CÀ MAU - Trong ngày Tết Trung Thu 2008, khoảng hơn 30 bạn trẻ trong Ban Hợp Xướng Suối Việt cùng với đại diện Nhóm Lasan-Exodus 97, Taberd 74 đã về thăm họ đạo Cái Rắn-Cà Mau thuộc giáo phận Cần Thơ để chia sẻ niềm vui Trung Thu với khoảng hơn 200 em thiếu nhi nghèo ở vùng sâu, vùng xa tận cùng đất nước này. Trong chuyến đi này, nhạc sĩ Nguyễn Bách đã phối hợp cùng linh mục-nhạc sĩ Tiến Lộc và 8 tập sinh thuộc dòng Chúa Cứu Thế, nghệ sĩ Kim Lệ để làm một chương trình văn nghệ thật vui tươi cho các em thưởng thức.
http://vietcatholic.net/Albums/80914CaMau15092008/
Lên đường rời Sài Gòn hoa lệ vào lúc 10 giờ đêm ngày thứ sáu 12.09.2008, xe chạy về miền lục tỉnh trong suốt đêm, trên xe lúc đầu còn rôm rả tiếng nói cười ca hát và tiếng harmonica rất điệu nghệ của linh mục Tiến Lộc, trời càng về khuya mọi người từ từ chìm vào giấc ngủ chập chờn trong khi chiếc xe ca dài thường thược chỡ gần 50 người cứ bo bon trên đường đêm hun húc. Về đến phà Cần Thơ hơn 1 giờ sáng, mọi người tỉnh ngủ xuống xe đi bộ để lên phà, qua con sông Hậu gió đêm mát rượi, dòng sông đen ngòm vì mưa nên không có ánh trăng!
Hơn 5 giờ sáng xe đến ngã 3 Ngọn Cạy thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau đã thấy mấy chiếc võ lải (nơi khác còn gọi là tắc ráng) chờ sẵn để chuẩn bị chỡ mọi người vào đến nhà thờ Cái Rắn và vị linh mục coi sóc họ đạo này tuy già nhưng rất nổi tiếng qua những tác phẩm: Viết Cho Em, Nhật Ký Đức Giêsu, Dấu Chân Của Thầyv.v…linh mục-nhà văn Piô Ngô Phúc Hậu cũng đã ra tận nơi đón khách, bắt đầu từ đây mọi di chuyển sẽ toàn bằng võ lải…
Lần đầu tiên ngồi trên chiếc võ lải ( dân địa phương thường gọi tắt là đi võ) mọi người có hơi sợ một chút, cứ 6 người ngồi 1 vỏ chạy như bay trên mặt nước tạo thành hai luồng sóng trắng xoá bên mép vỏ thật thú vị! Nhưng hú hồn nếu có 1 người ngồi trên đó chỉ cần xoay qua, xoay lại một chút là sẽ lật ùm!
Thánh lễ lúc 4 giờ chiều thứ bảy dành cho thiếu nhi do linh mục Giuse Tiến Lộc đồng tế với cha sở và ca đoàn là các bạn trong ban Hợp Xướng Suối Việt hát lễ, cho dù gần nửa nhân số hiện diện là người ngoài Công Giáo nhưng các bạn trẻ Suối Việt dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Bách đã hát lễ rất tuyệt vời! Các em thiếu nhi ở đây cũng thật dễ thương, khao khát được vui chơi một đêm Trung Thu thật thoả thích nên đã đến rất sớm đứng trước các gian hàng hội chợ do các tập sinh dòng Chúa Cứu Thế phụ trách mà ngắm nghía xem sẽ được chơi trò gì? Những hộp sữa tươi, những chiếc bánh Trung Thu, những quyển vỡ, chiếc cặp, lồng đèn Trung Thu v.v… là những món quà mà các em nhận được trong mùa Trung Thu này cùng với một chương trình văn nghệ thật vui tươi với chú Cuội và chị Hằng đã làm cho bầu khí của một vùng quê hẽo lánh rộn rã hẵn lên. Các em ngạc nhiên sao mình chơi không được cũng được nhận một phần quà? Những đôi mắt ngây thơ cứ ánh lên mỗi khi được một món quà ở mỗi gian hàng dù mình không trả tiền mua vé để được vào chơi, thích nhất là gian tô màu trên tượng và tô hình trên giấy, các em được tặng những con thú hoặc búp bê bằng thạch cao màu trắng và màu nước, bút lông… thế là tha hồ tô lên những màu sắc mà các em thích để trang trí lên tượng và được tặng luôn để mang về nhà.
Đúng là một mùa Trung Thu thật ý nghĩa với cả những người “cho” và “nhận”!
Có một chi tiết mà tôi được cha Tám (cha Piô Ngô Phúc Hậu) cho biết: Địa phương này trước đây gia đình Ông Bà thân sinh Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn đã từng sống mấy năm, Đức Hồng Y đã trãi qua thời thơ ấu nơi con sông này. Và ngôi trường tiểu học Phú Hưng B ngày nay đã được xây trên mảnh đất từng là ngôi nhà của gia đình Đức Hồng Y.
http://vietcatholic.net/Albums/80914CaMau15092008/
Lên đường rời Sài Gòn hoa lệ vào lúc 10 giờ đêm ngày thứ sáu 12.09.2008, xe chạy về miền lục tỉnh trong suốt đêm, trên xe lúc đầu còn rôm rả tiếng nói cười ca hát và tiếng harmonica rất điệu nghệ của linh mục Tiến Lộc, trời càng về khuya mọi người từ từ chìm vào giấc ngủ chập chờn trong khi chiếc xe ca dài thường thược chỡ gần 50 người cứ bo bon trên đường đêm hun húc. Về đến phà Cần Thơ hơn 1 giờ sáng, mọi người tỉnh ngủ xuống xe đi bộ để lên phà, qua con sông Hậu gió đêm mát rượi, dòng sông đen ngòm vì mưa nên không có ánh trăng!
Hơn 5 giờ sáng xe đến ngã 3 Ngọn Cạy thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau đã thấy mấy chiếc võ lải (nơi khác còn gọi là tắc ráng) chờ sẵn để chuẩn bị chỡ mọi người vào đến nhà thờ Cái Rắn và vị linh mục coi sóc họ đạo này tuy già nhưng rất nổi tiếng qua những tác phẩm: Viết Cho Em, Nhật Ký Đức Giêsu, Dấu Chân Của Thầyv.v…linh mục-nhà văn Piô Ngô Phúc Hậu cũng đã ra tận nơi đón khách, bắt đầu từ đây mọi di chuyển sẽ toàn bằng võ lải…
Lần đầu tiên ngồi trên chiếc võ lải ( dân địa phương thường gọi tắt là đi võ) mọi người có hơi sợ một chút, cứ 6 người ngồi 1 vỏ chạy như bay trên mặt nước tạo thành hai luồng sóng trắng xoá bên mép vỏ thật thú vị! Nhưng hú hồn nếu có 1 người ngồi trên đó chỉ cần xoay qua, xoay lại một chút là sẽ lật ùm!
Thánh lễ lúc 4 giờ chiều thứ bảy dành cho thiếu nhi do linh mục Giuse Tiến Lộc đồng tế với cha sở và ca đoàn là các bạn trong ban Hợp Xướng Suối Việt hát lễ, cho dù gần nửa nhân số hiện diện là người ngoài Công Giáo nhưng các bạn trẻ Suối Việt dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Bách đã hát lễ rất tuyệt vời! Các em thiếu nhi ở đây cũng thật dễ thương, khao khát được vui chơi một đêm Trung Thu thật thoả thích nên đã đến rất sớm đứng trước các gian hàng hội chợ do các tập sinh dòng Chúa Cứu Thế phụ trách mà ngắm nghía xem sẽ được chơi trò gì? Những hộp sữa tươi, những chiếc bánh Trung Thu, những quyển vỡ, chiếc cặp, lồng đèn Trung Thu v.v… là những món quà mà các em nhận được trong mùa Trung Thu này cùng với một chương trình văn nghệ thật vui tươi với chú Cuội và chị Hằng đã làm cho bầu khí của một vùng quê hẽo lánh rộn rã hẵn lên. Các em ngạc nhiên sao mình chơi không được cũng được nhận một phần quà? Những đôi mắt ngây thơ cứ ánh lên mỗi khi được một món quà ở mỗi gian hàng dù mình không trả tiền mua vé để được vào chơi, thích nhất là gian tô màu trên tượng và tô hình trên giấy, các em được tặng những con thú hoặc búp bê bằng thạch cao màu trắng và màu nước, bút lông… thế là tha hồ tô lên những màu sắc mà các em thích để trang trí lên tượng và được tặng luôn để mang về nhà.
Đúng là một mùa Trung Thu thật ý nghĩa với cả những người “cho” và “nhận”!
Có một chi tiết mà tôi được cha Tám (cha Piô Ngô Phúc Hậu) cho biết: Địa phương này trước đây gia đình Ông Bà thân sinh Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn đã từng sống mấy năm, Đức Hồng Y đã trãi qua thời thơ ấu nơi con sông này. Và ngôi trường tiểu học Phú Hưng B ngày nay đã được xây trên mảnh đất từng là ngôi nhà của gia đình Đức Hồng Y.