Lời nói không có tình yêu biến đời sống thành Hỏa Ngục.
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật XV Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa OFM Cap.
Rôma, ngày 11 tháng 7, năm 2008 (Zenit.org). - Các bài đọc Chúa Nhật này nói về Lời của Thiên Chúa với hai hình ảnh kết hợp với nhau: là hình ảnh của mưa và hạt giống.
Trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Isaia so sánh Lời Thiên Chúa với mưa từ Trời rơi xuống và không trở lại mà không tưới cùng giúp cho hạt giống mọc lên. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về Lời Thiên Chúa như hạt giống rơi vào những vùng đất khác nhau và sinh hoa trái. Lời Thiên Chúa là hạt giống vì nó phát sinh ra sự sống và là nước mưa để nuôi sự sống ấy, làm cho hạt giống mọc lên.
Khi nói về Lời Thiên Chúa, tất nhiên chúng ta thường cho là biến cố cảm động nhất, đó là Thiên Chúa nói. Thiên Chúa trong Thánh Kinh là Thiên Chúa nói!
Thánh Vịnh 50 viết: "Thiên Chúa chúng ta đến và Ngài sẽ không im tiếng." Chính Thiên Chúa thường nhắc lại: "Dân Ta ơi, hãy lắng nghe, T a sẽ nói" (Tv 50:7). Về điều này, Thánh Kinh cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhất so với các ngẫu tượng "có miệng mà không nói được" (Tv 115).
Chúng ta phải hiểu theê nào về những cách diễn tả nhân cách hóa như "Thiên Chúa đã nói cùng Ađam", "Thiên Chúa phán như thế", "Thiên Chúa phán", "sấm ngôn của Thiên Chúa", và những lời khác tương tự? Rõ ràng đó là một cách nói khác cách nói của con người, nói vào tai của tâm hồn.
Thiên Chúa nói theo cách Ngài viết! Ngôn sứ Giêrêmia nói, "Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong lòng chúng". Ngài viết trong tâm hồn và cũng làm cho các lời của Ngài vang lên trong lòng. Chính Ngài phán như thế qua ngôn sứ Hôsêa, khi nói về dân Israel như một người vợ bất trung: "Vậy Ta sẽ làm cho nàng say mê; Ta sẽ đem nàng vào hoang địa và sẽ nói với lòng nàng" (Hos 2:16).
Thiên Chúa không có miệng hay hơi thở của nhân loại; các ngôn sứ là miệng Ngài, Chúa Thánh Thần là hơi thở của Ngài. Chính Ngài nói với các ngôn sứ của Ngài, "Các ngươi sẽ là miệng Ta." Ngài cũng nói "Ta sẽ đặt lời Ta trên môi ngươi." Đó là ý nghĩa của câu nói bất hủ "con người được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần đã nói ra dưới ảnh hưởng của Thiên Chúa" (2 Phr 1:21). Truyền thống linh đạo của Hội Thánh đã đặt ra thành ngữ "tiếng nói nội tâm" cho cách nói với tâm trí và tâm hồn này.
Tuy nhiên, đây l thật sự là một cách nói theo nghĩa đen. Con người nhận được một sứ điệp có thể được dịch thành những lời của loài người. Cho nên cách Thiên Chúa nói sống động và thực tế, đến nỗi các ngôn sứ có thể nhớ lại cách chính xác địa điểm, ngày giờ mà một lời nào đó "đến" với họ. Lời Thiên Chúa cụ thể đến nỗi lời ấy "rơi" trên dân Israel như một tảng đá (Is 9:7). Hay như là bánh mà người ta có thể thưởng thức được: "Khi con tìm thấy lời Ngài, con đã nuốt nó; lời Ngài trở thành niềm vui và hạnh phúc của lòng con" (Gier 15:16).
Không có lời nào của loài người có thể đến với con người bằng một sự thâm sâu như Lời Thiên Chúa đến với họ. "Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4:12). Có khi lời nói của Thiên Chúa là tiếng sấm mạnh mẽ đến nỗi làm gẫy nát những cây hương bá núi Ly Băng" (Tv 29), lúc khác lại như "tiếng gió thì thầm" (1 Vua 19:12). Lời Chúa biết tất cả mọi âm điệu của cách nói loài người.
Bản chất nội tâm và thiêng liêng này của Lời Thiên Chúa thay đổi tận gốc khi "Ngôi Lời trở thành nhục thể." Với việc Đức Kitô đến, Thiên Chúa cũng nói bằng tiếng nói loài người mà chúng ta không những chỉ nghe thấy bằng đôi tai của linh hồn mà còn của thân xác nữa.
Như chúng ta đã thấy, Thánh Kinh coi Lời có giá trị lớn lao. Đã có nhiều cố gắng để thay đổi lời xác quyết long trọng mà Thánh Gioan dùng để mở đầu Tin Mừng của ngài: "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời."
Goethe làm cho Faust nói: "Từ nguyên thủy đã có hoạt động," và thật là lý thú để xem tác giả làm thế nào mà đi đến kết luận này. Faust nói: "Tôi không thể đánh giá "Ngôi Lời" cao như thế. Có thể tôi phải hiểu nó như là 'nghe'; nhưng nghe có thể trở thành sức mạnh hoạt động và tạo nên mọi sự không? Như thế tôi phải nói: 'từ nguyên thủy đã có sức mạnh.' Nhưng không, một tia sáng thình lình đưa ra cho tôi câu trả lời: 'Từ nguyên thủy đã có hoạt động.'" Tuy đây chỉ là những cố gắng phi lý để sửa đổi. Ngôi Lời hoặc Logos trong Tin Mừng Thánh Gioan có tất cả các ý nghĩa mà Goethe gán cho những từ khác. Như chúng ta thấy trong Phần Mở Đầu, Ngôi Lời là ánh sáng, là sự sống và là động lực sáng tạo.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người 'theo hình ảnh Ngài' chính vì Ngài đã dựng nên họ với khả năng nói, truyền thông và thiết lập những quan hệ. Ngài, chính Ngài từ muôn thủa đã có trong Mình một Lời, đã tạo dựng nên con người và ban cho họ món quà lời nói, để họ không những chỉ trở thành "hình ảnh" của Thiên Chúa mà còn "giống" Ngài (ST 1:26). Đối với con người, nói chưa đủ, mà còn phải học cách nói của Thiên Chúa. Nội dung và động lực của Lời Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa nói vì cùng một lý do mà Ngài tạo dựng: "để đổ đầy tình yêu của Ngài xuống tất cả mọi tạo vật và làm chúng vui sướng vì vẻ huy hoàng của vinh quang Ngài" như nói trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Từ đầu đến cuối Thánh Kinh không có gì khác hơn là một sứ điệp tình yêu của Thiên Chúa dành cho các tạo vật của Ngài. Giọng điệu có thể thay đổi, từ giận dữ đến dịu hiền, nhưng bản chất luôn luôn và chỉ là tình yêu.
Thiên Chúa đã dùng Lời để thông truyền sự sống và chân lý, để giáo huấn và an ủi. Điều này đưa đến câu hỏi sau: Chúng ta dùng lời để làm gì? Trong vở kịch "Các cửa bị đóng", Sartre đã cho chúng ta một hình ảnh nổi bật về việc truyền thông của con người sẽ ra sao khi mà không có tình yêu. Ba nhân vật được giới thiệu trong một giây phút ngắn, trong một phòng. Không có cửa sổ. Ánh sáng thật chói chang mà không có cách nào tắt đi. Sức nóng chết người, và mỗi người chỉ có một ghế ngồi. Đương nhiên là cửa cũng đóng. Có chuông mà không rung được. Những người này là ai? Đó là ba người chết, một người đàn ông và hai phụ nữ, và chỗ họ đang ở là địa ngục. Không có gương và họ chỉ thấy mình qua lời nói của người khác, là những lời cho họ hình ảnh kinh khủng nhất của họ, không chút xót thương, trái lại, chỉ có châm biếm và mỉa mai. Sau một thời gian, khi mà linh hồn họ bị lột trần cho nhau và những lỗi lầm đã làm họ hổ thẹn đang được đưa ra ánh sáng từng lỗi một, làm cho những người khác thích thú mà không xót thương, một người nói với hai người kia: "Hãy nhớ lại diêm sinh, lửa, và bị lửa hành hạ. Tất cả đều ngớ ngẩn. Không cần phải bị hành hạ: Hỏa ngục chính là những người khác." Lạm dụng lời nói có thể biến đời sống thành Hỏa Ngục.
Thánh Phaolô đưa ra cho các Kitô hữu khuôn vàng thước ngọc này về lời nói: "Ðừng bao giờ để những lời thô tục phát xuất từ miệng anh em, nhưng chỉ những lời tốt đẹp để xây dựng, hầu chúng có thể truyền đạt ân sủng cho người nghe" (Eph 4:29). Lời tốt đẹp là lời chọn mặt tích cực của một hành động và một người, và những lời ấy, ngay cả khi sửa sai, cũng không làm mất lòng. Một lời tốt đẹp là lời đem lại hy vọng. Một lời xấu là bất cứ lời nói nào không có tình yêu, để làm tổn thương hay hạ nhục người khác. Nếu một lời xấu phát ra từ miệng, thì cần phải rút nó lại ngay. Những lời của thi sĩ người Ý Metastasio không hoàn toàn đúng: "Lời nói ra từ bên trong thì không còn rút lại được; không thể ngừng một mũi tên được, khi nó đã rời khỏi cung tên".
Người ta có thể rút lại một lời đã nói ra khỏi miệng, hoặc có thể giới hạn hậu quả tiêu cực của nó, bằng cách xin lỗi. Như thế, thật là một món quà quý hóa cho đồng loại và một sự cải thiện phẩm chất của đời sống trong lòng gia đình và xã hội.
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật XV Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa OFM Cap.
Rôma, ngày 11 tháng 7, năm 2008 (Zenit.org). - Các bài đọc Chúa Nhật này nói về Lời của Thiên Chúa với hai hình ảnh kết hợp với nhau: là hình ảnh của mưa và hạt giống.
Trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Isaia so sánh Lời Thiên Chúa với mưa từ Trời rơi xuống và không trở lại mà không tưới cùng giúp cho hạt giống mọc lên. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về Lời Thiên Chúa như hạt giống rơi vào những vùng đất khác nhau và sinh hoa trái. Lời Thiên Chúa là hạt giống vì nó phát sinh ra sự sống và là nước mưa để nuôi sự sống ấy, làm cho hạt giống mọc lên.
Khi nói về Lời Thiên Chúa, tất nhiên chúng ta thường cho là biến cố cảm động nhất, đó là Thiên Chúa nói. Thiên Chúa trong Thánh Kinh là Thiên Chúa nói!
Thánh Vịnh 50 viết: "Thiên Chúa chúng ta đến và Ngài sẽ không im tiếng." Chính Thiên Chúa thường nhắc lại: "Dân Ta ơi, hãy lắng nghe, T a sẽ nói" (Tv 50:7). Về điều này, Thánh Kinh cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhất so với các ngẫu tượng "có miệng mà không nói được" (Tv 115).
Chúng ta phải hiểu theê nào về những cách diễn tả nhân cách hóa như "Thiên Chúa đã nói cùng Ađam", "Thiên Chúa phán như thế", "Thiên Chúa phán", "sấm ngôn của Thiên Chúa", và những lời khác tương tự? Rõ ràng đó là một cách nói khác cách nói của con người, nói vào tai của tâm hồn.
Thiên Chúa nói theo cách Ngài viết! Ngôn sứ Giêrêmia nói, "Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong lòng chúng". Ngài viết trong tâm hồn và cũng làm cho các lời của Ngài vang lên trong lòng. Chính Ngài phán như thế qua ngôn sứ Hôsêa, khi nói về dân Israel như một người vợ bất trung: "Vậy Ta sẽ làm cho nàng say mê; Ta sẽ đem nàng vào hoang địa và sẽ nói với lòng nàng" (Hos 2:16).
Thiên Chúa không có miệng hay hơi thở của nhân loại; các ngôn sứ là miệng Ngài, Chúa Thánh Thần là hơi thở của Ngài. Chính Ngài nói với các ngôn sứ của Ngài, "Các ngươi sẽ là miệng Ta." Ngài cũng nói "Ta sẽ đặt lời Ta trên môi ngươi." Đó là ý nghĩa của câu nói bất hủ "con người được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần đã nói ra dưới ảnh hưởng của Thiên Chúa" (2 Phr 1:21). Truyền thống linh đạo của Hội Thánh đã đặt ra thành ngữ "tiếng nói nội tâm" cho cách nói với tâm trí và tâm hồn này.
Tuy nhiên, đây l thật sự là một cách nói theo nghĩa đen. Con người nhận được một sứ điệp có thể được dịch thành những lời của loài người. Cho nên cách Thiên Chúa nói sống động và thực tế, đến nỗi các ngôn sứ có thể nhớ lại cách chính xác địa điểm, ngày giờ mà một lời nào đó "đến" với họ. Lời Thiên Chúa cụ thể đến nỗi lời ấy "rơi" trên dân Israel như một tảng đá (Is 9:7). Hay như là bánh mà người ta có thể thưởng thức được: "Khi con tìm thấy lời Ngài, con đã nuốt nó; lời Ngài trở thành niềm vui và hạnh phúc của lòng con" (Gier 15:16).
Không có lời nào của loài người có thể đến với con người bằng một sự thâm sâu như Lời Thiên Chúa đến với họ. "Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4:12). Có khi lời nói của Thiên Chúa là tiếng sấm mạnh mẽ đến nỗi làm gẫy nát những cây hương bá núi Ly Băng" (Tv 29), lúc khác lại như "tiếng gió thì thầm" (1 Vua 19:12). Lời Chúa biết tất cả mọi âm điệu của cách nói loài người.
Bản chất nội tâm và thiêng liêng này của Lời Thiên Chúa thay đổi tận gốc khi "Ngôi Lời trở thành nhục thể." Với việc Đức Kitô đến, Thiên Chúa cũng nói bằng tiếng nói loài người mà chúng ta không những chỉ nghe thấy bằng đôi tai của linh hồn mà còn của thân xác nữa.
Như chúng ta đã thấy, Thánh Kinh coi Lời có giá trị lớn lao. Đã có nhiều cố gắng để thay đổi lời xác quyết long trọng mà Thánh Gioan dùng để mở đầu Tin Mừng của ngài: "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời."
Goethe làm cho Faust nói: "Từ nguyên thủy đã có hoạt động," và thật là lý thú để xem tác giả làm thế nào mà đi đến kết luận này. Faust nói: "Tôi không thể đánh giá "Ngôi Lời" cao như thế. Có thể tôi phải hiểu nó như là 'nghe'; nhưng nghe có thể trở thành sức mạnh hoạt động và tạo nên mọi sự không? Như thế tôi phải nói: 'từ nguyên thủy đã có sức mạnh.' Nhưng không, một tia sáng thình lình đưa ra cho tôi câu trả lời: 'Từ nguyên thủy đã có hoạt động.'" Tuy đây chỉ là những cố gắng phi lý để sửa đổi. Ngôi Lời hoặc Logos trong Tin Mừng Thánh Gioan có tất cả các ý nghĩa mà Goethe gán cho những từ khác. Như chúng ta thấy trong Phần Mở Đầu, Ngôi Lời là ánh sáng, là sự sống và là động lực sáng tạo.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người 'theo hình ảnh Ngài' chính vì Ngài đã dựng nên họ với khả năng nói, truyền thông và thiết lập những quan hệ. Ngài, chính Ngài từ muôn thủa đã có trong Mình một Lời, đã tạo dựng nên con người và ban cho họ món quà lời nói, để họ không những chỉ trở thành "hình ảnh" của Thiên Chúa mà còn "giống" Ngài (ST 1:26). Đối với con người, nói chưa đủ, mà còn phải học cách nói của Thiên Chúa. Nội dung và động lực của Lời Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa nói vì cùng một lý do mà Ngài tạo dựng: "để đổ đầy tình yêu của Ngài xuống tất cả mọi tạo vật và làm chúng vui sướng vì vẻ huy hoàng của vinh quang Ngài" như nói trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Từ đầu đến cuối Thánh Kinh không có gì khác hơn là một sứ điệp tình yêu của Thiên Chúa dành cho các tạo vật của Ngài. Giọng điệu có thể thay đổi, từ giận dữ đến dịu hiền, nhưng bản chất luôn luôn và chỉ là tình yêu.
Thiên Chúa đã dùng Lời để thông truyền sự sống và chân lý, để giáo huấn và an ủi. Điều này đưa đến câu hỏi sau: Chúng ta dùng lời để làm gì? Trong vở kịch "Các cửa bị đóng", Sartre đã cho chúng ta một hình ảnh nổi bật về việc truyền thông của con người sẽ ra sao khi mà không có tình yêu. Ba nhân vật được giới thiệu trong một giây phút ngắn, trong một phòng. Không có cửa sổ. Ánh sáng thật chói chang mà không có cách nào tắt đi. Sức nóng chết người, và mỗi người chỉ có một ghế ngồi. Đương nhiên là cửa cũng đóng. Có chuông mà không rung được. Những người này là ai? Đó là ba người chết, một người đàn ông và hai phụ nữ, và chỗ họ đang ở là địa ngục. Không có gương và họ chỉ thấy mình qua lời nói của người khác, là những lời cho họ hình ảnh kinh khủng nhất của họ, không chút xót thương, trái lại, chỉ có châm biếm và mỉa mai. Sau một thời gian, khi mà linh hồn họ bị lột trần cho nhau và những lỗi lầm đã làm họ hổ thẹn đang được đưa ra ánh sáng từng lỗi một, làm cho những người khác thích thú mà không xót thương, một người nói với hai người kia: "Hãy nhớ lại diêm sinh, lửa, và bị lửa hành hạ. Tất cả đều ngớ ngẩn. Không cần phải bị hành hạ: Hỏa ngục chính là những người khác." Lạm dụng lời nói có thể biến đời sống thành Hỏa Ngục.
Thánh Phaolô đưa ra cho các Kitô hữu khuôn vàng thước ngọc này về lời nói: "Ðừng bao giờ để những lời thô tục phát xuất từ miệng anh em, nhưng chỉ những lời tốt đẹp để xây dựng, hầu chúng có thể truyền đạt ân sủng cho người nghe" (Eph 4:29). Lời tốt đẹp là lời chọn mặt tích cực của một hành động và một người, và những lời ấy, ngay cả khi sửa sai, cũng không làm mất lòng. Một lời tốt đẹp là lời đem lại hy vọng. Một lời xấu là bất cứ lời nói nào không có tình yêu, để làm tổn thương hay hạ nhục người khác. Nếu một lời xấu phát ra từ miệng, thì cần phải rút nó lại ngay. Những lời của thi sĩ người Ý Metastasio không hoàn toàn đúng: "Lời nói ra từ bên trong thì không còn rút lại được; không thể ngừng một mũi tên được, khi nó đã rời khỏi cung tên".
Người ta có thể rút lại một lời đã nói ra khỏi miệng, hoặc có thể giới hạn hậu quả tiêu cực của nó, bằng cách xin lỗi. Như thế, thật là một món quà quý hóa cho đồng loại và một sự cải thiện phẩm chất của đời sống trong lòng gia đình và xã hội.