Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 17 Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
Roma, ngày 25/7/2008 (Zenit.org). –Chúa Giêsu muốn nói điều gì qua hai dụ ngôn kho tàng chôn giấu và viên ngọc quý? Nhiều hay ít là Chúa muốn nói thế này: Giờ quyết định của lịch sử đã đến. Nước Thiên Chúa đã đến trên thế gian.
Đặc biệt là Người nói về chính Mình và việc Người đến thế gian. Kho tàng được chôn giấu và viên ngọc quý không là gì khác ngoài chính Chúa Giêsu. Với những lời này dường như là Chúa Giêsu muốn nói: Ơn cứu độ đã đến cùng anh em cách nhưng không, theo sáng kiến của Thiên Chúa. Hãy quyết định, hãy lợi dụng thời cơ này, đừng để mất cơ hội. Đây là giây phút quyết định.
Điều này làm tôi nhớ đến ngày mà Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt. Trong một thành phố kia, du kích quân và đồng minh mở một nhà kho chứa đồ tiếp liệu mà quân đội Đức để lại khi họ rút lui. Chỉ trong chớp nhoáng, tin này lan đến các làng mạc trong xứ và tất cả mọi người đều nhanh chân chạy đến đó để lấy những đồ vật còn tốt. Có những người mang chăn về đầy nhà, người khác những giỏ đồ dự trữ.
Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu cũng muốn tạo nên một khung cảnh như thế với hai dụ ngôn này. Người muốn bảo chúng ta: Hãy chạy đến khi bạn còn thì giờ! Có một kho tàng nhưng không đang chờ bạn, một viên ngọc quý! Đừng để mất cơ hội.
Có một điều khác biệt là trong trường hợp của Chúa Giêsu, số bạc đánh cá chắc chắn là phải nặng ký hơn nhiều. Người ta đặt xuống tất cả những gì mình có. Nước Trời là điều duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi sự rủi ro nhất của cuộc đời mình, đó là đánh mất lý do tại sao chúng ta đang có mặt trên thế gian.
Chúng ta đang ở trong một xã hội mà người ta sống trên bảo hiểm. Người ta mua bảo hiểm cho tất cả mọi thứ. Ở một số quốc gia, điều này là một thứ điên cuồng. Người ta có cả bảo hiểm cho thời tiết xấu trong khi nghỉ hè. Trong các loại bảo hiểm ấy, bảo hiểm sinh mạng là thông thường nhất.
Tuy nhiên, hãy suy nghĩ trong giây phút. Loại bảo hiểm này để làm gì và nó bảo đảm cái gì? Bảo đảm người ta khỏi chết? Đương nhiên là không! Nó bảo đảm rằng trong trường hợp một người chết, thì người nào khác sẽ được số tiền bồi thường.
Nước Trời cũng là một loại bảo hiểm sinh mạng chống lại sự chết. Nhưng là một bảo đảm thật sự, không những chỉ cho những người còn sống, mà ngay cả người ra đi, là người chết. Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống”. Như thế chúng ta cũng hiểu những điều căn bản mà “ván bài” này đòi hỏi: bán tất cả và cho đi tất cả. Nói cách khác, sẵn sàng hy sinh nếu cần.
Tuy nhiên, người ta không phải trả tiền cho kho tàng hay viên ngọc này, vì theo định nghĩa thì chúng “vô giá”, nhưng cần phải xứng đáng để sở hữu chúng.
Thực ra trong mỗi dụ ngôn có hai diễn viên: một diễn viên hiển nhiên, đó là người đi bán và mua; và một diễn viên ẩn giấu, được mọi người hiểu ngầm. Diễn viên được hiểu ngầm là người chủ cũ, là người không biết rằng có kho tàng trong ruộng mình nên đã bán rẻ nó cho người đấu giá đầu tiên. Đó là người đàn ông hay đàn bà đã có viên ngọc nhưng không biết giá trị của nó, và đã nhường nó lại cho người sưu tầm đầu tiên, có thể đây là những người trao đổi nhau những bộ sưu tầm ngọc giả.
Làm sao mà chúng ta không thấy ở đây là lời cảnh cáo dành cho chúng ta, dân của lục địa Âu Châu cổ này, là những người đang bán rẻ đức tin và gia sản Kitô giáo của mình?
Tuy nhiên, dụ ngôn không nói “một người bán tất cả những gì mình có để bắt đầu đi tìm một kho tàng được chôn giấu.” Chúng ta biết câu truyện như thế kết thúc ra sao. Người ấy mất tất cả mà không tìm được kho tàng. Nhưng người trong câu truyện này là những kẻ nằm mơ chứ không phải là thị nhân.
Không: một người đã tìm được kho tàng, và vì thế mà bán tất cả những gì mình có để mua nó. Tóm lại, cần phải tìm thấy kho tàng trước đã để có can đảm và niềm vui mà bán tất cả.
Có một điều dù dụ ngôn không nói đến là chúng ta phải tìm Chúa Giêsu trước, gặp gỡ Người cách riêng, cách mới mẻ và chắc chắn. Khám phá ra Người như một người bạn và Đấng Cứu Độ. Rồi sau đó, sẽ dễ dàng để bán tất cả. Điều này sẽ làm cho chúng ta được “đầy vui mừng” như bác nông phu mà Tin Mừng nói đến.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Roma, ngày 25/7/2008 (Zenit.org). –Chúa Giêsu muốn nói điều gì qua hai dụ ngôn kho tàng chôn giấu và viên ngọc quý? Nhiều hay ít là Chúa muốn nói thế này: Giờ quyết định của lịch sử đã đến. Nước Thiên Chúa đã đến trên thế gian.
Đặc biệt là Người nói về chính Mình và việc Người đến thế gian. Kho tàng được chôn giấu và viên ngọc quý không là gì khác ngoài chính Chúa Giêsu. Với những lời này dường như là Chúa Giêsu muốn nói: Ơn cứu độ đã đến cùng anh em cách nhưng không, theo sáng kiến của Thiên Chúa. Hãy quyết định, hãy lợi dụng thời cơ này, đừng để mất cơ hội. Đây là giây phút quyết định.
Điều này làm tôi nhớ đến ngày mà Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt. Trong một thành phố kia, du kích quân và đồng minh mở một nhà kho chứa đồ tiếp liệu mà quân đội Đức để lại khi họ rút lui. Chỉ trong chớp nhoáng, tin này lan đến các làng mạc trong xứ và tất cả mọi người đều nhanh chân chạy đến đó để lấy những đồ vật còn tốt. Có những người mang chăn về đầy nhà, người khác những giỏ đồ dự trữ.
Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu cũng muốn tạo nên một khung cảnh như thế với hai dụ ngôn này. Người muốn bảo chúng ta: Hãy chạy đến khi bạn còn thì giờ! Có một kho tàng nhưng không đang chờ bạn, một viên ngọc quý! Đừng để mất cơ hội.
Có một điều khác biệt là trong trường hợp của Chúa Giêsu, số bạc đánh cá chắc chắn là phải nặng ký hơn nhiều. Người ta đặt xuống tất cả những gì mình có. Nước Trời là điều duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi sự rủi ro nhất của cuộc đời mình, đó là đánh mất lý do tại sao chúng ta đang có mặt trên thế gian.
Chúng ta đang ở trong một xã hội mà người ta sống trên bảo hiểm. Người ta mua bảo hiểm cho tất cả mọi thứ. Ở một số quốc gia, điều này là một thứ điên cuồng. Người ta có cả bảo hiểm cho thời tiết xấu trong khi nghỉ hè. Trong các loại bảo hiểm ấy, bảo hiểm sinh mạng là thông thường nhất.
Tuy nhiên, hãy suy nghĩ trong giây phút. Loại bảo hiểm này để làm gì và nó bảo đảm cái gì? Bảo đảm người ta khỏi chết? Đương nhiên là không! Nó bảo đảm rằng trong trường hợp một người chết, thì người nào khác sẽ được số tiền bồi thường.
Nước Trời cũng là một loại bảo hiểm sinh mạng chống lại sự chết. Nhưng là một bảo đảm thật sự, không những chỉ cho những người còn sống, mà ngay cả người ra đi, là người chết. Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống”. Như thế chúng ta cũng hiểu những điều căn bản mà “ván bài” này đòi hỏi: bán tất cả và cho đi tất cả. Nói cách khác, sẵn sàng hy sinh nếu cần.
Tuy nhiên, người ta không phải trả tiền cho kho tàng hay viên ngọc này, vì theo định nghĩa thì chúng “vô giá”, nhưng cần phải xứng đáng để sở hữu chúng.
Thực ra trong mỗi dụ ngôn có hai diễn viên: một diễn viên hiển nhiên, đó là người đi bán và mua; và một diễn viên ẩn giấu, được mọi người hiểu ngầm. Diễn viên được hiểu ngầm là người chủ cũ, là người không biết rằng có kho tàng trong ruộng mình nên đã bán rẻ nó cho người đấu giá đầu tiên. Đó là người đàn ông hay đàn bà đã có viên ngọc nhưng không biết giá trị của nó, và đã nhường nó lại cho người sưu tầm đầu tiên, có thể đây là những người trao đổi nhau những bộ sưu tầm ngọc giả.
Làm sao mà chúng ta không thấy ở đây là lời cảnh cáo dành cho chúng ta, dân của lục địa Âu Châu cổ này, là những người đang bán rẻ đức tin và gia sản Kitô giáo của mình?
Tuy nhiên, dụ ngôn không nói “một người bán tất cả những gì mình có để bắt đầu đi tìm một kho tàng được chôn giấu.” Chúng ta biết câu truyện như thế kết thúc ra sao. Người ấy mất tất cả mà không tìm được kho tàng. Nhưng người trong câu truyện này là những kẻ nằm mơ chứ không phải là thị nhân.
Không: một người đã tìm được kho tàng, và vì thế mà bán tất cả những gì mình có để mua nó. Tóm lại, cần phải tìm thấy kho tàng trước đã để có can đảm và niềm vui mà bán tất cả.
Có một điều dù dụ ngôn không nói đến là chúng ta phải tìm Chúa Giêsu trước, gặp gỡ Người cách riêng, cách mới mẻ và chắc chắn. Khám phá ra Người như một người bạn và Đấng Cứu Độ. Rồi sau đó, sẽ dễ dàng để bán tất cả. Điều này sẽ làm cho chúng ta được “đầy vui mừng” như bác nông phu mà Tin Mừng nói đến.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ