VATICAN - Hôm thứ sáu, mùng 4 tháng 7, Phòng Báo Chí Toà Thánh đã chính thức công bố chương trình ĐTC Bênêđitô XVI viếng thăm Pháp Quốc, từ ngày 12 đến 15 tháng 9 tới đây, nhân dịp mừng 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Chuyến viếng thăm sẽ diễn ra tại hai địa điểm là thủ đô Paris và Lộ Đức.
ĐTC đến thủ đô Paris lúc 10 giờ sáng thứ sáu 12 tháng 9, sẽ được Tổng Thống Pháp, Ông Nicolas Sarkozy, tiếp tại Điện Élysée lúc 12 trưa.
Chiều thứ sáu, ĐTC có ba cuộc gặp gỡ quan trọng, với Cộng Đoàn Do Thái tại Toà Sứ Thần Toà Thánh, với những đại diện của Giới Văn Hoá Pháp tại Học Viện Bernardins, và cuối cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, các bạn trẻ trong giờ kinh Chiều, tại Nhà Thờ Chính Toà Paris.
Sáng thứ bảy, 13 tháng 9, ĐTC đến viếng thăm Học Viện Pháp (Collège de France), một nơi lịch sử có trụ sở của 5 Hàn Lâm Viện Pháp, trong đó có Hàn Lâm Viện các Khoa Học Luân Lý và Chính Trị mà Đức Thánh Cha đã được chọn làm thành viên ngoại quốc, từ năm 1992, khi còn là hồng y Joseph Ratzinger.
Sau đó, lúc 10 giờ sáng, ĐTC cử hành thánh lễ cho dân chúng tại Công Trường Les Invalides.
Vào buổi chiều thứ bảy, 13 tháng 9, lúc 16.30 phút, ĐTC sẽ đáp máy bay đi Lộ Đức, cao điểm của chuyến viếng thăm để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ Hiện Ra cho Bernadette.
ĐTC sẽ lưu lại tại Lộ Đức từ chiều thứ bảy cho đến sáng thứ hai 15 tháng 9, và sẽ có những sinh hoạt quan trọng, như tham dự cuộc rước kiệu vào tối thứ bảy, cử hành Thánh Lễ cùng với các Giám Mục Pháp đồng tế, để mừng Kỷ Niệm 150 năm Đức Mẹ Hiện Ra cho Bernadette vào sáng Chúa Nhật 14 tháng 9, và gặp các giám giám mục Pháp vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật.
Sáng thứ hai, 15 tháng 9, ĐTC cử hành Thánh Lễ đặc biệt dành cho các bệnh nhân lúc 8.45 phút sáng, và lúc 12.30 phút trưa, ĐTC đáp máy bay trở về Roma.
Tưởng nên nhắc lại nơi đây rằng hôm thứ tư 18 tháng 6 vừa qua, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, đã mở cuộc họp báo giải thích trước về ý nghĩa của chuyến viếng thăm này của ĐTC. ĐHY đã cho biết chủ đề chung của chuyến viếng thăm là “Hồng Ân Sự Sống”, và mục tiêu của chuyến viếng thăm, nhân dịp mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, là nhắm “đào sâu tương quan thuộc về Giáo Hội công giáo nơi người Pháp” vừa đồng thời “suy niệm về đặc tính phổ quát của Giáo Hội”
Chuyến viếng thăm sẽ diễn ra tại hai địa điểm là thủ đô Paris và Lộ Đức.
ĐTC đến thủ đô Paris lúc 10 giờ sáng thứ sáu 12 tháng 9, sẽ được Tổng Thống Pháp, Ông Nicolas Sarkozy, tiếp tại Điện Élysée lúc 12 trưa.
Chiều thứ sáu, ĐTC có ba cuộc gặp gỡ quan trọng, với Cộng Đoàn Do Thái tại Toà Sứ Thần Toà Thánh, với những đại diện của Giới Văn Hoá Pháp tại Học Viện Bernardins, và cuối cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, các bạn trẻ trong giờ kinh Chiều, tại Nhà Thờ Chính Toà Paris.
Sáng thứ bảy, 13 tháng 9, ĐTC đến viếng thăm Học Viện Pháp (Collège de France), một nơi lịch sử có trụ sở của 5 Hàn Lâm Viện Pháp, trong đó có Hàn Lâm Viện các Khoa Học Luân Lý và Chính Trị mà Đức Thánh Cha đã được chọn làm thành viên ngoại quốc, từ năm 1992, khi còn là hồng y Joseph Ratzinger.
Sau đó, lúc 10 giờ sáng, ĐTC cử hành thánh lễ cho dân chúng tại Công Trường Les Invalides.
Vào buổi chiều thứ bảy, 13 tháng 9, lúc 16.30 phút, ĐTC sẽ đáp máy bay đi Lộ Đức, cao điểm của chuyến viếng thăm để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ Hiện Ra cho Bernadette.
ĐTC sẽ lưu lại tại Lộ Đức từ chiều thứ bảy cho đến sáng thứ hai 15 tháng 9, và sẽ có những sinh hoạt quan trọng, như tham dự cuộc rước kiệu vào tối thứ bảy, cử hành Thánh Lễ cùng với các Giám Mục Pháp đồng tế, để mừng Kỷ Niệm 150 năm Đức Mẹ Hiện Ra cho Bernadette vào sáng Chúa Nhật 14 tháng 9, và gặp các giám giám mục Pháp vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật.
Sáng thứ hai, 15 tháng 9, ĐTC cử hành Thánh Lễ đặc biệt dành cho các bệnh nhân lúc 8.45 phút sáng, và lúc 12.30 phút trưa, ĐTC đáp máy bay trở về Roma.
Tưởng nên nhắc lại nơi đây rằng hôm thứ tư 18 tháng 6 vừa qua, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, đã mở cuộc họp báo giải thích trước về ý nghĩa của chuyến viếng thăm này của ĐTC. ĐHY đã cho biết chủ đề chung của chuyến viếng thăm là “Hồng Ân Sự Sống”, và mục tiêu của chuyến viếng thăm, nhân dịp mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, là nhắm “đào sâu tương quan thuộc về Giáo Hội công giáo nơi người Pháp” vừa đồng thời “suy niệm về đặc tính phổ quát của Giáo Hội”