Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có ích lợi gì?
Thượng Hội Đồng đến rồi Thượng Hội Đồng đi, đến nay đã là lần thứ 12 và ngay lúc THĐ này chưa chấm dứt thì đã có chuyện “bầu bán” một hội đồng gồm 15 vị giáo phẩm cao cấp đại diện mọi miền thế giới để chuẩn bị cho THĐ kế tiếp, dù chưa biết THĐ ấy khi nào họp và họp về vấn đề gì. Có người hỏi: Thượng Hội Đồng phải chăng cũng chỉ là một cuộc chạy đua marathon bằng lời giữa các bậc thức giả và mục tử năm châu? Nào có ích lợi chi? Như Nathanael ngày xưa khi được Philip kể về Chúa Giêsu thành Nadarét, đã “phang” một câu: “Có chi đáng giá phát xuất từ Nadarét đâu?”. Philip chỉ ôn tồn bảo: “Thì đến mà coi!”.
Thành tựu dĩ vãng
Các THĐ ít khi gây được hiệu quả trực tiếp, tức khắc đối với cuộc sống của tín hữu. Tuy nhiên, một số THĐ trong quá khứ được nhiều người ghi nhớ nhờ các đóng góp đáng kể cho Giáo Hội và thế giới.
Cha Thomas Rosica, CSB, một trong năm tùy viên báo chí của THĐ lần này, nhắc tới THĐ năm 1971, là THĐ đã bàn đến cả hai vấn đề: chức linh mục thừa tác và công lý trên thế giới. Về chủ đề thứ hai, các giám mục đã đưa ra lời tuyên bố hết sức sâu sắc như sau: “Đối với chúng tôi, hành động nhân danh công lý và tham gia vào việc biến cải thế giới chính là một chiều kích cấu thành sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, sau đó, đã ủng hộ ý niệm ấy khi minh xác rằng hành động vì công lý không phải là việc tùy tiện muốn làm hay không trong lối sống Kitô giáo của một thiểu số ưu tú.
Sau THĐ năm 1974 về phúc âm hóa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành một tông huấn, được nhiều nghị phụ của THĐ lần này trích dẫn, nhấn mạnh tới trách nhiệm của mọi người Công Giáo phải truyền bá tin mừng. Ngài cũng khẳng định vai trò độc đáo của các nhà truyền giáo trong tghế giới hiện đại và thách đố đặc biệt phải bản vị hóa Phúc Âm bằng cách kính trọng các phong tục và niềm tin của địa phương.
Sau THĐ năm 1980 về gia đình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích các gia đình hãy “trở nên điều các con vốn là”, tức một cộng đồng nhân vị dấn thân vào đối thoại và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội, qua hình ảnh của Công Đồng Vatican II coi gia đình như một giáo hội tại gia.
Sau THĐ năm 1988 về giáo dân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng ca ngợi sự tham gia của hàng ngũ giáo dân vào sinh hoạt của Giáo Hội, không quên tái khẳng định ơn gọi đầu hết của họ là “lên men” cho xã hội.
Các hệ quả trực tiếp
Cha Thomas Rosica cho rằng trái với thái độ của những kẻ hoài nghi, hơn bất cứ THĐ nào trước đây, THĐ lần này sẽ có những hệ quả trực tiếp đối với người Công Giáo và các Kitô hữu khác. Cha dựa vào sứ điệp sau cùng của THĐ lần này để quả quyết việc đó.
Sứ điệp trên đã được toàn thể THĐ chấp thuận tại phiên khoáng đại thứ 21. Đây là một sứ điệp dài, do một học giả Thánh Kinh Ý là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, soạn thảo. Ngài vốn là một nhân vật nổi tiếng của ngành truyền hình và hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa và Khảo Cổ Thánh. Theo cha Rosica, nội dung sứ điệp này đã được kết cấu chặt chẽ, có thể dùng làm tài liệu suy niệm sâu sắc về Thánh Kinh, tuy cần phải “được tháo gói” (unpacked). Sau đây là một số trích đoạn:
“Bốn điểm chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của dân Chúa và chúng tôi xin đề cập tới bốn điểm này qua bốn hình ảnh sau đây: Tiếng Nói, Khuôn Mặt, Căn Nhà và Con Đường Lời Chúa.
“Tiếng Nói của Chúa…đã vang lên từ buổi nguyên thủy của sáng thế…làm xuất hiện các kỳ công của vũ trụ. Đó là một Tiếng Nói đã đi sâu vào lịch sử, một lịch sử vốn bị tội lỗi con người xé nát và đau thương cũng như chết chóc ám ảnh…Đó là một Tiếng Nói đã bước vào các trang Sách Thánh mà hiện ta đang đọc trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
“Khuôn Mặt đây là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Con Thiên Chúa vĩnh hằng và vô biên, nhưng cũng là con người hay chết, nối kết với một giai đoạn lịch sử, với một dân tộc, với một lãnh thổ”.
“Chính Người đã mạc khải cho ta ý nghĩa ‘đầy đủ và hợp nhất’ của Thánh Kinh, và nhờ thế, Kitô giáo là một tôn giáo đặt một con người làm trọng tâm của mình, đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha. Chính Người đã giúp chúng ta hiểu: Thánh Kinh chính là ‘thân xác’”.
“Căn Nhà Lời Chúa…chính là Giáo Hội, một cơ chế, theo lời Thánh Luca, được chống đỡ bằng bốn cột trụ: “giảng giải” hay đọc và hiểu Thánh Kinh và công bố nó cho mọi người; “bẻ bánh” hay Thánh Thể, nguồn suối và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội,…các tín hũu được mời gọi tới nuôi dưỡng mình trong phụng vụ Lời Chúa và Mình Máu Chúa; “cầu nguyện”…đọc Sách Thánh trong suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm sẽ dẫn ta tới gặp gỡ Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hằng sống; “hiệp thông huynh đệ”, vì muốn là Kitô hữu đích thực, ‘nghe lời Chúa’ không đủ mà còn phải ‘thực hành lời ấy nữa’”.
”Hình ảnh cuối cùng trong bản đồ thiêng liêng này là Con Đường trên đó Lời Thiên Chúa đang du hành… Lời Chúa phải chu du khắp các nẻo đường trên thế giới, mà ngày nay bao gồm cả những con đường truyền thông điện tử, truyền hình và gần như thực (virtual). Thánh Kinh phải đi vào các gia đình…trường học và mọi môi trường văn hóa… Sự phong phú có tính biểu tượng, thi ca và thuật truyện biến nó thành dấu chỉ của cái đẹp, đối với cả đức tin lẫn văn hóa, trong một thế giới thường bị sự xấu xa và bạo tàn làm cho méo mó”.
“Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng cho thấy những hơi thở đau đớn từ đất vọng lên, thoát thành tiếng oán của người bị áp bức, tiếng than của người bị bỏ rơi. Mà đỉnh cao chính là thánh giá trên đó, Chúa Kitô, cô đơn và bị bỏ rơi, phải kinh qua thảm kịch đau đớn xé lòng và saucùng là cái chết. Chính nhờ có sự hiện diện này của Con Thiên Chúa, đêm đen của sự ác và sự chết bừng lên ánh sáng Phục Sinh và hy vọng vinh quang…Dọc các nẻo đường thế giới, ta thường gặp những người của các tôn giáo khác, những người đang lắng nghe và trung thành thực hành các giới luật trong các sách thánh của họ và đang cùng chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình và đầy ánh sáng”.
Những Điều Ấm Lòng
Nhiều bài báo tường thuật khá méo mó về thủ tục đầu phiếu tại THĐ. Phải chứng kiến việc đầu phiếu thông qua các đề nghị cuối cùng, họ mới thấy tính hiệp đoàn (collegiality) trong Giáo Hội. Chỉ cần nhắc tới mức độ nhất trí hết sức cao cũng đã đủ, một mức độ mà các THĐ trước đây chưa bao giờ đạt được. Điều ấy khiến nhiều người thán phục tinh thần làm việc của các nghị phụ lần này.
Sự nhất trí trên cũng cho thấy sức làm việc tích cực của vị Tổng Phúc Trình Viên là Đức HY Marc Ouellet và nhóm của ngài trong việc tổng hợp 354 điều tu chính, đề nghị viết lại cũng như gợi ý thành 55 đề nghị sau cùng, được mang ra đầu phiếu và chấp thuận để đệ trình lên cho Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này sẽ giúp Đức Thánh Cha trong việc soạn thảo tông huấn hậu THĐ.
Trong cuộc họp báo trình bầy các đề nghị cuối cùng này, ĐHY Ouellet gọi THĐ là một hành trình, một cuộc gặp gỡ. Chúng ta như các môn đệ trên đường Emmaus, vừa bước đi vừa thảo luận nhiều điều liên quan tới các biến cố từng xẩy ra trước đó ở Giêrusalem. Tuy nhiên THĐ cũng đem lại những giây phút gặp gỡ kỳ thú, không phải gặp lời lẽ mà là gặp gỡ Ngôi Lời là chính Chúa Giêsu Kitô. Ta phải mang Người đến cho con người và cho thế giới.
Sau cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức Hồng Y Marc Ouellet trở lại Đại Sảnh Đường Phaolô VI để dự tiệc chia tay do Đức Giáo Hoàng khoản đãi các nghị phụ, nhưng chỉ kịp ăn tráng miệng. Cuối bữa tiệc này, Đức GH ứng khẩu nói truyện với cử tọa. Ngài lên tiếng cám ơn mọi người từ hồng y, tổng giám mục, giám mục tới các chuyên viên, dự thính viên, đại biểu các giáo hội anh em đến các nhân viên kỹ thuật. Điều hết sức đặc biệt là Ngài cám ơn cả những nhân viên lo ẩm thực. Ngài nói: “ Cha cũng muốn cám ơn những người lo ẩm thực đã chuẩn bị bữa ăn trưa tuyệt diệu này và mọi người phục dịch. Cám ơn chúng con vì hồng ân này”. Ai bảo vị giáo hoàng “bác học” này thiếu ấm áp! Vị GH “bác học” này còn không quên “tếu” một câu làm ấm lòng rất nhiều, vâng rất nhiều nghị phụ, khi Ngài nhìn nhận mình đã “vi phạm nhân quyền” vì đã “tước đoạt” quyền nghỉ ngơi vào cuối tuần của các ngài (một số nghị phụ phải làm việc luôn các ngày cuối tuần!). Ngài hứa sẽ “sửa sai” trong các THĐ sắp tới. Khỏi nói, lời Ngài đã được mọi người vỗ tay vang dội.
Cũng nên nhắc lại điều ấm lòng nữa là trong THĐ lần này, câu truyện Emmaus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đủ để chứng minh rằng học hỏi Thánh Kinh không phải chỉ là việc của trí mà thôi mà còn là việc của tâm nữa. Chỉ với trái tim hồi hộp và bừng cháy, ta mới đạt được đức tin. Emmaus là câu truyện có đủ hoài nghi lẫn hy vọng. Điều ấm lòng là người lữ hành với họ trên đường Emmaus đã nghiêm chỉnh tiếp nhận cả niềm hoài nghi lẫn hy vọng của họ để dệt thành niềm tin tìm lại! Bốn cột trụ của Giáo Hội đều có mặt trong câu truyện đầy chất biểu tượng này.
Một điều nữa cho thấy tính chất ấm áp của vị Giáo Hoàng từng bị nhiều người cho là lạnh lùng này.Trong bữa tiệc chia tay vừa nhắc ở trên, Đức HY George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã dùng tiếng Ý, đại diện mọi người, đọc diễn văn chào mừng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Pell nói dỡn rằng THĐ này ít hứng thú nhất vì là một THĐ có “nhiều thoả thuận và hiệp thông” nhất xưa nay. Đáp lời, Đức Giáo Hoàng cho hay Ngài không biết liệu THĐ này có phải là THĐ ít hay nhiều hứng thú nhất, nhưng nhất định là cảm kích nhất. Ngài giải thích: lý do vì khi nghe nhau nói về Lời Chúa, ta sẽ nghe Lời Chúa tốt hơn. Quả thế, Ngài quả quyết rằng các tham dự viên quả đã học được cách lắng nghe Lời Chúa tốt hơn, khám phá ra nhiều khả thể mới trong nó. Suy gẫm và suy niệm không bao giờ múc cạn hết kho tàng vô giá này.
55 đề nghị sau cùng
Như trên đã trình bầy, THĐ đã đúc kết mọi tham luận và tranh luận thành 55 đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này đã được đưa ra để 244 nghị phụ đầu phiếu thông qua. Muốn được thông qua, mỗi đề nghị phải được 2/3 đa số chấp thuận. Tất cả 55 đề nghị đều đã được đa số ấy thông qua vào trưa Thứ Bẩy vừa qua, cho thấy đây là một THĐ có mức nhất trí cao nhất kể từ khi Công Đồng Vatican II tái lập định chế này.
Phần một
Phần một bao gồm các đề nghị liên quan đến Lời Chúa trong đức tin của Giáo Hội. Các đề nghị ở phần này đưa ra các gợi ý để các cộng đoàn Kitô hữu hiểu và sống tốt hơn mối liên hệ của họ với Ngôi Lời, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ta có thể gặp trong lúc đọc và suy gẫm Sách Thánh.
Các gợi ý trên nhấn mạnh tới vai trò Chúa Thánh Thần, Giáo Hội và Thánh truyền, cũng như mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Kinh và Thánh Thể.
Có ba đề nghị trình bầy Lời Chúa như Lời hòa giải, Lời dấn thân vì người nghèo, và là căn bản của luật tự nhiên. Phần này cũng xem sét mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Phần hai
Phần hai (các đề nghị từ 14 tới 37) xem sét Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội. Trong đó, các ý tưởng cụ thể đã được đưa ra nhằm cải thiện việc giảng lễ (homilies), duyệt lại sách các bài đọc, cũng như cổ vũ cách đọc lời Chúa (lectio divina). Cũng ở phần này, có đề nghị thiết lập chức đọc sách cho phụ nữ. Phần này cũng kêu gọi việc phải vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà chú giải và các nhà thần học hay giữa các nhà chú giải và các mục tử. Đề nghị số 37 có một giá trị lịch sử vì nó tiếp nhận phần đóng góp của Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople.
Phần ba
Các đề nghị từ 38 tới 54 đề cập tới Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội. Phần này nói đến mối liên hệ của Lời Chúa với nghệ thuật và văn hóa, cũng như việc dịch và phổ biến rộng rãi Thánh Kinh. Nó cũng đề cập tới việc truyền đạt Lời Chúa trong truyền thông cũng như lối đọc Thánh Kinh có tính cực đoan và hiện tượng giáo phái (sects). Nó cũng đưa ra các đề nghị liên quan tới đối thoại liên tôn, cổ vũ việc hành hương và nghiên cứu tại Đất Thánh, đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và việc bảo vệ môi trường.
Đề nghị cuối cùng dành cho Đức Mẹ Maria, mời gọi cổ vũ việc đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, chiêm niệm Lời Chúa qua đôi mắt Mẹ Chúa Kitô.
Điều hết sức đặc biệt là theo truyền thống, các đề nghị của THĐ đuợc giữ bí mật, nhưng Đức Bênêđíctô XVI đã yêu cầu Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐ cho đăng tải bản dịch tạm, không chính thức bằng tiếng Ý cho công chúng đọc.
Lời Chúa là ưu tiên của Giáo Hội
Bài giảng trong Thánh Lễ kết thúc THĐ đã giải thích nghĩa cử trên của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài cho hay: ưu tiên đối với Giáo Hội ngày nay trên hết là tự nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, để có thể đẩy mạnh việc tân phúc âm hóa.
Ngài cho hay các kết luận của THĐ phải được “đưa tới cho mọi cộng đoàn” sao cho “mọi người hiểu rõ nhu cầu phải biến lời đã nghe thành hành động yêu thương, vì chỉ nhờ cách ấy, việc công bố Lời Chúa mới khả tín, bất chấp các yếu đuối của con người”. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc nghe Lời Chúa và việc phúc âm hóa, như điểm căn bản trong chứng tá Kitô hữu giữa trần gian, nhất là với những người không tin.
Nhắc tới ý nghĩa bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha cho hay: “Viên mãn của Lề Luật, trong tư cách Lời Chúa, là tình yêu. Ai nghĩ rằng mình đã hiểu Thánh Kinh, hay ít nhất một phần của nó, mà không cố gắng dùng trí khôn để bồi đắp lòng yêu mến kép kính Chúa yêu người, thì trên thực tế chỉ chứng tỏ là họ còn xa lắm mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó”
Thượng Hội Đồng đến rồi Thượng Hội Đồng đi, đến nay đã là lần thứ 12 và ngay lúc THĐ này chưa chấm dứt thì đã có chuyện “bầu bán” một hội đồng gồm 15 vị giáo phẩm cao cấp đại diện mọi miền thế giới để chuẩn bị cho THĐ kế tiếp, dù chưa biết THĐ ấy khi nào họp và họp về vấn đề gì. Có người hỏi: Thượng Hội Đồng phải chăng cũng chỉ là một cuộc chạy đua marathon bằng lời giữa các bậc thức giả và mục tử năm châu? Nào có ích lợi chi? Như Nathanael ngày xưa khi được Philip kể về Chúa Giêsu thành Nadarét, đã “phang” một câu: “Có chi đáng giá phát xuất từ Nadarét đâu?”. Philip chỉ ôn tồn bảo: “Thì đến mà coi!”.
Thành tựu dĩ vãng
Các THĐ ít khi gây được hiệu quả trực tiếp, tức khắc đối với cuộc sống của tín hữu. Tuy nhiên, một số THĐ trong quá khứ được nhiều người ghi nhớ nhờ các đóng góp đáng kể cho Giáo Hội và thế giới.
Cha Thomas Rosica, CSB, một trong năm tùy viên báo chí của THĐ lần này, nhắc tới THĐ năm 1971, là THĐ đã bàn đến cả hai vấn đề: chức linh mục thừa tác và công lý trên thế giới. Về chủ đề thứ hai, các giám mục đã đưa ra lời tuyên bố hết sức sâu sắc như sau: “Đối với chúng tôi, hành động nhân danh công lý và tham gia vào việc biến cải thế giới chính là một chiều kích cấu thành sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, sau đó, đã ủng hộ ý niệm ấy khi minh xác rằng hành động vì công lý không phải là việc tùy tiện muốn làm hay không trong lối sống Kitô giáo của một thiểu số ưu tú.
Sau THĐ năm 1974 về phúc âm hóa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành một tông huấn, được nhiều nghị phụ của THĐ lần này trích dẫn, nhấn mạnh tới trách nhiệm của mọi người Công Giáo phải truyền bá tin mừng. Ngài cũng khẳng định vai trò độc đáo của các nhà truyền giáo trong tghế giới hiện đại và thách đố đặc biệt phải bản vị hóa Phúc Âm bằng cách kính trọng các phong tục và niềm tin của địa phương.
Sau THĐ năm 1980 về gia đình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích các gia đình hãy “trở nên điều các con vốn là”, tức một cộng đồng nhân vị dấn thân vào đối thoại và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội, qua hình ảnh của Công Đồng Vatican II coi gia đình như một giáo hội tại gia.
Sau THĐ năm 1988 về giáo dân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng ca ngợi sự tham gia của hàng ngũ giáo dân vào sinh hoạt của Giáo Hội, không quên tái khẳng định ơn gọi đầu hết của họ là “lên men” cho xã hội.
Các hệ quả trực tiếp
Cha Thomas Rosica cho rằng trái với thái độ của những kẻ hoài nghi, hơn bất cứ THĐ nào trước đây, THĐ lần này sẽ có những hệ quả trực tiếp đối với người Công Giáo và các Kitô hữu khác. Cha dựa vào sứ điệp sau cùng của THĐ lần này để quả quyết việc đó.
Sứ điệp trên đã được toàn thể THĐ chấp thuận tại phiên khoáng đại thứ 21. Đây là một sứ điệp dài, do một học giả Thánh Kinh Ý là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, soạn thảo. Ngài vốn là một nhân vật nổi tiếng của ngành truyền hình và hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa và Khảo Cổ Thánh. Theo cha Rosica, nội dung sứ điệp này đã được kết cấu chặt chẽ, có thể dùng làm tài liệu suy niệm sâu sắc về Thánh Kinh, tuy cần phải “được tháo gói” (unpacked). Sau đây là một số trích đoạn:
“Bốn điểm chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của dân Chúa và chúng tôi xin đề cập tới bốn điểm này qua bốn hình ảnh sau đây: Tiếng Nói, Khuôn Mặt, Căn Nhà và Con Đường Lời Chúa.
“Tiếng Nói của Chúa…đã vang lên từ buổi nguyên thủy của sáng thế…làm xuất hiện các kỳ công của vũ trụ. Đó là một Tiếng Nói đã đi sâu vào lịch sử, một lịch sử vốn bị tội lỗi con người xé nát và đau thương cũng như chết chóc ám ảnh…Đó là một Tiếng Nói đã bước vào các trang Sách Thánh mà hiện ta đang đọc trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
“Khuôn Mặt đây là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Con Thiên Chúa vĩnh hằng và vô biên, nhưng cũng là con người hay chết, nối kết với một giai đoạn lịch sử, với một dân tộc, với một lãnh thổ”.
“Chính Người đã mạc khải cho ta ý nghĩa ‘đầy đủ và hợp nhất’ của Thánh Kinh, và nhờ thế, Kitô giáo là một tôn giáo đặt một con người làm trọng tâm của mình, đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha. Chính Người đã giúp chúng ta hiểu: Thánh Kinh chính là ‘thân xác’”.
“Căn Nhà Lời Chúa…chính là Giáo Hội, một cơ chế, theo lời Thánh Luca, được chống đỡ bằng bốn cột trụ: “giảng giải” hay đọc và hiểu Thánh Kinh và công bố nó cho mọi người; “bẻ bánh” hay Thánh Thể, nguồn suối và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội,…các tín hũu được mời gọi tới nuôi dưỡng mình trong phụng vụ Lời Chúa và Mình Máu Chúa; “cầu nguyện”…đọc Sách Thánh trong suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm sẽ dẫn ta tới gặp gỡ Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hằng sống; “hiệp thông huynh đệ”, vì muốn là Kitô hữu đích thực, ‘nghe lời Chúa’ không đủ mà còn phải ‘thực hành lời ấy nữa’”.
”Hình ảnh cuối cùng trong bản đồ thiêng liêng này là Con Đường trên đó Lời Thiên Chúa đang du hành… Lời Chúa phải chu du khắp các nẻo đường trên thế giới, mà ngày nay bao gồm cả những con đường truyền thông điện tử, truyền hình và gần như thực (virtual). Thánh Kinh phải đi vào các gia đình…trường học và mọi môi trường văn hóa… Sự phong phú có tính biểu tượng, thi ca và thuật truyện biến nó thành dấu chỉ của cái đẹp, đối với cả đức tin lẫn văn hóa, trong một thế giới thường bị sự xấu xa và bạo tàn làm cho méo mó”.
“Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng cho thấy những hơi thở đau đớn từ đất vọng lên, thoát thành tiếng oán của người bị áp bức, tiếng than của người bị bỏ rơi. Mà đỉnh cao chính là thánh giá trên đó, Chúa Kitô, cô đơn và bị bỏ rơi, phải kinh qua thảm kịch đau đớn xé lòng và saucùng là cái chết. Chính nhờ có sự hiện diện này của Con Thiên Chúa, đêm đen của sự ác và sự chết bừng lên ánh sáng Phục Sinh và hy vọng vinh quang…Dọc các nẻo đường thế giới, ta thường gặp những người của các tôn giáo khác, những người đang lắng nghe và trung thành thực hành các giới luật trong các sách thánh của họ và đang cùng chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình và đầy ánh sáng”.
Những Điều Ấm Lòng
Nhiều bài báo tường thuật khá méo mó về thủ tục đầu phiếu tại THĐ. Phải chứng kiến việc đầu phiếu thông qua các đề nghị cuối cùng, họ mới thấy tính hiệp đoàn (collegiality) trong Giáo Hội. Chỉ cần nhắc tới mức độ nhất trí hết sức cao cũng đã đủ, một mức độ mà các THĐ trước đây chưa bao giờ đạt được. Điều ấy khiến nhiều người thán phục tinh thần làm việc của các nghị phụ lần này.
Sự nhất trí trên cũng cho thấy sức làm việc tích cực của vị Tổng Phúc Trình Viên là Đức HY Marc Ouellet và nhóm của ngài trong việc tổng hợp 354 điều tu chính, đề nghị viết lại cũng như gợi ý thành 55 đề nghị sau cùng, được mang ra đầu phiếu và chấp thuận để đệ trình lên cho Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này sẽ giúp Đức Thánh Cha trong việc soạn thảo tông huấn hậu THĐ.
Trong cuộc họp báo trình bầy các đề nghị cuối cùng này, ĐHY Ouellet gọi THĐ là một hành trình, một cuộc gặp gỡ. Chúng ta như các môn đệ trên đường Emmaus, vừa bước đi vừa thảo luận nhiều điều liên quan tới các biến cố từng xẩy ra trước đó ở Giêrusalem. Tuy nhiên THĐ cũng đem lại những giây phút gặp gỡ kỳ thú, không phải gặp lời lẽ mà là gặp gỡ Ngôi Lời là chính Chúa Giêsu Kitô. Ta phải mang Người đến cho con người và cho thế giới.
Sau cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức Hồng Y Marc Ouellet trở lại Đại Sảnh Đường Phaolô VI để dự tiệc chia tay do Đức Giáo Hoàng khoản đãi các nghị phụ, nhưng chỉ kịp ăn tráng miệng. Cuối bữa tiệc này, Đức GH ứng khẩu nói truyện với cử tọa. Ngài lên tiếng cám ơn mọi người từ hồng y, tổng giám mục, giám mục tới các chuyên viên, dự thính viên, đại biểu các giáo hội anh em đến các nhân viên kỹ thuật. Điều hết sức đặc biệt là Ngài cám ơn cả những nhân viên lo ẩm thực. Ngài nói: “ Cha cũng muốn cám ơn những người lo ẩm thực đã chuẩn bị bữa ăn trưa tuyệt diệu này và mọi người phục dịch. Cám ơn chúng con vì hồng ân này”. Ai bảo vị giáo hoàng “bác học” này thiếu ấm áp! Vị GH “bác học” này còn không quên “tếu” một câu làm ấm lòng rất nhiều, vâng rất nhiều nghị phụ, khi Ngài nhìn nhận mình đã “vi phạm nhân quyền” vì đã “tước đoạt” quyền nghỉ ngơi vào cuối tuần của các ngài (một số nghị phụ phải làm việc luôn các ngày cuối tuần!). Ngài hứa sẽ “sửa sai” trong các THĐ sắp tới. Khỏi nói, lời Ngài đã được mọi người vỗ tay vang dội.
Cũng nên nhắc lại điều ấm lòng nữa là trong THĐ lần này, câu truyện Emmaus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đủ để chứng minh rằng học hỏi Thánh Kinh không phải chỉ là việc của trí mà thôi mà còn là việc của tâm nữa. Chỉ với trái tim hồi hộp và bừng cháy, ta mới đạt được đức tin. Emmaus là câu truyện có đủ hoài nghi lẫn hy vọng. Điều ấm lòng là người lữ hành với họ trên đường Emmaus đã nghiêm chỉnh tiếp nhận cả niềm hoài nghi lẫn hy vọng của họ để dệt thành niềm tin tìm lại! Bốn cột trụ của Giáo Hội đều có mặt trong câu truyện đầy chất biểu tượng này.
Một điều nữa cho thấy tính chất ấm áp của vị Giáo Hoàng từng bị nhiều người cho là lạnh lùng này.Trong bữa tiệc chia tay vừa nhắc ở trên, Đức HY George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã dùng tiếng Ý, đại diện mọi người, đọc diễn văn chào mừng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Pell nói dỡn rằng THĐ này ít hứng thú nhất vì là một THĐ có “nhiều thoả thuận và hiệp thông” nhất xưa nay. Đáp lời, Đức Giáo Hoàng cho hay Ngài không biết liệu THĐ này có phải là THĐ ít hay nhiều hứng thú nhất, nhưng nhất định là cảm kích nhất. Ngài giải thích: lý do vì khi nghe nhau nói về Lời Chúa, ta sẽ nghe Lời Chúa tốt hơn. Quả thế, Ngài quả quyết rằng các tham dự viên quả đã học được cách lắng nghe Lời Chúa tốt hơn, khám phá ra nhiều khả thể mới trong nó. Suy gẫm và suy niệm không bao giờ múc cạn hết kho tàng vô giá này.
55 đề nghị sau cùng
Như trên đã trình bầy, THĐ đã đúc kết mọi tham luận và tranh luận thành 55 đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này đã được đưa ra để 244 nghị phụ đầu phiếu thông qua. Muốn được thông qua, mỗi đề nghị phải được 2/3 đa số chấp thuận. Tất cả 55 đề nghị đều đã được đa số ấy thông qua vào trưa Thứ Bẩy vừa qua, cho thấy đây là một THĐ có mức nhất trí cao nhất kể từ khi Công Đồng Vatican II tái lập định chế này.
Phần một
Phần một bao gồm các đề nghị liên quan đến Lời Chúa trong đức tin của Giáo Hội. Các đề nghị ở phần này đưa ra các gợi ý để các cộng đoàn Kitô hữu hiểu và sống tốt hơn mối liên hệ của họ với Ngôi Lời, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ta có thể gặp trong lúc đọc và suy gẫm Sách Thánh.
Các gợi ý trên nhấn mạnh tới vai trò Chúa Thánh Thần, Giáo Hội và Thánh truyền, cũng như mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Kinh và Thánh Thể.
Có ba đề nghị trình bầy Lời Chúa như Lời hòa giải, Lời dấn thân vì người nghèo, và là căn bản của luật tự nhiên. Phần này cũng xem sét mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Phần hai
Phần hai (các đề nghị từ 14 tới 37) xem sét Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội. Trong đó, các ý tưởng cụ thể đã được đưa ra nhằm cải thiện việc giảng lễ (homilies), duyệt lại sách các bài đọc, cũng như cổ vũ cách đọc lời Chúa (lectio divina). Cũng ở phần này, có đề nghị thiết lập chức đọc sách cho phụ nữ. Phần này cũng kêu gọi việc phải vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà chú giải và các nhà thần học hay giữa các nhà chú giải và các mục tử. Đề nghị số 37 có một giá trị lịch sử vì nó tiếp nhận phần đóng góp của Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople.
Phần ba
Các đề nghị từ 38 tới 54 đề cập tới Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội. Phần này nói đến mối liên hệ của Lời Chúa với nghệ thuật và văn hóa, cũng như việc dịch và phổ biến rộng rãi Thánh Kinh. Nó cũng đề cập tới việc truyền đạt Lời Chúa trong truyền thông cũng như lối đọc Thánh Kinh có tính cực đoan và hiện tượng giáo phái (sects). Nó cũng đưa ra các đề nghị liên quan tới đối thoại liên tôn, cổ vũ việc hành hương và nghiên cứu tại Đất Thánh, đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và việc bảo vệ môi trường.
Đề nghị cuối cùng dành cho Đức Mẹ Maria, mời gọi cổ vũ việc đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, chiêm niệm Lời Chúa qua đôi mắt Mẹ Chúa Kitô.
Điều hết sức đặc biệt là theo truyền thống, các đề nghị của THĐ đuợc giữ bí mật, nhưng Đức Bênêđíctô XVI đã yêu cầu Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐ cho đăng tải bản dịch tạm, không chính thức bằng tiếng Ý cho công chúng đọc.
Lời Chúa là ưu tiên của Giáo Hội
Bài giảng trong Thánh Lễ kết thúc THĐ đã giải thích nghĩa cử trên của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài cho hay: ưu tiên đối với Giáo Hội ngày nay trên hết là tự nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, để có thể đẩy mạnh việc tân phúc âm hóa.
Ngài cho hay các kết luận của THĐ phải được “đưa tới cho mọi cộng đoàn” sao cho “mọi người hiểu rõ nhu cầu phải biến lời đã nghe thành hành động yêu thương, vì chỉ nhờ cách ấy, việc công bố Lời Chúa mới khả tín, bất chấp các yếu đuối của con người”. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc nghe Lời Chúa và việc phúc âm hóa, như điểm căn bản trong chứng tá Kitô hữu giữa trần gian, nhất là với những người không tin.
Nhắc tới ý nghĩa bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha cho hay: “Viên mãn của Lề Luật, trong tư cách Lời Chúa, là tình yêu. Ai nghĩ rằng mình đã hiểu Thánh Kinh, hay ít nhất một phần của nó, mà không cố gắng dùng trí khôn để bồi đắp lòng yêu mến kép kính Chúa yêu người, thì trên thực tế chỉ chứng tỏ là họ còn xa lắm mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó”