HÀ NỘI - Xét như một vụ khiếu kiện đòi đất, xem ra Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà tạm thất bại: thay vì được trả lại cho Hội Thánh, hai khu đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng đã bị biến thành hai công viên bất đắc dĩ. Tất nhiên, việc đòi lại hai khu đất đó sẽ được tái thực hiện sau này, vì sự thật chắc chắn sẽ phải được làm cho sáng tỏ. Hai quyết định vừa rồi của chính quyền thành phố Hà Nội về số phận của hai khu đất ấy chưa phải là những quyết định được cộng đồng giáo dân và giáo sỹ tâm phục khẩu phục, nên chắc chắn đó chưa thể là những quyết định cuối cùng được.
Tuy nhiên, điều đáng nói bây giờ không phải là chuyện đòi lại hai mảnh đất, cho dù đó là chuyện quan trọng. Sau tất cả những gì đã diễn ra, nhiều người tưởng rằng cộng đồng Công giáo sẽ chán nản và bỏ cuộc. Nhưng trái lại, công cuộc đi tìm công lý và sự thật tại Hà Nội đang bước sang một giai đoạn mới với một tầm cao mới, cách riêng là sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam đã lên tiếng rõ ràng về quan điểm của mình. Giáo dân Hà Nội đã bắt đầu cho thấy rõ hơn thái độ của họ không chỉ liên quan đến hai mảnh đất, mà chính yếu là liên quan đến công bình xã hội và nhân phẩm của con người trong xã hội.
Một trong những bằng chứng của điều đó là sự kiện đông đảo giáo dân tham gia cầu nguyện cho công lý và sự thật tại nhà thờ Thái Hà tối 27/9/2008. Buổi cầu nguyện được bắt đầu từ 6 giờ chiều và kết thúc lúc 9 giờ kém 15 phút tối; nhiều người đến từ 5g30 chiều và nhiều người ở lại cầu nguyện thêm cho đến hơn 9g30 tối. Một cộng đoàn đông đảo, trong đó các bạn trẻ chiếm một tỷ lệ khá lớn, đã nghiêm trang tham dự những nghi thức cầu nguyện và phụng vụ kéo dài đến gần 3 giờ đồng hồ vào tối thứ bảy, buổi tối mà bình thường sẽ được dành cho những cuộc vui chơi cuối tuần. Điều đó, tự nó, đã là một thông điệp về thái độ của chúng ta đối với việc đi tìm công lý và sự thật, đi tìm công bình và nhân phẩm.
Khát vọng sự thật và khát vọng công lý vẫn cháy bỏng trong tâm hồn giáo dân nói riêng và nhân dân nói chung. Vấn đề bây giờ là những vị lãnh đạo của Hội Thánh Việt Nam sẽ hướng dẫn con cái mình đi tìm công lý và sự thật như thế nào.
Chính Hội đồng Giám mục Việt Nam đã long trọng tuyên bố trong một văn thư ký ngày 25/9/2008 như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam”.
Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng cuộc hành trình đi tìm công lý và sự thật cho Đất Nước của chúng ta sẽ không phải là một cuộc hành trình dang dở, cho dù chắc chắn sẽ có nhiều chông gai và khó khăn đang chờ đợi trước mặt.
Ngày 28/9/2008
Tuy nhiên, điều đáng nói bây giờ không phải là chuyện đòi lại hai mảnh đất, cho dù đó là chuyện quan trọng. Sau tất cả những gì đã diễn ra, nhiều người tưởng rằng cộng đồng Công giáo sẽ chán nản và bỏ cuộc. Nhưng trái lại, công cuộc đi tìm công lý và sự thật tại Hà Nội đang bước sang một giai đoạn mới với một tầm cao mới, cách riêng là sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam đã lên tiếng rõ ràng về quan điểm của mình. Giáo dân Hà Nội đã bắt đầu cho thấy rõ hơn thái độ của họ không chỉ liên quan đến hai mảnh đất, mà chính yếu là liên quan đến công bình xã hội và nhân phẩm của con người trong xã hội.
Một trong những bằng chứng của điều đó là sự kiện đông đảo giáo dân tham gia cầu nguyện cho công lý và sự thật tại nhà thờ Thái Hà tối 27/9/2008. Buổi cầu nguyện được bắt đầu từ 6 giờ chiều và kết thúc lúc 9 giờ kém 15 phút tối; nhiều người đến từ 5g30 chiều và nhiều người ở lại cầu nguyện thêm cho đến hơn 9g30 tối. Một cộng đoàn đông đảo, trong đó các bạn trẻ chiếm một tỷ lệ khá lớn, đã nghiêm trang tham dự những nghi thức cầu nguyện và phụng vụ kéo dài đến gần 3 giờ đồng hồ vào tối thứ bảy, buổi tối mà bình thường sẽ được dành cho những cuộc vui chơi cuối tuần. Điều đó, tự nó, đã là một thông điệp về thái độ của chúng ta đối với việc đi tìm công lý và sự thật, đi tìm công bình và nhân phẩm.
Khát vọng sự thật và khát vọng công lý vẫn cháy bỏng trong tâm hồn giáo dân nói riêng và nhân dân nói chung. Vấn đề bây giờ là những vị lãnh đạo của Hội Thánh Việt Nam sẽ hướng dẫn con cái mình đi tìm công lý và sự thật như thế nào.
Chính Hội đồng Giám mục Việt Nam đã long trọng tuyên bố trong một văn thư ký ngày 25/9/2008 như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam”.
Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng cuộc hành trình đi tìm công lý và sự thật cho Đất Nước của chúng ta sẽ không phải là một cuộc hành trình dang dở, cho dù chắc chắn sẽ có nhiều chông gai và khó khăn đang chờ đợi trước mặt.
Ngày 28/9/2008