BÙI CHU - Sáng ngày 22.08.2008, tại nhà thờ Giáo xứ Trung Linh, Dòng Mân Côi Trung Linh đã tổ chức thánh lễ khấn dòng trọng thể cho 23 nữ tu trong đó có 13 nữ tu khấn lần đầu và 10 nữ tu khấn vĩnh viễn.
Thánh lễ được tổ chức vào lúc 9 giờ, ngay sau khi kết thúc lễ khấn bên Dòng Trinh Vương. Thật tiện lợi cho nhiều người, vì hai Hội Dòng, cùng xã, cùng huyện, cùng Giáo Phận, chỉ cách nhau một cánh đồng với khoảng 2 phút đi xe máy.
Xem hình Lễ Khấn Dòng
Khu vực nhà thờ và tu viện Trung Linh người đông như hội, cờ hoa, khẩu hiệu trang hoàng khắp nơi. Sân tu viện bắc rạp và sắp tiệc giống như đám cưới lớn ở vùng quê Miền Bắc. Các nữ tu trang hoàng cầu thang và phòng ốc ở tu viện để đón các chị em tân khấn giống như đón cô dâu.
Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Chính Toà Bùi Chu, đã đến chủ sự thánh lễ khấn dòng. Đồng tế với ngài có khoảng 50 cha đến từ các giáo xứ của Giáo phận Bùi Chu, Hà Nội và Thái Bình.
Tham dự thánh lễ, ngoài các tín hữu thuộc giáo xứ Trung Linh, còn có rất đông các nam nữ tu sĩ trong ngoài Giáo Phận và các thân nhân, ân nhân của các khấn sinh từ các tỉnh về tham dự. Các tín hữu tràn cả ra khuôn viên xung quanh nhà thờ.
Mở đầu thánh lễ Đức Giám Mục Bùi Chu đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các chị em được trung thành và chung thuỷ với Đức Lang Quân của mình. Trong bài giảng ngài đề cao sự hy sinh từ bỏ của các chị em qua các lời khấn, đồng thời mời gọi các chị em sống xứng đáng với tư cách là những người đã được thánh hiến cho Chúa.
Thánh lễ diễn ra với rất nhiều nghi thức trang trọng cùng những bài hát và những lời suy niệm cảm động đi theo hay xen kẽ giữa các nghi thức. Ai tham dự thánh lễ cũng thấy đất là một thánh lễ được tổ chức công phu, hoành tráng, có trình độ phụng vụ cao, xứng đáng là một Hội Dòng kỳ cựu của Giáo Phận.
Được biết Hội Dòng Mân Côi được Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946, là Hội Dòng đầu tiên của Bùi Chu được thành lập theo giáo luật. Năm 1954 phần lớn các chị em đã di cư vào Miền Nam lập nên Dòng Mân Côi Chí Hoà. Một số ít các chị em già yếu bệnh tật, thất học còn ở lại, vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để bảo tồn sự hiện diện của Hội Dòng cho đến hôm nay.
Chị Têrêxa Maria Trần Thị Nhung, Phó Bề trên Tổng quyền cho biết: Hiện tại Hội Dòng có 207 chị em có lời khấn, 21 tập sinh, 13 tiền tập sinh, 145 đệ tử, 18 chị tận hiến không lời khấn, tổng cộng là 404 thành viên, phục vụ tại 35 cơ sở trong ngoài giáo phận Bùi Chu.
Chị Maria Vũ Thị Nguyện, Tổng Cố vấn Phụ trách Đào tạo, cho biết phần lớn các chị em trong Dòng đang trong giai đọan đào tạo (251/404). Các chị em học thần học ở TGM Bùi Chu. Một số khác học ở Sài Gòn. Hội Dòng cũng gửi vài chục chị em đi học chuyên môn khoa học, nghệ thuật, sư phạm và y tế ở Nam Định, Hà Nội và Sài Gòn. Cũng có một số chị em được gửi đi đào tạo chuyên sâu ở ngoại quốc.
Trừ các chị em đang đi học ở Sài Gòn, Hà Nội và Nam Định, các chị em còn lại đều ở nông thôn, làm ruộng và chăn nuôi và phục vụ nông dân.
Ngay tại nhà chính của Hội Dòng ở Trung Linh, khi vào bếp chúng tôi thấy chị em vẫn bùm khăn, bịt mặt, nấu ăn bằng rơm rạ, bưng những nồi cơm đen nhẻm từ trong khối tro bếp ra bên ngoài… Chỉ một hình ảnh thôi đã khiến chúng tôi cảm thấy ấn tượng, cảm động và tin tưởng vào tinh thần hy sinh phục vụ của các chị em ở đây.
Chị Phó Tổng Phụ Trách cho biết: Hiện nay Hội Dòng đang phụ trách một trại người mù ở Hải Long và một bệnh xá tại Trung Linh-Nam Định. Bệnh xá này có quy mô một bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 100 lượt người đến khám bệnh và khu nội trú của bệnh xá thường xuyên có khoảng 50-65 bệnh nhân nội trú công giáo hoặc không công giáo đến từ nhiều tỉnh khác nhau ở Miền Bắc.
Chị Phó Tổng Phụ Trách cho biết hiện tại có khoảng 1 chục nơi mời Hội Dòng đến lập cơ sở phục vụ, nhưng Hội Dòng vẫn chưa có đủ nhân sự đáp ứng. Có lẽ vì có tinh thần hy sinh phục vụ cao như thế nên các chị em Mân Côi “đắt khách” mời chăng?
Thánh lễ được tổ chức vào lúc 9 giờ, ngay sau khi kết thúc lễ khấn bên Dòng Trinh Vương. Thật tiện lợi cho nhiều người, vì hai Hội Dòng, cùng xã, cùng huyện, cùng Giáo Phận, chỉ cách nhau một cánh đồng với khoảng 2 phút đi xe máy.
Xem hình Lễ Khấn Dòng
Khu vực nhà thờ và tu viện Trung Linh người đông như hội, cờ hoa, khẩu hiệu trang hoàng khắp nơi. Sân tu viện bắc rạp và sắp tiệc giống như đám cưới lớn ở vùng quê Miền Bắc. Các nữ tu trang hoàng cầu thang và phòng ốc ở tu viện để đón các chị em tân khấn giống như đón cô dâu.
Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Chính Toà Bùi Chu, đã đến chủ sự thánh lễ khấn dòng. Đồng tế với ngài có khoảng 50 cha đến từ các giáo xứ của Giáo phận Bùi Chu, Hà Nội và Thái Bình.
Tham dự thánh lễ, ngoài các tín hữu thuộc giáo xứ Trung Linh, còn có rất đông các nam nữ tu sĩ trong ngoài Giáo Phận và các thân nhân, ân nhân của các khấn sinh từ các tỉnh về tham dự. Các tín hữu tràn cả ra khuôn viên xung quanh nhà thờ.
Mở đầu thánh lễ Đức Giám Mục Bùi Chu đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các chị em được trung thành và chung thuỷ với Đức Lang Quân của mình. Trong bài giảng ngài đề cao sự hy sinh từ bỏ của các chị em qua các lời khấn, đồng thời mời gọi các chị em sống xứng đáng với tư cách là những người đã được thánh hiến cho Chúa.
Thánh lễ diễn ra với rất nhiều nghi thức trang trọng cùng những bài hát và những lời suy niệm cảm động đi theo hay xen kẽ giữa các nghi thức. Ai tham dự thánh lễ cũng thấy đất là một thánh lễ được tổ chức công phu, hoành tráng, có trình độ phụng vụ cao, xứng đáng là một Hội Dòng kỳ cựu của Giáo Phận.
Được biết Hội Dòng Mân Côi được Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946, là Hội Dòng đầu tiên của Bùi Chu được thành lập theo giáo luật. Năm 1954 phần lớn các chị em đã di cư vào Miền Nam lập nên Dòng Mân Côi Chí Hoà. Một số ít các chị em già yếu bệnh tật, thất học còn ở lại, vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để bảo tồn sự hiện diện của Hội Dòng cho đến hôm nay.
Chị Têrêxa Maria Trần Thị Nhung, Phó Bề trên Tổng quyền cho biết: Hiện tại Hội Dòng có 207 chị em có lời khấn, 21 tập sinh, 13 tiền tập sinh, 145 đệ tử, 18 chị tận hiến không lời khấn, tổng cộng là 404 thành viên, phục vụ tại 35 cơ sở trong ngoài giáo phận Bùi Chu.
Chị Maria Vũ Thị Nguyện, Tổng Cố vấn Phụ trách Đào tạo, cho biết phần lớn các chị em trong Dòng đang trong giai đọan đào tạo (251/404). Các chị em học thần học ở TGM Bùi Chu. Một số khác học ở Sài Gòn. Hội Dòng cũng gửi vài chục chị em đi học chuyên môn khoa học, nghệ thuật, sư phạm và y tế ở Nam Định, Hà Nội và Sài Gòn. Cũng có một số chị em được gửi đi đào tạo chuyên sâu ở ngoại quốc.
Trừ các chị em đang đi học ở Sài Gòn, Hà Nội và Nam Định, các chị em còn lại đều ở nông thôn, làm ruộng và chăn nuôi và phục vụ nông dân.
Ngay tại nhà chính của Hội Dòng ở Trung Linh, khi vào bếp chúng tôi thấy chị em vẫn bùm khăn, bịt mặt, nấu ăn bằng rơm rạ, bưng những nồi cơm đen nhẻm từ trong khối tro bếp ra bên ngoài… Chỉ một hình ảnh thôi đã khiến chúng tôi cảm thấy ấn tượng, cảm động và tin tưởng vào tinh thần hy sinh phục vụ của các chị em ở đây.
Chị Phó Tổng Phụ Trách cho biết: Hiện nay Hội Dòng đang phụ trách một trại người mù ở Hải Long và một bệnh xá tại Trung Linh-Nam Định. Bệnh xá này có quy mô một bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 100 lượt người đến khám bệnh và khu nội trú của bệnh xá thường xuyên có khoảng 50-65 bệnh nhân nội trú công giáo hoặc không công giáo đến từ nhiều tỉnh khác nhau ở Miền Bắc.
Chị Phó Tổng Phụ Trách cho biết hiện tại có khoảng 1 chục nơi mời Hội Dòng đến lập cơ sở phục vụ, nhưng Hội Dòng vẫn chưa có đủ nhân sự đáp ứng. Có lẽ vì có tinh thần hy sinh phục vụ cao như thế nên các chị em Mân Côi “đắt khách” mời chăng?