THỔ HOÀNG, – Ngày 27 tháng 8 năm 2008, Tất cả các hội viên Hội các Bà Mẹ công giáo giáo xứ đã sum họp bên nhau tại khuôn viên nhà thờ, để bước vào đời sống trại, nhân ngày lễ Thánh bổn mạng Mônica.
Khởi đầu
Hội các Bà Mẹ giáo xứ Thổ Hoàng, hạt Quảng Đức, giáo phận Ban Mê Thuột, được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997 trái qua những bước thăng trầm, hội đoàn đã ngày một lớn mạnh và phát triển. Hằng năm kết nạp thêm nhiều chị em Hội viên mới. Nhân ngày lễ Thánh Mônica bổn mạng, Hội các Bà Mẹ trong giáo xứ đã tổ chức hai ngày trại. Gần 4 trăm Hội viên đã có mặt đông đủ trước giờ khai mạc trại tình Mẹ 1. Đây là lần đầu tiên Hội Các Bà Công giáo giáo xứ tổ chức cắm trại. Lần đầu nhưng họ đã gặt hái được những thành công đáng kể, những gì đặt ra đã được các Chi Hội thực hiện rất tốt. Cả những phần được coi là khá khó khăn khi mới làm quen với chương trình trại như hiệu lệnh còi, các mật thư, Mosse … nhưng tất cả đã được khắc phục, để làm nên một chương trình chơi đúng với lịch trình. Việc tất cả các hội viên nhiệt tình tham dự, từ những người cựu trào đến những hội viên mới kết nạp đã làm nên thành công cho những ngày trại.
Với đời sống trại
Các Hội Viên ngày ngày sống trong gia đình với biết bao sự lo lắng, cần mẫn, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, luôn sống cho gia đình. Mỗi người phải nổ lực để làm tốt công việc nhà, công việc của một người vợ, một người mẹ. Và khi vào Hội họ còn phải thêm vào cái thời gian biểu dài thườn thượt ấy những công việc khác nữa. Đi sinh họat cùng chị em vào chiều chúa nhật hằng tuần, đi lễ đầu tháng của hội, đi thăm hỏi chị em đau yếu, những chị em mới sinh, những người gặp hoạn nạn … để sống xứng đáng với một người hội viên trong chi hội, trong giáo họ, giáo xứ”.
Tạm xa rời với công việc hằng ngày của mình, “con cò tạm dừng lặn lội”, cùng chị em sống chung với nhau trong những ngày trại để “thắt chặt” hơn nữa, để hiểu thêm về nhau. “Mỗi người mỗi cảnh” gặp nhau đây trong tình chị em, trong ngôi nhà giáo xứ bằng ánh mắt, nụ cười cũng đủ cho nhau sự ấm áp, sự thân thương, sự gần gủi.
Có những người cựu trào đã lớn tuổi nhưng rất nhiệt tình đã cố vũ rất nhiệt tình, lại có những Chị Em có con nhỏ. Ban tổ chức đã phải “nởi lỏng” kỉ luật đối với Họ để Họ được về nhà cho con bú.
Với những trò chơi thể hiện tinh thần đồng đội. Trò chơi không đòi hỏi nhiều ở sức khỏe mà đòi hỏi sự khóe léo, cái mà cuộc sống đã rèn luyện cho họ để bây giờ họ “có thừa”. Chính vì thế sự nhanh nhẹn và đoàn kết là hết sức quan trọng. Rồi những cái vòng tròn lớn thắt chặt thêm tinh đoàn kết giữa các chi hội với nhau.
Nhưng cũng có những điều khó khăn khi một số người phải thích nghi với nhiệm vụ mới hơi “ lạ” một chút. Làm một người chỉ huy toàn đội, đứng ra chơi trò chơi tập thể, nên không khỏi xảy ra những tình huống vui “ không thể quên được” của những ngày trại.
Không chỉ giỏi về nội trợ trong gia đình, mà các Bà còn đa tài đúng là “ phái đẹp, những người làm đẹp thế giới”. Một màn trình làng trong đêm văn nghệ đã làm “nức lòng” những ông bố ngồi dưới hàng ghế khán giả. Những cái “xúyt xoa”, những tràng pháo tay, những nụ cười, xen lẫn trong đó niềm tự hào của những người bố, người con trong gia đình khi mẹ làm “diễn viên”. Cái áo nâu bạc màu đã nhường chỗ cho những phút giây chiếc áo của người “nghệ sĩ” trên sân khấu. Sự lo lắng đã nhường chỗ cho những nụ cười. Hai ngày trại qua đi, trước khi về lại với gia đình, về với giáo họ, với Chi Hội mình, mặc cho thời gian ngắn ngủi nhưng những ánh mắt, những nụ cười lưu luyến họ đã trao nhau trước giờ chia tay. Cơn mưa cuối hè cứ liên tục trút xuống, như chất “phụ gia” thêm vào làm tình Chị Em thêm gắn bó chặt chẽ hơn trong đại gia đình giáo xứ. Ngày mai các Mẹ, các Chị lại trở về với đời thường: người đi buôn, người đi lao đông chân tay, người lao động trí óc, dù Các Mẹ, các Chị làm gì cũng không bao giờ quên những ngày đã sống bên nhau.
ĐÊM TÔN VINH MẸ
Trước đó mấy ngày vào tối 24 tháng 8 năm 2008 gần 4 ngàn giáo dân trong và các giáo xứ lân cận, đã tuôn về ngôi thánh đường của giáo xứ Thổ Hoàng trong niềm tin yêu và sùng kính đế cùng nhau “tôn vinh Mẹ”
Chương trình được bắt đầu lúc 20 giờ, đoàn rước xuất phát từ nhà xứ và điểm đến cuối cùng là tượng đài Đức Mẹ La Vang. khoáng cách đó được chia đều cho các giáo họ. Mỗi giáo họ có một câu khấu hiệu để quyết tâm thực hiện và xin Mẹ đồng hành. Đoàn rước đi đầu là thánh giá, các em trong đội múa, tiếp đến là Cha phó, xe hoa và Cha xứ cuối cùng là giáo dân. Đoàn rước đến mỗi giáo họ thì dừng lại Cha phó dâng hương, sau đó nghe một đoạn lời Chúa và đọc một kinh lạy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh. Khi đi từ giáo họ này đến giáo họ khác giáo dân cùng hát một bài ca dâng mẹ. Sau xe hoa các giáo họ cứ nối tiếp nhau cùng tiến về tượng đài Mẹ. Đoàn rước chưa tới tượng đài Đức Mẹ thì cơn mưa ập đến. Nhưng mưa gió cũng không dập tắt được lòng yêu thương và sùng kính Mẹ. Mà càng làm cho mỗi người xích lại gần nhau hơn, cùng nâng đỡ và che chở cho nhau. Những cái dù được bật vội lên, tất cả chương trình vẫn diễn ra như dự kiến. Dưới cơn mưa con cái Mẹ vây quanh và cùng hướng về Mẹ, cùng hướng về la vang, cùng dâng lên Mẹ những lời ca tiếng hát, những lời kinh. Cơn mưa làm cho không khí càng ấm áp hơn khi mỗi gia đình cùng sum họp bên Mẹ và cùng trao gửi tất cả cho Mẹ.
Dấu lạ ngày 13/6 tại thanh địa La Vang khi con cái mẹ đang cầu nguyện dưới cái nắng của mùa hè, một vầng hào quang xuất hiện chở che cho con cái Mẹ. Mẹ là bóng mát che chở suốt cuộc đời chúng ta. Và giờ đây dưới con mưa chúng con biết Mẹ cũng đang đồng hành với chúng con. Mẹ đã ban cho chúng con thời gian quý giá để mỗi gia đình, mỗi người được sum họp bên nhau, trước Thánh Thể Chúa đó là hồng ân là lời chuyển cầu của Mẹ để chúng con có được những giờ phút bên nhau, bên Chúa và Mẹ.
Lời kinh cầu đức bà được cất lên, toàn giáo xứ cùng cất vang lời kinh dưới cơn mưa ngày càng nặng hạt. Nhưng con cái đã “nặng lòng” với Mẹ nên cơn mưa trở thành mưa bình an, mưa hồng ân, vì chúng con được ấm áp, được Mẹ chở che.
Để chuẩn bị bước vào giờ châu Thánh Thể, các Bà Mẹ trong giáo xứ đã đứng hai hàng từ tiền sánh nhà thờ ra đến tượng đài Mẹ La Vang để Cha Phó rước Mình Thánh Chúa. Cha xứ nâng cao Mình Thánh Chúa và bắt đầu giờ chầu. Các Bà Mẹ cùng đồng diễn trước tượng đài Mẹ, với những ngọn nến lung linh trong tiếng nhạc và lời ca. Mỗi gia đình, mỗi người đang quy tụ cùng bên nhau trong đại gia đình của giáo Xứ.
“Hôm nay chúng ta đến đây với biết bao tâm tình, cùng dâng lên Mẹ giáo xứ, gia đình và mỗi người, xin Mẹ hàn gắn mọi đổ vở trong giáo xứ, trong gia đình. Xin cho giáo xứ luôn hiệp nhất yêu thương, xin dâng lên những nghèo khó, những người con hư, những lao nhọc, những người đang vất vã vì miếng cơm manh áo, những người gặp khó khăn hoạn nạn. Và cũng xin dâng lên Mẹ những đổ vở, những gương mù, gương xấu. Xin Mẹ cầu Chúa cho chúng con trong tình yêu thương”. Đó là những tâm tình mà Cha Xứ Phạm Sĩ Hiến đã dâng lên và trao gửi giáo xứ, mỗi gia đình và mỗi người trong tay Mẹ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ đến cùng Chúa.
Khởi đầu
Hội các Bà Mẹ giáo xứ Thổ Hoàng, hạt Quảng Đức, giáo phận Ban Mê Thuột, được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997 trái qua những bước thăng trầm, hội đoàn đã ngày một lớn mạnh và phát triển. Hằng năm kết nạp thêm nhiều chị em Hội viên mới. Nhân ngày lễ Thánh Mônica bổn mạng, Hội các Bà Mẹ trong giáo xứ đã tổ chức hai ngày trại. Gần 4 trăm Hội viên đã có mặt đông đủ trước giờ khai mạc trại tình Mẹ 1. Đây là lần đầu tiên Hội Các Bà Công giáo giáo xứ tổ chức cắm trại. Lần đầu nhưng họ đã gặt hái được những thành công đáng kể, những gì đặt ra đã được các Chi Hội thực hiện rất tốt. Cả những phần được coi là khá khó khăn khi mới làm quen với chương trình trại như hiệu lệnh còi, các mật thư, Mosse … nhưng tất cả đã được khắc phục, để làm nên một chương trình chơi đúng với lịch trình. Việc tất cả các hội viên nhiệt tình tham dự, từ những người cựu trào đến những hội viên mới kết nạp đã làm nên thành công cho những ngày trại.
Với đời sống trại
Các Hội Viên ngày ngày sống trong gia đình với biết bao sự lo lắng, cần mẫn, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, luôn sống cho gia đình. Mỗi người phải nổ lực để làm tốt công việc nhà, công việc của một người vợ, một người mẹ. Và khi vào Hội họ còn phải thêm vào cái thời gian biểu dài thườn thượt ấy những công việc khác nữa. Đi sinh họat cùng chị em vào chiều chúa nhật hằng tuần, đi lễ đầu tháng của hội, đi thăm hỏi chị em đau yếu, những chị em mới sinh, những người gặp hoạn nạn … để sống xứng đáng với một người hội viên trong chi hội, trong giáo họ, giáo xứ”.
Tạm xa rời với công việc hằng ngày của mình, “con cò tạm dừng lặn lội”, cùng chị em sống chung với nhau trong những ngày trại để “thắt chặt” hơn nữa, để hiểu thêm về nhau. “Mỗi người mỗi cảnh” gặp nhau đây trong tình chị em, trong ngôi nhà giáo xứ bằng ánh mắt, nụ cười cũng đủ cho nhau sự ấm áp, sự thân thương, sự gần gủi.
Có những người cựu trào đã lớn tuổi nhưng rất nhiệt tình đã cố vũ rất nhiệt tình, lại có những Chị Em có con nhỏ. Ban tổ chức đã phải “nởi lỏng” kỉ luật đối với Họ để Họ được về nhà cho con bú.
Với những trò chơi thể hiện tinh thần đồng đội. Trò chơi không đòi hỏi nhiều ở sức khỏe mà đòi hỏi sự khóe léo, cái mà cuộc sống đã rèn luyện cho họ để bây giờ họ “có thừa”. Chính vì thế sự nhanh nhẹn và đoàn kết là hết sức quan trọng. Rồi những cái vòng tròn lớn thắt chặt thêm tinh đoàn kết giữa các chi hội với nhau.
Nhưng cũng có những điều khó khăn khi một số người phải thích nghi với nhiệm vụ mới hơi “ lạ” một chút. Làm một người chỉ huy toàn đội, đứng ra chơi trò chơi tập thể, nên không khỏi xảy ra những tình huống vui “ không thể quên được” của những ngày trại.
Không chỉ giỏi về nội trợ trong gia đình, mà các Bà còn đa tài đúng là “ phái đẹp, những người làm đẹp thế giới”. Một màn trình làng trong đêm văn nghệ đã làm “nức lòng” những ông bố ngồi dưới hàng ghế khán giả. Những cái “xúyt xoa”, những tràng pháo tay, những nụ cười, xen lẫn trong đó niềm tự hào của những người bố, người con trong gia đình khi mẹ làm “diễn viên”. Cái áo nâu bạc màu đã nhường chỗ cho những phút giây chiếc áo của người “nghệ sĩ” trên sân khấu. Sự lo lắng đã nhường chỗ cho những nụ cười. Hai ngày trại qua đi, trước khi về lại với gia đình, về với giáo họ, với Chi Hội mình, mặc cho thời gian ngắn ngủi nhưng những ánh mắt, những nụ cười lưu luyến họ đã trao nhau trước giờ chia tay. Cơn mưa cuối hè cứ liên tục trút xuống, như chất “phụ gia” thêm vào làm tình Chị Em thêm gắn bó chặt chẽ hơn trong đại gia đình giáo xứ. Ngày mai các Mẹ, các Chị lại trở về với đời thường: người đi buôn, người đi lao đông chân tay, người lao động trí óc, dù Các Mẹ, các Chị làm gì cũng không bao giờ quên những ngày đã sống bên nhau.
ĐÊM TÔN VINH MẸ
Trước đó mấy ngày vào tối 24 tháng 8 năm 2008 gần 4 ngàn giáo dân trong và các giáo xứ lân cận, đã tuôn về ngôi thánh đường của giáo xứ Thổ Hoàng trong niềm tin yêu và sùng kính đế cùng nhau “tôn vinh Mẹ”
Chương trình được bắt đầu lúc 20 giờ, đoàn rước xuất phát từ nhà xứ và điểm đến cuối cùng là tượng đài Đức Mẹ La Vang. khoáng cách đó được chia đều cho các giáo họ. Mỗi giáo họ có một câu khấu hiệu để quyết tâm thực hiện và xin Mẹ đồng hành. Đoàn rước đi đầu là thánh giá, các em trong đội múa, tiếp đến là Cha phó, xe hoa và Cha xứ cuối cùng là giáo dân. Đoàn rước đến mỗi giáo họ thì dừng lại Cha phó dâng hương, sau đó nghe một đoạn lời Chúa và đọc một kinh lạy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh. Khi đi từ giáo họ này đến giáo họ khác giáo dân cùng hát một bài ca dâng mẹ. Sau xe hoa các giáo họ cứ nối tiếp nhau cùng tiến về tượng đài Mẹ. Đoàn rước chưa tới tượng đài Đức Mẹ thì cơn mưa ập đến. Nhưng mưa gió cũng không dập tắt được lòng yêu thương và sùng kính Mẹ. Mà càng làm cho mỗi người xích lại gần nhau hơn, cùng nâng đỡ và che chở cho nhau. Những cái dù được bật vội lên, tất cả chương trình vẫn diễn ra như dự kiến. Dưới cơn mưa con cái Mẹ vây quanh và cùng hướng về Mẹ, cùng hướng về la vang, cùng dâng lên Mẹ những lời ca tiếng hát, những lời kinh. Cơn mưa làm cho không khí càng ấm áp hơn khi mỗi gia đình cùng sum họp bên Mẹ và cùng trao gửi tất cả cho Mẹ.
Dấu lạ ngày 13/6 tại thanh địa La Vang khi con cái mẹ đang cầu nguyện dưới cái nắng của mùa hè, một vầng hào quang xuất hiện chở che cho con cái Mẹ. Mẹ là bóng mát che chở suốt cuộc đời chúng ta. Và giờ đây dưới con mưa chúng con biết Mẹ cũng đang đồng hành với chúng con. Mẹ đã ban cho chúng con thời gian quý giá để mỗi gia đình, mỗi người được sum họp bên nhau, trước Thánh Thể Chúa đó là hồng ân là lời chuyển cầu của Mẹ để chúng con có được những giờ phút bên nhau, bên Chúa và Mẹ.
Lời kinh cầu đức bà được cất lên, toàn giáo xứ cùng cất vang lời kinh dưới cơn mưa ngày càng nặng hạt. Nhưng con cái đã “nặng lòng” với Mẹ nên cơn mưa trở thành mưa bình an, mưa hồng ân, vì chúng con được ấm áp, được Mẹ chở che.
Để chuẩn bị bước vào giờ châu Thánh Thể, các Bà Mẹ trong giáo xứ đã đứng hai hàng từ tiền sánh nhà thờ ra đến tượng đài Mẹ La Vang để Cha Phó rước Mình Thánh Chúa. Cha xứ nâng cao Mình Thánh Chúa và bắt đầu giờ chầu. Các Bà Mẹ cùng đồng diễn trước tượng đài Mẹ, với những ngọn nến lung linh trong tiếng nhạc và lời ca. Mỗi gia đình, mỗi người đang quy tụ cùng bên nhau trong đại gia đình của giáo Xứ.
“Hôm nay chúng ta đến đây với biết bao tâm tình, cùng dâng lên Mẹ giáo xứ, gia đình và mỗi người, xin Mẹ hàn gắn mọi đổ vở trong giáo xứ, trong gia đình. Xin cho giáo xứ luôn hiệp nhất yêu thương, xin dâng lên những nghèo khó, những người con hư, những lao nhọc, những người đang vất vã vì miếng cơm manh áo, những người gặp khó khăn hoạn nạn. Và cũng xin dâng lên Mẹ những đổ vở, những gương mù, gương xấu. Xin Mẹ cầu Chúa cho chúng con trong tình yêu thương”. Đó là những tâm tình mà Cha Xứ Phạm Sĩ Hiến đã dâng lên và trao gửi giáo xứ, mỗi gia đình và mỗi người trong tay Mẹ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ đến cùng Chúa.