Thư gửi quý Độc Giả Thủ Đô Hà Nội cùng Quý Độc Giả trong Nước
Tôi là một du học sinh. Thú thật tôi chẳng có nhiều thời gian để bàn về những chuyện mà tôi cho là ngoài lề. Nhưng đến giờ phút này, tôi không thể dửng dưng như một người thiếu trách nhiệm với quê hương. Hiểm họa kỳ thị tôn giáo đang được khơi dậy nơi học đường. Nhóm bạn cùng học với tôi có hai người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Chúng tôi rất thương yêu nhau vì cùng phải sống cảnh xa nhà. Chúng tôi cũng thường chia sẻ với nhau những thông tin vui có, buồn có.
Gần đây, tôi nhận thấy hai bạn theo đạo Thiên Chúa Giáo giữ khoảng cách với chúng tôi, và tôi cũng nhận thấy dường như họ có tâm sự buồn gì đó. Tôi tự hỏi: điều gì đã khiến cho hai người bạn của chúng tôi trở nên như vậy? Tôi suy đi nghĩ lại khá nhiều và cuối tôi quyết định gặp riêng họ để hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Một trong hai người nói:
- “Chúng tớ buồn quá cậu ạ, chẳng lẽ những người Công Giáo chúng tớ không phải là người Việt Nam à? Chẳng lẽ con người không có quyền lựa chọn cho mình một tôn giáo để theo sao?”
Tôi hết sức ngạc nhiên với những câu hỏi mà bạn tôi đặt ra. Tôi hỏi lại bạn:
- “Tại sao hôm nay bạn lại đặt ra những câu hỏi lạ vậy?”
Rồi tôi nói tiếp:
- “Các bạn không là người Việt Nam thì chẳng lẽ là Tàu hả. Tôn giáo, tâm linh là quyền tự do của mỗi người. Chúng tớ cũng có tâm linh, tôn giáo của chúng tớ chứ.”
Bạn tôi gật gù nói:
- “Cứ như các bạn thì có gì đâu mà tôi phải thắc mắc. Chúng tớ buồn vì chúng tớ mới nhận được tin tức từ bạn bè trong nước nói rằng các học sinh Công Giáo chúng tớ ở Hà Nội đang bị nhiều thầy cô giáo miệt thị. Buồn quá bạn ạ! Câu chuyện giữa chúng tôi vẫn còn tiếp tục, nhưng vì quá dài nên tôi xin dừng ở đây”.
Sau buổi nói chuyện và biết được những vấn đề không tốt đang xảy ra giữa lòng thủ đô Hà Nội, tôi thấy mình có trách nhiệm và bổn phận phải nói lên những tiếng nói chân thật tự đáy lòng để đóng góp vào việc xây dựng con người, xây dựng quê hương, đất nước. Trước hết, tôi xin bàn đến vai trò và trách nhiệm của giáo dục nơi học đường.
Người ta thường nói: “gia đình là trường học đầu tiên.” Với câu nói này chúng ta chẳng có gì để mà bàn vì nó quá đúng và rất phù hợp với văn hóa, truyền thống của người Việt: “gia đình là gốc.” Nhưng vấn đề tôi muốn đặt ra ở đây là: Vậy đâu là ngôi trường thứ hai của các em học sinh. Nếu tôi đưa vấn đề này lên một diễn đàn nào đó bàn về vấn đề giáo dục thì có lẽ chúng ta sẽ nhận được chín mươi chín phần trăm câu trả lời đó là ‘nhà trường’. Như thế chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của nhà trường là như thế nào đối với việc đào tạo con người.
Trong thời đại kinh tế thị trường, áp lực công việc đang đè nặng lên đôi vai các bậc cha mẹ. Để đáp ứng những đòi hỏi của công việc nên nhiều khi họ phải làm việc ngày, làm việc đêm. Như thế quỹ thời gian dành cho con cái chẳng còn là bao. Những ai may mắn lắm thì cũng chỉ sáng đưa con đến trường, chiều trên đường đi làm về đón con. Những người kém may mắn hơn thì để con học nội trú, rồi mỗi tuần đến đón con về một lần, hay cũng có thể là một tháng, một học kỳ. Một phần vì áp lực công việc, phần khác vì họ đã đặt chọn niềm tin vào các thầy cô, vào nhà trường. Chính vì thế mà nhiều trẻ em ngày nay đã được trao phó hoàn toàn cho nhà trường. Như vậy, từ vị trí thứ hai sau gia đình, nhà trường thời nay đương nhiên trở thành vị trí thứ nhất trong lãnh vực giáo dục.
Quay trở lại với vấn đề chính mà tôi muốn bàn trong bài viết này: Tôi lại đặt ra một câu hỏi: khi làm như vậy (miệt thị học sinh theo Thiên Chúa Giáo trong lớp học trước mặt các em học sinh không Thiên Chúa Giáo) các thầy cô giáo này có làm đúng vai trò và trách nhiệm của những người làm giáo dục hay không? Dưới đây tôi xin tự trả lời câu hỏi trên:
Thật hết chỗ nói, cái thời kỳ đen tối ấy đã qua đi (những năm trước năm 90, tại Miền Bắc, nạn kỳ thị tôn giáo xảy ra ở khắp các trường học), thế mà nay nó lại được khơi lại bởi “đám quan tham.” Điều làm cho tôi cảm thấy đau đớn và nhục nhã là vì chính những nhà giáo, những người được cả xã hội kính trọng lại đang là những người thiếu hiểu biết, đang làm tay sai cho đám tham quan ấy. Họ đã và đang làm một việc ‘phản giáo dục, vô đạo đức, vi phạm nhân quyền, hay cũng có thể gọi là khủng bố’. Tại sao? Tôi xin phân tích dưới đây:
- Thứ nhất, là nhà giáo nghĩa là họ có bổn phận truyền đạt những kiến thức cần thiết cho học sinh, trao cho học sinh chìa khóa vào đời. Vì đơn giản đó là những kiến thức cần thiết cho các em bước vào đời. Nhồi nhét tư tưởng miệt thị người khác không chỉ đi ngược lại với bản chất của giáo dục, mà nó còn gây ra mối đe dọa nguy hiểm có thể phá vỡ tình đoàn kết dân tộc. Hãy nhớ rằng, Nelson Mandela đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của ông (27 năm tù) mới đổi lại được quyền bình đẳng cho người da màu tại Nam Phi đấy.
- Thứ hai, theo truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, thầy cô là cha là mẹ, người thay mặt cha mẹ để dạy dỗ chúng ta nên người nhất là trong bối cảnh hiện nay như đã đề cập ở trên. Vậy trách nhiệm của các vị ‘cha mẹ’ này là gì nếu không phải là truyền đạt cho các em những kiến thức để làm người. Trái lại, thay vì truyền đạt những kiến thức cần thiết cho các em, họ lại truyền đạt cho các em những tư tưởng chia rẽ, đố kỵ và hận thù. Họ đã phụ lòng những người đặt hết niềm tin và trao phó con cái vào tay họ. Đáng thương thay cho thế hệ trẻ Hà Nội, các em (cả không Thiên Chúa Giáo) đang bị những thầy cô ‘đáng kính’ khủng bố tinh thần. Còn các bậc cha mẹ, nếu biết suy nghĩ về tương lai của con em mình, chắc họ đang đau đớn vì đã ‘giao trứng cho ác’.
- Thứ ba, với tinh thần trọng nghĩa của người Việt, thầy cô là những người được kính trọng bậc nhất trong xã hội Việt Nam. Lời thầy cô nói, lời thầy cô giảng trở thành lời vàng thước ngọc cho học sinh. Đời sống gương mẫu của thầy cô là tấm gương pha-lê rọi chiếu lên những ‘tờ giấy’còn nghuệch ngọac dễ thấm. Thế mà một số ‘thầy cô’ tại thủ đô Hà Nội lại đang gieo vãi những tư tưởng miệt thị vào đầu các em hoc sinh đáng thương. Tôi nói ‘các em học sinh đáng thương’ ở đây, tôi không chỉ ám chỉ đến các em học sinh bị miệt thị, mà tất cả các em học sinh đang phải nghe những lời miệt thị. Các em đến trường, ngoài việc học kiến thức, các em cũng học được những điều hay lẽ phải từ bạn bè, thầy cô. Vậy các em sẽ học được điều hay lẽ phải nào qua những lời miệt thị vô liêm sỉ của các thầy cô.
- Thứ tư, tôi muốn nói đến trách nhiệm của những nhà giáo này trong việc miệt thị các học sinh theo Thiên Chúa Giáo. Xét về lãnh vực giáo dục, họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trứơc mặt nhân dân thủ đô nói riêng, và nhân dân Việt Nam nói chung về những việc làm ‘vô giáo dục’ này, vì hậu quả của nó là khôn lường. Hậu quả của việc làm này cũng có thể là đưa đất nước Việt Nam quay trở lại thời kỳ những năm trước 90 (xin đọc lại phần trên), nó cũng có thể gây ra cảnh “nồi da nấu thịt”. Thảm khốc lắm đấy các ‘thầy cô’ ơi. Tôi van nài các người, đừng vì thiếu hiểu biết, óc đố kỵ, hay vì mấy đồng tiền bẩn thỉu từ những ‘quan tham’ mà các người bán rẻ lương tâm nhà giáo, bán rẻ danh dự của người thầy cô, phá hủy đất nước. Nhụccccccccccc!
Các em đến trường là để học kiến thức, là để đón nhận những ‘chìa khóa tương lai’, học những điều hay lẽ phải được truyền đạt từ thầy cô, chứ không phải là những thứ ‘rác rưởi’của một số giáo viên mất chất, hay bị bọn ‘tham quan Hà Nội’ tống tiền. Nếu họ thực sự là nhà giáo, họ phải nhận ra hậu quả của việc làm vô giáo dục này chứ. Việc tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội và chính quyền Hà Nội là chuyện của người lớn, tại sao họ lại giáng lên đầu các em học sinh vô tội. Việc làm của những thầy cô này còn bỉ ổi và vô liêm sỉ hơn cả việc chính quyền thành phố Hà Nội khi họ vu khống cho bác giám mục Ngô Quang Kiệt qua việc dùng báo chí và truyền thông trong nước để miệt thị một người yêu nước thực sự trong những ngày qua.
Tôi dám chắc bài phát biểu của bác ấy chưa được bất kỳ một tờ bào nào, một đài phát thanh, đài truyền hình nào của nhà nước đưa tin và đăng tải toàn bộ, trừ mấy câu đã được chỉ thị đăng: "Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam để chụp mũ cho bác ấy là sỉ nhục quốc thể. Thiết nghĩ tôi cũng nên trích toàn bộ bài phát biểu của bác ấy dưới đây để nếu có thể được các bạn, những người yêu thích sự thật có dịp đọc và phân tích một cách khách quan bài phát biểu này. Nguyên văn câu nói của bác giám mục Kiệt đã phát biểu trứơc UBND Tp. Hà Nội như sau: "Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng".
Nếu được, xin quý vị sau khi đọc bài viết này, ít nhất xin quý vị hãy phổ biến những lời nói chân thật, mang tính đóng góp xây dựng quê hương đất nước của bác giám mục Ngô Quang Kiệt cho nhiều người khác có thể cùng đọc và tham khảo. Chánh xảy ra những nhận định không công bằng cho người tốt do thiếu thông tin đích thực. Tôi xin chân thanh cám ơn.
Tôi là một du học sinh. Thú thật tôi chẳng có nhiều thời gian để bàn về những chuyện mà tôi cho là ngoài lề. Nhưng đến giờ phút này, tôi không thể dửng dưng như một người thiếu trách nhiệm với quê hương. Hiểm họa kỳ thị tôn giáo đang được khơi dậy nơi học đường. Nhóm bạn cùng học với tôi có hai người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Chúng tôi rất thương yêu nhau vì cùng phải sống cảnh xa nhà. Chúng tôi cũng thường chia sẻ với nhau những thông tin vui có, buồn có.
Gần đây, tôi nhận thấy hai bạn theo đạo Thiên Chúa Giáo giữ khoảng cách với chúng tôi, và tôi cũng nhận thấy dường như họ có tâm sự buồn gì đó. Tôi tự hỏi: điều gì đã khiến cho hai người bạn của chúng tôi trở nên như vậy? Tôi suy đi nghĩ lại khá nhiều và cuối tôi quyết định gặp riêng họ để hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Một trong hai người nói:
- “Chúng tớ buồn quá cậu ạ, chẳng lẽ những người Công Giáo chúng tớ không phải là người Việt Nam à? Chẳng lẽ con người không có quyền lựa chọn cho mình một tôn giáo để theo sao?”
Tôi hết sức ngạc nhiên với những câu hỏi mà bạn tôi đặt ra. Tôi hỏi lại bạn:
- “Tại sao hôm nay bạn lại đặt ra những câu hỏi lạ vậy?”
Rồi tôi nói tiếp:
- “Các bạn không là người Việt Nam thì chẳng lẽ là Tàu hả. Tôn giáo, tâm linh là quyền tự do của mỗi người. Chúng tớ cũng có tâm linh, tôn giáo của chúng tớ chứ.”
Bạn tôi gật gù nói:
- “Cứ như các bạn thì có gì đâu mà tôi phải thắc mắc. Chúng tớ buồn vì chúng tớ mới nhận được tin tức từ bạn bè trong nước nói rằng các học sinh Công Giáo chúng tớ ở Hà Nội đang bị nhiều thầy cô giáo miệt thị. Buồn quá bạn ạ! Câu chuyện giữa chúng tôi vẫn còn tiếp tục, nhưng vì quá dài nên tôi xin dừng ở đây”.
Sau buổi nói chuyện và biết được những vấn đề không tốt đang xảy ra giữa lòng thủ đô Hà Nội, tôi thấy mình có trách nhiệm và bổn phận phải nói lên những tiếng nói chân thật tự đáy lòng để đóng góp vào việc xây dựng con người, xây dựng quê hương, đất nước. Trước hết, tôi xin bàn đến vai trò và trách nhiệm của giáo dục nơi học đường.
Người ta thường nói: “gia đình là trường học đầu tiên.” Với câu nói này chúng ta chẳng có gì để mà bàn vì nó quá đúng và rất phù hợp với văn hóa, truyền thống của người Việt: “gia đình là gốc.” Nhưng vấn đề tôi muốn đặt ra ở đây là: Vậy đâu là ngôi trường thứ hai của các em học sinh. Nếu tôi đưa vấn đề này lên một diễn đàn nào đó bàn về vấn đề giáo dục thì có lẽ chúng ta sẽ nhận được chín mươi chín phần trăm câu trả lời đó là ‘nhà trường’. Như thế chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của nhà trường là như thế nào đối với việc đào tạo con người.
Trong thời đại kinh tế thị trường, áp lực công việc đang đè nặng lên đôi vai các bậc cha mẹ. Để đáp ứng những đòi hỏi của công việc nên nhiều khi họ phải làm việc ngày, làm việc đêm. Như thế quỹ thời gian dành cho con cái chẳng còn là bao. Những ai may mắn lắm thì cũng chỉ sáng đưa con đến trường, chiều trên đường đi làm về đón con. Những người kém may mắn hơn thì để con học nội trú, rồi mỗi tuần đến đón con về một lần, hay cũng có thể là một tháng, một học kỳ. Một phần vì áp lực công việc, phần khác vì họ đã đặt chọn niềm tin vào các thầy cô, vào nhà trường. Chính vì thế mà nhiều trẻ em ngày nay đã được trao phó hoàn toàn cho nhà trường. Như vậy, từ vị trí thứ hai sau gia đình, nhà trường thời nay đương nhiên trở thành vị trí thứ nhất trong lãnh vực giáo dục.
Quay trở lại với vấn đề chính mà tôi muốn bàn trong bài viết này: Tôi lại đặt ra một câu hỏi: khi làm như vậy (miệt thị học sinh theo Thiên Chúa Giáo trong lớp học trước mặt các em học sinh không Thiên Chúa Giáo) các thầy cô giáo này có làm đúng vai trò và trách nhiệm của những người làm giáo dục hay không? Dưới đây tôi xin tự trả lời câu hỏi trên:
Thật hết chỗ nói, cái thời kỳ đen tối ấy đã qua đi (những năm trước năm 90, tại Miền Bắc, nạn kỳ thị tôn giáo xảy ra ở khắp các trường học), thế mà nay nó lại được khơi lại bởi “đám quan tham.” Điều làm cho tôi cảm thấy đau đớn và nhục nhã là vì chính những nhà giáo, những người được cả xã hội kính trọng lại đang là những người thiếu hiểu biết, đang làm tay sai cho đám tham quan ấy. Họ đã và đang làm một việc ‘phản giáo dục, vô đạo đức, vi phạm nhân quyền, hay cũng có thể gọi là khủng bố’. Tại sao? Tôi xin phân tích dưới đây:
- Thứ nhất, là nhà giáo nghĩa là họ có bổn phận truyền đạt những kiến thức cần thiết cho học sinh, trao cho học sinh chìa khóa vào đời. Vì đơn giản đó là những kiến thức cần thiết cho các em bước vào đời. Nhồi nhét tư tưởng miệt thị người khác không chỉ đi ngược lại với bản chất của giáo dục, mà nó còn gây ra mối đe dọa nguy hiểm có thể phá vỡ tình đoàn kết dân tộc. Hãy nhớ rằng, Nelson Mandela đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của ông (27 năm tù) mới đổi lại được quyền bình đẳng cho người da màu tại Nam Phi đấy.
- Thứ hai, theo truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, thầy cô là cha là mẹ, người thay mặt cha mẹ để dạy dỗ chúng ta nên người nhất là trong bối cảnh hiện nay như đã đề cập ở trên. Vậy trách nhiệm của các vị ‘cha mẹ’ này là gì nếu không phải là truyền đạt cho các em những kiến thức để làm người. Trái lại, thay vì truyền đạt những kiến thức cần thiết cho các em, họ lại truyền đạt cho các em những tư tưởng chia rẽ, đố kỵ và hận thù. Họ đã phụ lòng những người đặt hết niềm tin và trao phó con cái vào tay họ. Đáng thương thay cho thế hệ trẻ Hà Nội, các em (cả không Thiên Chúa Giáo) đang bị những thầy cô ‘đáng kính’ khủng bố tinh thần. Còn các bậc cha mẹ, nếu biết suy nghĩ về tương lai của con em mình, chắc họ đang đau đớn vì đã ‘giao trứng cho ác’.
- Thứ ba, với tinh thần trọng nghĩa của người Việt, thầy cô là những người được kính trọng bậc nhất trong xã hội Việt Nam. Lời thầy cô nói, lời thầy cô giảng trở thành lời vàng thước ngọc cho học sinh. Đời sống gương mẫu của thầy cô là tấm gương pha-lê rọi chiếu lên những ‘tờ giấy’còn nghuệch ngọac dễ thấm. Thế mà một số ‘thầy cô’ tại thủ đô Hà Nội lại đang gieo vãi những tư tưởng miệt thị vào đầu các em hoc sinh đáng thương. Tôi nói ‘các em học sinh đáng thương’ ở đây, tôi không chỉ ám chỉ đến các em học sinh bị miệt thị, mà tất cả các em học sinh đang phải nghe những lời miệt thị. Các em đến trường, ngoài việc học kiến thức, các em cũng học được những điều hay lẽ phải từ bạn bè, thầy cô. Vậy các em sẽ học được điều hay lẽ phải nào qua những lời miệt thị vô liêm sỉ của các thầy cô.
- Thứ tư, tôi muốn nói đến trách nhiệm của những nhà giáo này trong việc miệt thị các học sinh theo Thiên Chúa Giáo. Xét về lãnh vực giáo dục, họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trứơc mặt nhân dân thủ đô nói riêng, và nhân dân Việt Nam nói chung về những việc làm ‘vô giáo dục’ này, vì hậu quả của nó là khôn lường. Hậu quả của việc làm này cũng có thể là đưa đất nước Việt Nam quay trở lại thời kỳ những năm trước 90 (xin đọc lại phần trên), nó cũng có thể gây ra cảnh “nồi da nấu thịt”. Thảm khốc lắm đấy các ‘thầy cô’ ơi. Tôi van nài các người, đừng vì thiếu hiểu biết, óc đố kỵ, hay vì mấy đồng tiền bẩn thỉu từ những ‘quan tham’ mà các người bán rẻ lương tâm nhà giáo, bán rẻ danh dự của người thầy cô, phá hủy đất nước. Nhụccccccccccc!
Các em đến trường là để học kiến thức, là để đón nhận những ‘chìa khóa tương lai’, học những điều hay lẽ phải được truyền đạt từ thầy cô, chứ không phải là những thứ ‘rác rưởi’của một số giáo viên mất chất, hay bị bọn ‘tham quan Hà Nội’ tống tiền. Nếu họ thực sự là nhà giáo, họ phải nhận ra hậu quả của việc làm vô giáo dục này chứ. Việc tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội và chính quyền Hà Nội là chuyện của người lớn, tại sao họ lại giáng lên đầu các em học sinh vô tội. Việc làm của những thầy cô này còn bỉ ổi và vô liêm sỉ hơn cả việc chính quyền thành phố Hà Nội khi họ vu khống cho bác giám mục Ngô Quang Kiệt qua việc dùng báo chí và truyền thông trong nước để miệt thị một người yêu nước thực sự trong những ngày qua.
Tôi dám chắc bài phát biểu của bác ấy chưa được bất kỳ một tờ bào nào, một đài phát thanh, đài truyền hình nào của nhà nước đưa tin và đăng tải toàn bộ, trừ mấy câu đã được chỉ thị đăng: "Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam để chụp mũ cho bác ấy là sỉ nhục quốc thể. Thiết nghĩ tôi cũng nên trích toàn bộ bài phát biểu của bác ấy dưới đây để nếu có thể được các bạn, những người yêu thích sự thật có dịp đọc và phân tích một cách khách quan bài phát biểu này. Nguyên văn câu nói của bác giám mục Kiệt đã phát biểu trứơc UBND Tp. Hà Nội như sau: "Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng".
Nếu được, xin quý vị sau khi đọc bài viết này, ít nhất xin quý vị hãy phổ biến những lời nói chân thật, mang tính đóng góp xây dựng quê hương đất nước của bác giám mục Ngô Quang Kiệt cho nhiều người khác có thể cùng đọc và tham khảo. Chánh xảy ra những nhận định không công bằng cho người tốt do thiếu thông tin đích thực. Tôi xin chân thanh cám ơn.