Bài chú giải Tin Mừng Chúa Nhật thứ 14 Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
Roma, ngày 4 tháng 7, năm 2008 (Zenit.org).- Bài Tin Mừng Chúa Nhật này là một trong những đoạn Tin Mừng xúc tích và sâu sắc nhất, nó gồm 3 phần: một lời cầu nguyện –“Lạy Cha, con chúc tụng Cha” -- một lời công bố của Chúa Giêsu về chính Mình – “Mọi sự Cha Ta đã ban cho Ta” -- và một lời mời gọi – “Hãy đến cùng Ta tất cả những ai lao nhọc.”
Tôi sẽ giới hạn những nhận xét của tôi vào yếu tố thứ nhất, lời cầu nguyện, bởi vì nó hàm chứa một mặc khải quan trọng phi thường: “"Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy.”
Năm Thánh Phaolô vừa bắt đầu và chú giải hay nhất cho những lời này của Chúa Giêsu là điều Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô: “Khi anh em nghĩ lại ơn kêu gọi của mình thì không mấy ai trong anh em khôn ngoan theo kiểu loài người, không mấy ai quyền thế, không mấy ai quý phái.
“Nhưng Thiên Chúa đã chọn những gì điên dại trong thế gian để làm cho những kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng. Và những gì hèn mọn trong thế gian, những gì bị khinh miệt, những gì không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, để không một người nào dám tự hào trước mặt Thiên Chúa” (1 Cor 1:26-29).
Những lời của Đức Kitô và Thánh Phaolô chiếu cùng một tia sáng vào thế giới hôm nay. Đó là một hoàn cảnh được lập lại. Những người khôn ngoan và thông thái đang tránh xa đức tin, họ thường nhìn bằng cặp mắt thương hại đến đám đông đang cầu nguyện, là những người tin vào phép lạ, những người vây quanh Cha Thánh Piô. Chắc chắn rằng không phải tất cả các học giả đều làm như thế, và đương nhiên là không phải đa số những người trong họ, nhưng không thể nghi ngờ là những người đang làm như vậy, là những người có ảnh hưởng nhất, là những người có cái máy phát thanh mạnh nhất, nhóm người có thể có những phương tiện truyền thông chính.
Nhiều người trong họ là người lương thiện và thông minh, nhưng quan điểm của họ là hậu quả của giáo dục, môi trường và kinh nghiệm sống hơn là chống lại chân lý. Cho nên tôi không phán đoán những cá nhân. Tôi biết một số những người như thế và tôi rất tôn trọng họ. Nhưng điều ấy không cấm chúng ta vạch ra trọng tâm của vấn đề. Việc đóng kín lòng đối với mọi mặc khải từ bên trên, và như thế cũng đóng lòng với đức tin, lý do không phải vì thông minh mà vì kiêu ngạo, một sự kiêu ngạo đặc biệt chối từ mọi sự lệ thuộc và đòi một sự tự trị tuyệt đối.
Họ cố thủ sau chữ “lý trý” có ma lực nhưng trong thực tế nó không phải là cái “lý trí thuần túy” là lý trí đòi sự tự trị ấy, mà nó cũng không bị đòi hỏi bởi một lý do “tối cao.” Trái lại nó bị đòi hỏi bởi một lý do nô lệ, bởi những đôi cánh đã bị cắt lông.
Hãy xét đến điều mà một số triết gia, là những ngườì không thể bị kết án là thiếu thông minh và khả năng biện luận, đã nói về lý do này. Ông Blaise Pascal đã quan sát: “Hành động quan trọng nhất của lý trý là trong việc nhận ra có vô số những điều nó không thể hiểu nổi.”
Soren Kierkegaard đã viết: “Người ta luôn nói rẳng khoa học, là khoa học tìm sự hiểu biết, không thỏa mãn khi nó cho rằng điều này hay điều kia không thể hiểu được. Đây là sự sai lầm. Phải nói ngược lại: nếu khoa học của con người không muốn nhìn nhận rằng có một điều nào đó nó không thể hiểu được, hoặc – nói cách chính xác hơn –có một điều nào đó nó ‘hiểu cách rõ ràng là nó không thể hiểu được,’ Thì như thế có những vấn đề. Cho nên công tác của sự hiểu biết của con người là hiểu rằng có những điều là những điều nó không thể hiểu được.”
Những người không nhìn nhận khả năng vượt trên [lý trí] là đóng khung lý trí vào một giới hạn và làm nhục nó. Nhưng đó không phải là điều mà người có niềm tin làm bởi người ấy mở lòng trí ra cho tình trạng có thể có sự siêu việt này.
Điều tôi vừa nói giải thích tại sao những tư tưỡng hiện đại, sau Nietzsche, đã thay thế giá trị của “chân lý,” bằng việc “theo đuổi” chân lý và vì vậy thay thế cho sự chân thành. Đôi khi thái độ này được coi là một thái độ khiêm nhường (bằng lòng với một “tư tưởng yếu”!), và thái độ của những người có niềm tin vào chân lý tuyệt đối được coi là tự phụ, nhưng đó là một phán đoán rất nông cạn.
Bao lâu một người còn tìm kiếm thì người ấy là vai chính, là người đưa ra luật cho trò chơi. Nhưng một khi đã tìm thấy chân lý thì nó lên ngôi và người tìm kiếm phải cúi đầu trước chân lý, và khi là một chân lý siêu việt thì giá phải trả là “hy sinh trí năng”.
Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan, “Thầy là Chân Lý”; “Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”; “Hãy đến cùng Ta tất cả những ai lao nhọc và gồng gánh nặng nề, và Ta sẽ cho các người nghỉ ngơi” là những lời khiêu khích đối với nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Nhưng những lời ấy là lời mời gọi, chứ không phải lời khiển trách và cũng được nói với những người đang mệt nhọc vì tìm kiếm mà không tìm được gì cả, với những người mà cuộc đời đang bị hành hạ mỗi lần chạm trán với khối đá không thể hiểu được của sự huyền nhiệm.
Nhà tâm lý học C.G. Jung nói trong sách của ông rằng tất cả mọi bệnh nhân ở một lứa tuổi nào đó đến với ông đã bị một loại bệnh có thể được gọi là “thiếu khiêm nhường” và không thể chữa được cho đến khi họ học được một thái độ tôn trọng đối với một thực tại lớn hơn họ, đó là một thái độ khiêm nhường.
Chúa Giêsu cũng lập lại cùng nhiều người lương thiện, thông minh và khôn ngoan của thế giới hôm nay lời mời gọi đầy tình yêu của Người: “Hãy đến với Ta tất cả những ai lao nhọc và gồng gánh nặng nề và Ta sẽ cho các người, và sự bình an mà các người đang uổng công tìm kiếm trong suy luận trong giằn vặt được nghỉ ngơi.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Roma, ngày 4 tháng 7, năm 2008 (Zenit.org).- Bài Tin Mừng Chúa Nhật này là một trong những đoạn Tin Mừng xúc tích và sâu sắc nhất, nó gồm 3 phần: một lời cầu nguyện –“Lạy Cha, con chúc tụng Cha” -- một lời công bố của Chúa Giêsu về chính Mình – “Mọi sự Cha Ta đã ban cho Ta” -- và một lời mời gọi – “Hãy đến cùng Ta tất cả những ai lao nhọc.”
Tôi sẽ giới hạn những nhận xét của tôi vào yếu tố thứ nhất, lời cầu nguyện, bởi vì nó hàm chứa một mặc khải quan trọng phi thường: “"Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy.”
Năm Thánh Phaolô vừa bắt đầu và chú giải hay nhất cho những lời này của Chúa Giêsu là điều Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô: “Khi anh em nghĩ lại ơn kêu gọi của mình thì không mấy ai trong anh em khôn ngoan theo kiểu loài người, không mấy ai quyền thế, không mấy ai quý phái.
“Nhưng Thiên Chúa đã chọn những gì điên dại trong thế gian để làm cho những kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng. Và những gì hèn mọn trong thế gian, những gì bị khinh miệt, những gì không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, để không một người nào dám tự hào trước mặt Thiên Chúa” (1 Cor 1:26-29).
Những lời của Đức Kitô và Thánh Phaolô chiếu cùng một tia sáng vào thế giới hôm nay. Đó là một hoàn cảnh được lập lại. Những người khôn ngoan và thông thái đang tránh xa đức tin, họ thường nhìn bằng cặp mắt thương hại đến đám đông đang cầu nguyện, là những người tin vào phép lạ, những người vây quanh Cha Thánh Piô. Chắc chắn rằng không phải tất cả các học giả đều làm như thế, và đương nhiên là không phải đa số những người trong họ, nhưng không thể nghi ngờ là những người đang làm như vậy, là những người có ảnh hưởng nhất, là những người có cái máy phát thanh mạnh nhất, nhóm người có thể có những phương tiện truyền thông chính.
Nhiều người trong họ là người lương thiện và thông minh, nhưng quan điểm của họ là hậu quả của giáo dục, môi trường và kinh nghiệm sống hơn là chống lại chân lý. Cho nên tôi không phán đoán những cá nhân. Tôi biết một số những người như thế và tôi rất tôn trọng họ. Nhưng điều ấy không cấm chúng ta vạch ra trọng tâm của vấn đề. Việc đóng kín lòng đối với mọi mặc khải từ bên trên, và như thế cũng đóng lòng với đức tin, lý do không phải vì thông minh mà vì kiêu ngạo, một sự kiêu ngạo đặc biệt chối từ mọi sự lệ thuộc và đòi một sự tự trị tuyệt đối.
Họ cố thủ sau chữ “lý trý” có ma lực nhưng trong thực tế nó không phải là cái “lý trí thuần túy” là lý trí đòi sự tự trị ấy, mà nó cũng không bị đòi hỏi bởi một lý do “tối cao.” Trái lại nó bị đòi hỏi bởi một lý do nô lệ, bởi những đôi cánh đã bị cắt lông.
Hãy xét đến điều mà một số triết gia, là những ngườì không thể bị kết án là thiếu thông minh và khả năng biện luận, đã nói về lý do này. Ông Blaise Pascal đã quan sát: “Hành động quan trọng nhất của lý trý là trong việc nhận ra có vô số những điều nó không thể hiểu nổi.”
Soren Kierkegaard đã viết: “Người ta luôn nói rẳng khoa học, là khoa học tìm sự hiểu biết, không thỏa mãn khi nó cho rằng điều này hay điều kia không thể hiểu được. Đây là sự sai lầm. Phải nói ngược lại: nếu khoa học của con người không muốn nhìn nhận rằng có một điều nào đó nó không thể hiểu được, hoặc – nói cách chính xác hơn –có một điều nào đó nó ‘hiểu cách rõ ràng là nó không thể hiểu được,’ Thì như thế có những vấn đề. Cho nên công tác của sự hiểu biết của con người là hiểu rằng có những điều là những điều nó không thể hiểu được.”
Những người không nhìn nhận khả năng vượt trên [lý trí] là đóng khung lý trí vào một giới hạn và làm nhục nó. Nhưng đó không phải là điều mà người có niềm tin làm bởi người ấy mở lòng trí ra cho tình trạng có thể có sự siêu việt này.
Điều tôi vừa nói giải thích tại sao những tư tưỡng hiện đại, sau Nietzsche, đã thay thế giá trị của “chân lý,” bằng việc “theo đuổi” chân lý và vì vậy thay thế cho sự chân thành. Đôi khi thái độ này được coi là một thái độ khiêm nhường (bằng lòng với một “tư tưởng yếu”!), và thái độ của những người có niềm tin vào chân lý tuyệt đối được coi là tự phụ, nhưng đó là một phán đoán rất nông cạn.
Bao lâu một người còn tìm kiếm thì người ấy là vai chính, là người đưa ra luật cho trò chơi. Nhưng một khi đã tìm thấy chân lý thì nó lên ngôi và người tìm kiếm phải cúi đầu trước chân lý, và khi là một chân lý siêu việt thì giá phải trả là “hy sinh trí năng”.
Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan, “Thầy là Chân Lý”; “Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”; “Hãy đến cùng Ta tất cả những ai lao nhọc và gồng gánh nặng nề, và Ta sẽ cho các người nghỉ ngơi” là những lời khiêu khích đối với nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Nhưng những lời ấy là lời mời gọi, chứ không phải lời khiển trách và cũng được nói với những người đang mệt nhọc vì tìm kiếm mà không tìm được gì cả, với những người mà cuộc đời đang bị hành hạ mỗi lần chạm trán với khối đá không thể hiểu được của sự huyền nhiệm.
Nhà tâm lý học C.G. Jung nói trong sách của ông rằng tất cả mọi bệnh nhân ở một lứa tuổi nào đó đến với ông đã bị một loại bệnh có thể được gọi là “thiếu khiêm nhường” và không thể chữa được cho đến khi họ học được một thái độ tôn trọng đối với một thực tại lớn hơn họ, đó là một thái độ khiêm nhường.
Chúa Giêsu cũng lập lại cùng nhiều người lương thiện, thông minh và khôn ngoan của thế giới hôm nay lời mời gọi đầy tình yêu của Người: “Hãy đến với Ta tất cả những ai lao nhọc và gồng gánh nặng nề và Ta sẽ cho các người, và sự bình an mà các người đang uổng công tìm kiếm trong suy luận trong giằn vặt được nghỉ ngơi.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ