ROMA. Lúc 7 giờ chiều 22-5-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ tại thềm Đền thờ Thánh Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tiến về Đền thờ Đức Bà Cả.
Trời Roma đã mưa nhiều lần trước đó trong ngày, nhưng từ lúc 5 giờ rưỡi, nắng lên và trời đẹp trở lại. Tham dự thánh lễ, có hàng chục ngàn tín hữu, 10 HY và 20 GM. Đặc biệt có nhiều em bé mới rước lễ lần đầu. Phần cho rước lễ do 50 LM và 40 phó tế vĩnh viễn của giáo phận Roma đảm trách.
Trong bài giảng, ĐTC lần lượt giải thích ý nghĩa của 3 giai đoạn của buổi lễ: trước tiên là sự tập hợp trước bàn thờ Chúa, tiếp đến là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và sau cùng là thờ lạy Thánh Thể.
Ngài nhắc đến sự kiện việc cử hành thánh lễ trong thời kỳ nguyên thủy: Trong mỗi Giáo Hội địa phương có một Giám Mục duy nhất và cộng đoàn được hình thành quanh Giám mục, quanh Thánh Lễ được Người cử hành, cộng đoàn ấy là duy nhất vì chỉ có một chén được chúc phúc và một bánh được bẻ ra... Cộng đoàn quây quần quanh Thánh Thể, họp thành một thực thể duy nhất, dù các tín hữu thuộc nhiều lứa tuổi, phái tính, giai tầng xã hội và chính kiến khác nhau”.
Và ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Thánh Thể không bao giờ là một sự kiện riêng tư dành cho một số người tự lựa chọn nhau vì hợp nhau hoặc vì tình bạn. Vì thế, cần phải luôn cảnh giác làm sao để những cám dỗ cục bộ và đầu óc địa phương không làm cho buổi lễ đi theo chiều hướng ngược lại. Là Kitô hữu, có nghĩa là tụ tập lại từ các nơi để ở trước nhan Chúa duy nhất và trở thành một với Chúa”.
Sang đến việc rước kiệu Mình Thánh Chúa, đây là đồng hành với Chúa, ĐTC nói: ”Qua việc ban mình Ngài cho chúng ta trong Thánh Thể, Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi những tình trạng “tê liệt” của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta trỗi dây và tiến bước nhờ sức mạnh của Bánh sự sống. Như đã xảy ra cho Ngôn Sứ Elia, người đã tị nạn vào sa mạc vì lo sợ kẻ thù và quyết định để cho mình chết đi (xc. 1 Vua 19,1-4). Nhưng Thiên Chúa đánh thức ông dậy khỏi giấc ngủ và làm cho ông thấy bên cạnh có bánh vừa nướng chín và nước: ”Hãy trỗi dậy và ăn, vì đường ngươi phải đi còn quá dài” (1 Vua 19,5.7). Cuộc rước kiệu Mình Thánh dạy chúng ta rằng Thánh Thể muốn giải thoát chúng ta khỏi mọi thái độ nản chí và thất vọng, muốn làm cho chúng ta trỗi dậy và tiếp tục hành trình với sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô. Đó là kinh nghiệm của dân Israel trong cuộc xuất hành từ Ai Cập, cuộc lữ hành dài qua sa mạc.”
Sau cùng, ĐTC giải thích việc quì gối thờ lạy Chúa. Ngài nói: ”Thờ lạy Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở thành Bánh được bẻ ra vì tình yêu, là phương dược hiệu nghiệm nhất chống lại sự tôn thờ ngẫu tượng trong quá khứ và ngày nay. Quì gối trước Thánh Thể là một sự tuyên xưng tự do: ai cúi mình trước Chúa Giêsu thì không thể và không phải cúi mình trước bất kỳ một quyền lực trần thế nào, dù nó mạnh mẽ đến đâu đi nữa. Các tín hữu Kitô chúng ta chỉ quì gối trước bí tích Cực Thánh, vì trong đó chúng ta biết và tin rằng có Thiên Chúa thật duy nhất hiện diện. Ngài là Đấng đã tạo thành và yêu thương trần thế độ độ đã ban Con duy nhất của Ngài” (xc Gioan 3,16)... Thờ lạy chính là kinh nguyện kéo dài việc cử hành và rước lễ và trong đó linh hồn tiếp tục được nuôi dưỡng: linh hồn được nuôi bằng tình yêu, bằng chân lý và an bình, bằng hy vọng, vì Đấng mà chúng ta phủ phục trước Ngài không không phán xét, không đè bẹp chúng ta, nhưng giải thoát và biến đổi chúng ta”
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự cuộc rước Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây có nghi thức chầu Mình Thánh Chúa và ĐTC đã ban phép lành cho mọi người. (SD 22-5-2008)
Trời Roma đã mưa nhiều lần trước đó trong ngày, nhưng từ lúc 5 giờ rưỡi, nắng lên và trời đẹp trở lại. Tham dự thánh lễ, có hàng chục ngàn tín hữu, 10 HY và 20 GM. Đặc biệt có nhiều em bé mới rước lễ lần đầu. Phần cho rước lễ do 50 LM và 40 phó tế vĩnh viễn của giáo phận Roma đảm trách.
Trong bài giảng, ĐTC lần lượt giải thích ý nghĩa của 3 giai đoạn của buổi lễ: trước tiên là sự tập hợp trước bàn thờ Chúa, tiếp đến là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và sau cùng là thờ lạy Thánh Thể.
Ngài nhắc đến sự kiện việc cử hành thánh lễ trong thời kỳ nguyên thủy: Trong mỗi Giáo Hội địa phương có một Giám Mục duy nhất và cộng đoàn được hình thành quanh Giám mục, quanh Thánh Lễ được Người cử hành, cộng đoàn ấy là duy nhất vì chỉ có một chén được chúc phúc và một bánh được bẻ ra... Cộng đoàn quây quần quanh Thánh Thể, họp thành một thực thể duy nhất, dù các tín hữu thuộc nhiều lứa tuổi, phái tính, giai tầng xã hội và chính kiến khác nhau”.
Và ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Thánh Thể không bao giờ là một sự kiện riêng tư dành cho một số người tự lựa chọn nhau vì hợp nhau hoặc vì tình bạn. Vì thế, cần phải luôn cảnh giác làm sao để những cám dỗ cục bộ và đầu óc địa phương không làm cho buổi lễ đi theo chiều hướng ngược lại. Là Kitô hữu, có nghĩa là tụ tập lại từ các nơi để ở trước nhan Chúa duy nhất và trở thành một với Chúa”.
Sang đến việc rước kiệu Mình Thánh Chúa, đây là đồng hành với Chúa, ĐTC nói: ”Qua việc ban mình Ngài cho chúng ta trong Thánh Thể, Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi những tình trạng “tê liệt” của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta trỗi dây và tiến bước nhờ sức mạnh của Bánh sự sống. Như đã xảy ra cho Ngôn Sứ Elia, người đã tị nạn vào sa mạc vì lo sợ kẻ thù và quyết định để cho mình chết đi (xc. 1 Vua 19,1-4). Nhưng Thiên Chúa đánh thức ông dậy khỏi giấc ngủ và làm cho ông thấy bên cạnh có bánh vừa nướng chín và nước: ”Hãy trỗi dậy và ăn, vì đường ngươi phải đi còn quá dài” (1 Vua 19,5.7). Cuộc rước kiệu Mình Thánh dạy chúng ta rằng Thánh Thể muốn giải thoát chúng ta khỏi mọi thái độ nản chí và thất vọng, muốn làm cho chúng ta trỗi dậy và tiếp tục hành trình với sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô. Đó là kinh nghiệm của dân Israel trong cuộc xuất hành từ Ai Cập, cuộc lữ hành dài qua sa mạc.”
Sau cùng, ĐTC giải thích việc quì gối thờ lạy Chúa. Ngài nói: ”Thờ lạy Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở thành Bánh được bẻ ra vì tình yêu, là phương dược hiệu nghiệm nhất chống lại sự tôn thờ ngẫu tượng trong quá khứ và ngày nay. Quì gối trước Thánh Thể là một sự tuyên xưng tự do: ai cúi mình trước Chúa Giêsu thì không thể và không phải cúi mình trước bất kỳ một quyền lực trần thế nào, dù nó mạnh mẽ đến đâu đi nữa. Các tín hữu Kitô chúng ta chỉ quì gối trước bí tích Cực Thánh, vì trong đó chúng ta biết và tin rằng có Thiên Chúa thật duy nhất hiện diện. Ngài là Đấng đã tạo thành và yêu thương trần thế độ độ đã ban Con duy nhất của Ngài” (xc Gioan 3,16)... Thờ lạy chính là kinh nguyện kéo dài việc cử hành và rước lễ và trong đó linh hồn tiếp tục được nuôi dưỡng: linh hồn được nuôi bằng tình yêu, bằng chân lý và an bình, bằng hy vọng, vì Đấng mà chúng ta phủ phục trước Ngài không không phán xét, không đè bẹp chúng ta, nhưng giải thoát và biến đổi chúng ta”
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự cuộc rước Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây có nghi thức chầu Mình Thánh Chúa và ĐTC đã ban phép lành cho mọi người. (SD 22-5-2008)