Thánh đường nầy là nhà thờ chính tòa Roma của Đức Giám Mục Roma (Đức Giáo hoàng), vì thế trở thành Mẹ của các nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới. Mầng lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô trong mọi nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới nói lên sự hiệp nhất trong Hội thánh. Sự hiệp nhất nầy không phải do Ngôi thánh đường Latêranô bằng gỗ, bằng vật liệu xây cất nhưng là chính Chúa Kytô Cứu Thế như bài Tin Mừng hôm nay đã nói: phá Đền thờ nầy đi tôi sẽ xây lại trong vòng ba ngày.
Câu trả lời trên của Chúa mô tả cái chết của Ngài, một cái chết chiến thắng vì xác chỉ nằm trong mồ ba ngày. Một cái chết phá hủy Đền thờ cũ đề dựng nên một Đền thờ mới là thân xác Chúa Kytô.
Vậy, Chúa Kytô đến thay thế Đền thờ Giêrusalem bằng “thân xác” của Ngài. Thân Xác Chúa có chủ thể, ngôi vị là Ngôi Hai. Thân Xác Chúa là nơi Ngôi Hai hoạt động, là dụng cụ Ngôi Hai cứu độ nhân loại, là nơi Ba Ngôi Thiên Chúa ngự. Đền thờ mới, Chúa dạy cách thờ phượng mới: thờ Thiên Chúa không phải ở Đền thờ Giêrusalem hoặc ở núi Garizim nữa, nhưng bây giờ phải thờ Thiên Chúa trong thần khí và chân lý (xem Gioan 4,24) (ơn của Chúa Thánh Thần cho phép ta hiểu biết và thờ phượng Thiên Chúa là Cha: đó là thờ phượng trong chân lý là đặc tính của thời cánh chung bắt đầu, bỏ đi mọi thứ thờ phương khác, nhất là cách thờ phượng ở Đền thờ Giêrusalem vì đã cũ rồi, theo TOB).
Vì thân xác Chúa Kytô là Đền thờ Thiên Chúa, Vương Cung Thánh đường Latêranô là biểu tượng cho Chúa Kytô và các thánh đường Công giáo trên thế giới đều là Latêranô nói lên sự hiệp nhất tuyệt đẹp trong Chúa Kytô.
Điểm qua trọng: Các Kytô hữu là những người tin theo Chúa Kytô, được làm chi thể của Chúa Kytô, nói cách khác là được ghép vào Chúa Kytô, chúng ta trở nên dền thờ cho Chúa ngự. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: anh chị em phải biết anh chị em là Đền thờ của Chúa Thánh Thần (I Corinto 6,19), là Đền thờ của Thiên Chúa ( I Cor 3,16-17). Tội lỗi làm hoen ố thân xác, làm hoen ố ngôi đền thờ của Chúa. Tính tham lam, bất công, dục tình biến ngôi Đền thờ của Chúa là thân xác ta thành hang trộm cướp. Trở về với Chúa, rửa sạch tội lỗi, giữ tâm hồn khiêm nhường, trong sạch là biết tôn thờ Chúa và thân xác mình.