Chúa nhật Mình và Máu Thánh Chúa
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đã cho chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu khẳng định cho chúng ta: “Ngài chính là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời …”. Ngày xưa, tổ tiên, cha ông của người Do Thái được Chúa ban cho man-na nhưng rồi cũng sẽ chết. Còn với Chúa Giêsu, Ngài là Bánh Hằng Sống, Bánh Hằng Sống chính là Bí Tích Thánh Thể, là Mình và Máu Chúa ban cho con người.
Có người tin và có người không tin. Những người Do Thái không tin nên đã tranh luận sôi nổi sau khi nghe Chúa nói Chúa là Bánh Hằng Sống. Họ không dừng lại ở chuyện tranh luận nhưng họ đã đi quá xa cái chuyện tranh luận và cuối cùng đã dẫn họ đến chuyện kết án tử cho Chúa. Đặc biệt trong giờ phút chia ly, trong giờ phút trước khi chịu án tử, Chúa Giêsu đã trối lại cho các môn đệ Bí Tích Tình Yêu. Bí Tích Tình Yêu của Chúa đã lập hơn 2000 năm qua và Ngài vẫn còn mở ngõ cho sự đón nhận của con người. Ngày xưa vẫn thế và ngày nay vẫn vậy. Có những người không tin đã đành, có những người tin, vẫn đi tham dự Thánh lễ nhưng vẫn chưa sống mầu nhiệm Thánh Thể mà Chúa mời gọi.
Khi được nâng lên thành một Bí Tích, bữa ăn với lương thực chính là Đức Giêsu càng có giá trị vô song, đó là cho con người có chính sự sống của Thiên Chúa, và nhờ đó dần dần được tham dự vào thế giới Thiên Chúa, thế giới của vĩnh hằng và sung mãn. Sự sống ấy đã là cơ nghiệp Chúa Giêsu để lại cho ta rồi, như Ngài đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6, 54), cũng như cho con người sống với những kích thước lớn nhất và sâu nhất. Được mang lấy Đức Kitô trong mình, người kitô hữu cũng phải sống tinh thần của Ngài, mà Đức Kitô không sống cho riêng mình nhưng sống cho Chúa Cha và cho nhân loại. Ta trở nên một với Ngài không chỉ trong lúc cử hành Thánh Thể, nhưng cuộc đời của ta phải là một thánh lễ nối dài, đang khi trở về với cuộc sống thường nhật, mỗi người hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa.
Chỉ xin đưa ra ba chiều kích nhỏ của việc sống Bí Tích Tình Yêu.
Hiệp thông với Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, Giáo Hội được gọi gìn giữ và cổ võ sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa các tín hữu. Vì mục tiêu ấy Giáo Hội có được lời Chúa và các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó Giáo Hội luôn sống động, tăng triển. Thánh Thể xuất hiện như đỉnh cao của tất cả các Bí Tích, vì nó làm cho nên hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Cha, bằng đồng hoá với Người Con yêu dấu của Người, nhờ hoạt động Chúa Thánh Thần với một đức tin sâu sắc.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã viết: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự thánh lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, đây là một thực hành đem lại nhiều ơn ích, qua đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ấn dấu mạnh mẽ trên bạn”.
Việc trở nên chi thể Đức Kitô do Bí Tích Thanh Tẩy thực hiện, không ngừng được đổi mới và củng cố nhờ tham dự vào hy lễ tạ ơn, nhất là việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Quả thật, chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống: “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6,57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong nhau”, giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ của Người: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15, 4). Nhờ cử hành Bí Tích Thánh Thể, ngay từ bây giờ chúng ta được kết hợp với phụng vụ trên trời và tiền dự vào sự sống vĩnh cửu, khi Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi sự (1Cr 15, 28).
Bởi thế, thánh Augustino đã kêu gọi: “Chúng ta hãy đến hiệp lễ, với lòng xác tín hiệp thông Mình và Máu Chúa Kitô. Vì dưới hình thức bánh, chính thân xác Người được ban cho bạn, còn dưới hình rượu thì có Máu Người, bạn chỉ còn là một Mình và một Máu với Người”.
Vậy ăn lấy Đức Kitô trong tâm hồn là gì ? phải chăng là sự lãnh nhận tinh thần và sự sống của Người, một sự quyện lấy nhau, người này ở trong người kia. Nơi Chúa chỉ có một sự sống duy nhất là sống cho nhau và cho người khác.
Chia sẻ và trao ban.
Trao đổi, chia sẻ trong Bí Tích Thánh Thể được đẩy đến mức tận cùng. Bánh ơn trời, hoa màu của ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Thiên Chúa! Con người dâng lên và Thiên chúa trao lại tất cả. Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà người Kitô Hữu sống lấy giây phút hiện tại, điều mà thánh Gioan đã thốt lên: Thiên chúa đã yêu thương thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban Người Con Một … (Ga 3,16); và cũng chính trong Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta có thể “trút cả mọi lo âu cho Chúa, vì Người chăm sóc chúng ta” (1Pr 5,7). Trong Bí Tích Thánh Thể, chia sẻ không còn chỉ là lời lẽ hay quà tặng bên ngoài, mà là chia sẻ đến mức không tưởng: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy …”. Quà tặng Người trao chính là thân mình tự hiến của Người. Đó là tuyệt đỉnh của tình yêu.
Thân mình tự hiến cho chúng ta, phải chăng chính là để chúng ta biết tự hiến thân mình cho anh em? Chắc hẳn đó mới là sự trao đổi và cũng là sự tưởng nhớ mà Đức Giêsu mong muốn: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đón nhận tấm bánh bẻ ra, thúc giục người Kitô Hữu phải chia sẻ bánh trong cuộc sống hằng ngày, đó là chia sẻ bánh bác ái, những gì chúng ta là và những gì chúng ta có, nó phải biến đổi chúng ta thành những người đồng bàn trong Giáo Hội và với từng con người, nó cũng dạy chúng ta cách phục vụ Giáo Hội qua anh chị em mình.
Việc cử hành Thánh Thể kêu gọi ta thực thi đức ái cách mãnh liệt, bằng cách lưu tâm đặc biệt đến anh em túng thiếu, những người được miêu tả như “bí tích hiện diện của Đức Kitô”. Như thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Bạn muốn tôn kính thân mình Chúa. Bạn đừng khinh thường khi thấy thân mình này được bao phủ bởi những giẻ rách, sau khi tôn vinh thân mình trong nhà thờ, được vận toàn lụa là, bạn đừng để thân mình bên ngoài bị lạnh, đừng để thân mình này lâm cảnh khốn cùng … Đấng đã nói: “Đây là Mình Tôi”, và bảo đảm với bạn những điều đó là thật, Đấng ấy cũng nói: Điều mà ngươi không làm cho kẻ bé mọn nhất này là chính người cũng không làm cho Ta.
Bí tích Thánh Thể đòi buộc chúng ta phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô đã nộp vì chúng ta, chúng ta phải nhậnï ra Người trong những người nghèo nhất. Thánh Thể thực sự dẫn đến yêu thương và thái độ phục vụ mà Đức Kitô yêu cầu các môn đệ thực hiện (Lc 22, 24-27; Ga 13, 14). Đáp lại sự tranh chấp của các môn đệ, là hành vi cúi xuống rửa chân của Đức Giêsu. Người đã trở nên gương mẫu yêu thương phục vụ tha nhân cách khiêm nhường (Ga 13, 14-17). Một tình yêu khiến Người trở nên của ăn “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em” (Lc 22, 19). Một tình yêu được nâng lên thành một luật nền tảng, đúng hơn là một lối sống, làm mô phạm cho mọi người, mọi tương quan trong Giáo Hội “Các con hãy làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Điều này được thực hiện sống động nơi cộng đoàn tiên khởi: hiệp thông, chuyên cần bẻ bánh, cầu nguyện không ngừng, giúp đỡ người nghèo, những khách hành hương, thăm viếng các tù nhân và nuôi dưỡng những ai túng thiếu (Cv 2, 42- 47; 4, 32-35; 5, 14, 46).
Đức ái Kitô Giáo chỉ thực hiện được, nếu tình yêu Thiên Chúa được chuyển từ Đấng Cứu Thế sang cho người khác.
Biến đổi và thăng hoa cuộc sống.
Một câu hát có lẽ đã đi sâu vào ký ức nhiều người:
“Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày
Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây …”.
Cuộc viếng thăm đích thực nào cũng động chạm tới cõi lòng và làm biến đổi cuộc sống. Biến đổi sẽ đến mức trọn vẹn khi ta có thể thốt lên: “Tôi sống nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Đức Kitô đến thăm viếng tâm hồn mỗi người Kitô Hữu, nhưng điều quan trọng là sự biến đổi nơi người kitô hữu, người đón nhận cuộc viếng thăm. Nếu sự biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là trên bình diện thân thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thì cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người Kitô Hữu biến đổi tận bình diện nào khi lãnh nhận Thánh Thể ? Nói khác đi Thiên Chúa viếng thăm, chấp nhận ra khỏi chính mình để mang lấy những gì thuộc về con người, vậy con ngườiù liệu có ra khỏi chính mình để nhận lấy những gì thuộc về Thiên Chúa hay không ? Câu trả lời tất nhiên thuộc về Thánh Thần và thái độ tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, là cảm nếm trước bàn tiệc Nước Trời, nơi đó Chúa Kitô mời gọi mọi tín hữu đến rước lấy Ngài để có sự sống đời đời. Do đó mỗi khi tham dự Thánh Lễ, người tín hữu sẽ rước Thánh Thể để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Đức ấy phải được hiện tại hóa qua đời sống hằng ngày. Thánh Phaolô đã lưu ý mọi Kitô Hữu về sự kết hợp với Thiên Chúa qua tất cả thụ tạo và việc làm, như một cách hiểu Thánh Thể nối dài trong cuộc sống: “Dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31). Đồng thời ngài cũng cảnh cáo sự chia rẽ giữa các tín hữu với nhau. Nói khác đi, Phaolô lên án việc cử hành Bí Tích Thánh Thể cắt đứt với cuộc sống thật: Tất cả cùng hiệp thông với một thân mình Chúa Kitô qua tấm bánh và chén rượu duy nhất, nhưng lại phân biệt giàu nghèo và chia rẽ nhau” (1Cr 11, 17-34).
Bữa tiệc Thánh Thể phát sinh một hiệu quả thánh hóa thân xác ta. Thánh Thể tác động một cách thần thiêng, gây ảnh hưởng không phải bằng sự đụng chạm khả giác nhưng bằng sự lan tỏa Chúa Thánh Thần, mà Mình Thánh Chúa đang mang theo. Phẩm giá của xác thịt nhân loại ngày càng trở nên cao trọng nhờ việc rước Thánh Thể. Một cách mầu nhiệm, Đức Kitô đến che giấu sự cao cả của xác thịt Ngài trong xác thịt hèn hạ của chúng ta, và muốn cho xác thịt ta tham dự vào việc thần hóa nhân tính. “Thân xác ta là đền thờ của Thiên Chúa”. Chính vì thế, thân xác ta phải được biến đổi và tinh sạch. Vì nó thuộc về một ngôi vị con người và chia sẻ sự cao trọng của ngôi vị ấy. Nhất là nó đã trở nên nơi ở của Thiên Chúa, khi ta đón rước Chúa Ba Ngôi ngự vào lòng. Đối với người hấp hối, khi rước của ăn đàng, họ đón nhận được Đức Kitô là Đấng sẽ đưa linh hồn họ sang cõi sống bên kia, và đồng thời trong thân xác sắp tan rã, họ cũng nhận được sự bảo đảm có một sự sống trổi vượt, sẽ thắng được sự chết vào ngày thế mạt. Của ăn đàng đưa linh hồn vào hạnh phúc trên trời và đưa thân xác đến phúc sống lại.
Như thế, Thánh Thể là suối nguồn bình an sâu thẳm, vì nó xác nhận việc con người hòa giải cùng Thiên Chúa. Thánh Thể còn phát sinh ra sự bình an, bởi lẽ nó mang lại cho con người điều thiện hảo duy nhất có thể làm cho con tim thỏa mãn, là chiếm hữu được chính Thiên chúa. Nhờ đó khi gặp cơn cám dỗ, sự bình an ấy giúp con người được bình tĩnh và tín thác vào sự che chở của Thiên Chúa.
Nhớ lại câu dẫn vào Thánh lễ rất quen thuộc của một cha giáo: “Anh em thân mến ! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một với Đức Giêsu. Sau mỗi lần tham dự Thánh lễ mà chúng ta không để cho cuộc đời chúng ta nên một như Đức Giêsu thì Thánh lễ chúng ta tham dự trở nên vô ích”.
Nghe một lần chưa thấm, nghe nhiều lần rồi thấm và phải suy nghĩ. Đúng như vị linh mục ấy nói. Nếu cứ tham dự Thánh lễ xong rồi cuộc đời đâu lại vào đấy thì quả là chán vì khi ta tham dự Thánh Lễ, ta được kết hợp với Thiên Chúa là nguồn vui, nguồn bình an, nguồn hạnh phúc thật của đời ta.
Và bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm: “Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân !”. Thánh lễ nào cũng kết thúc, cũng chia tay, cũng tạm biệt nhưng Thánh lễ sẽ không kết thúc, không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống của ta. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người chúng ta với anh chị em đồng loại.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Chúa như Ngài đã kiết hiệp: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Ước gì mỗi Kitô hữu cũng mặc lấy, cũng sống lấy tâm tình của Thánh Phaolô để mọi người xung quanh chúng ta nhìn vào chúng ta họ thấy có một Đức Giêsu đang hiện diện với họ.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Ngài làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin Chúa nuôi dưỡng và gìn giữ chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này để mai kia chúng ta được cùng hưởng nhan Thánh của Ngài trên Thiên Quốc.
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đã cho chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu khẳng định cho chúng ta: “Ngài chính là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời …”. Ngày xưa, tổ tiên, cha ông của người Do Thái được Chúa ban cho man-na nhưng rồi cũng sẽ chết. Còn với Chúa Giêsu, Ngài là Bánh Hằng Sống, Bánh Hằng Sống chính là Bí Tích Thánh Thể, là Mình và Máu Chúa ban cho con người.
Có người tin và có người không tin. Những người Do Thái không tin nên đã tranh luận sôi nổi sau khi nghe Chúa nói Chúa là Bánh Hằng Sống. Họ không dừng lại ở chuyện tranh luận nhưng họ đã đi quá xa cái chuyện tranh luận và cuối cùng đã dẫn họ đến chuyện kết án tử cho Chúa. Đặc biệt trong giờ phút chia ly, trong giờ phút trước khi chịu án tử, Chúa Giêsu đã trối lại cho các môn đệ Bí Tích Tình Yêu. Bí Tích Tình Yêu của Chúa đã lập hơn 2000 năm qua và Ngài vẫn còn mở ngõ cho sự đón nhận của con người. Ngày xưa vẫn thế và ngày nay vẫn vậy. Có những người không tin đã đành, có những người tin, vẫn đi tham dự Thánh lễ nhưng vẫn chưa sống mầu nhiệm Thánh Thể mà Chúa mời gọi.
Khi được nâng lên thành một Bí Tích, bữa ăn với lương thực chính là Đức Giêsu càng có giá trị vô song, đó là cho con người có chính sự sống của Thiên Chúa, và nhờ đó dần dần được tham dự vào thế giới Thiên Chúa, thế giới của vĩnh hằng và sung mãn. Sự sống ấy đã là cơ nghiệp Chúa Giêsu để lại cho ta rồi, như Ngài đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6, 54), cũng như cho con người sống với những kích thước lớn nhất và sâu nhất. Được mang lấy Đức Kitô trong mình, người kitô hữu cũng phải sống tinh thần của Ngài, mà Đức Kitô không sống cho riêng mình nhưng sống cho Chúa Cha và cho nhân loại. Ta trở nên một với Ngài không chỉ trong lúc cử hành Thánh Thể, nhưng cuộc đời của ta phải là một thánh lễ nối dài, đang khi trở về với cuộc sống thường nhật, mỗi người hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa.
Chỉ xin đưa ra ba chiều kích nhỏ của việc sống Bí Tích Tình Yêu.
Hiệp thông với Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, Giáo Hội được gọi gìn giữ và cổ võ sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa các tín hữu. Vì mục tiêu ấy Giáo Hội có được lời Chúa và các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó Giáo Hội luôn sống động, tăng triển. Thánh Thể xuất hiện như đỉnh cao của tất cả các Bí Tích, vì nó làm cho nên hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Cha, bằng đồng hoá với Người Con yêu dấu của Người, nhờ hoạt động Chúa Thánh Thần với một đức tin sâu sắc.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã viết: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự thánh lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, đây là một thực hành đem lại nhiều ơn ích, qua đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ấn dấu mạnh mẽ trên bạn”.
Việc trở nên chi thể Đức Kitô do Bí Tích Thanh Tẩy thực hiện, không ngừng được đổi mới và củng cố nhờ tham dự vào hy lễ tạ ơn, nhất là việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Quả thật, chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống: “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6,57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong nhau”, giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ của Người: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15, 4). Nhờ cử hành Bí Tích Thánh Thể, ngay từ bây giờ chúng ta được kết hợp với phụng vụ trên trời và tiền dự vào sự sống vĩnh cửu, khi Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi sự (1Cr 15, 28).
Bởi thế, thánh Augustino đã kêu gọi: “Chúng ta hãy đến hiệp lễ, với lòng xác tín hiệp thông Mình và Máu Chúa Kitô. Vì dưới hình thức bánh, chính thân xác Người được ban cho bạn, còn dưới hình rượu thì có Máu Người, bạn chỉ còn là một Mình và một Máu với Người”.
Vậy ăn lấy Đức Kitô trong tâm hồn là gì ? phải chăng là sự lãnh nhận tinh thần và sự sống của Người, một sự quyện lấy nhau, người này ở trong người kia. Nơi Chúa chỉ có một sự sống duy nhất là sống cho nhau và cho người khác.
Chia sẻ và trao ban.
Trao đổi, chia sẻ trong Bí Tích Thánh Thể được đẩy đến mức tận cùng. Bánh ơn trời, hoa màu của ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Thiên Chúa! Con người dâng lên và Thiên chúa trao lại tất cả. Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà người Kitô Hữu sống lấy giây phút hiện tại, điều mà thánh Gioan đã thốt lên: Thiên chúa đã yêu thương thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban Người Con Một … (Ga 3,16); và cũng chính trong Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta có thể “trút cả mọi lo âu cho Chúa, vì Người chăm sóc chúng ta” (1Pr 5,7). Trong Bí Tích Thánh Thể, chia sẻ không còn chỉ là lời lẽ hay quà tặng bên ngoài, mà là chia sẻ đến mức không tưởng: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy …”. Quà tặng Người trao chính là thân mình tự hiến của Người. Đó là tuyệt đỉnh của tình yêu.
Thân mình tự hiến cho chúng ta, phải chăng chính là để chúng ta biết tự hiến thân mình cho anh em? Chắc hẳn đó mới là sự trao đổi và cũng là sự tưởng nhớ mà Đức Giêsu mong muốn: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đón nhận tấm bánh bẻ ra, thúc giục người Kitô Hữu phải chia sẻ bánh trong cuộc sống hằng ngày, đó là chia sẻ bánh bác ái, những gì chúng ta là và những gì chúng ta có, nó phải biến đổi chúng ta thành những người đồng bàn trong Giáo Hội và với từng con người, nó cũng dạy chúng ta cách phục vụ Giáo Hội qua anh chị em mình.
Việc cử hành Thánh Thể kêu gọi ta thực thi đức ái cách mãnh liệt, bằng cách lưu tâm đặc biệt đến anh em túng thiếu, những người được miêu tả như “bí tích hiện diện của Đức Kitô”. Như thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Bạn muốn tôn kính thân mình Chúa. Bạn đừng khinh thường khi thấy thân mình này được bao phủ bởi những giẻ rách, sau khi tôn vinh thân mình trong nhà thờ, được vận toàn lụa là, bạn đừng để thân mình bên ngoài bị lạnh, đừng để thân mình này lâm cảnh khốn cùng … Đấng đã nói: “Đây là Mình Tôi”, và bảo đảm với bạn những điều đó là thật, Đấng ấy cũng nói: Điều mà ngươi không làm cho kẻ bé mọn nhất này là chính người cũng không làm cho Ta.
Bí tích Thánh Thể đòi buộc chúng ta phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô đã nộp vì chúng ta, chúng ta phải nhậnï ra Người trong những người nghèo nhất. Thánh Thể thực sự dẫn đến yêu thương và thái độ phục vụ mà Đức Kitô yêu cầu các môn đệ thực hiện (Lc 22, 24-27; Ga 13, 14). Đáp lại sự tranh chấp của các môn đệ, là hành vi cúi xuống rửa chân của Đức Giêsu. Người đã trở nên gương mẫu yêu thương phục vụ tha nhân cách khiêm nhường (Ga 13, 14-17). Một tình yêu khiến Người trở nên của ăn “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em” (Lc 22, 19). Một tình yêu được nâng lên thành một luật nền tảng, đúng hơn là một lối sống, làm mô phạm cho mọi người, mọi tương quan trong Giáo Hội “Các con hãy làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Điều này được thực hiện sống động nơi cộng đoàn tiên khởi: hiệp thông, chuyên cần bẻ bánh, cầu nguyện không ngừng, giúp đỡ người nghèo, những khách hành hương, thăm viếng các tù nhân và nuôi dưỡng những ai túng thiếu (Cv 2, 42- 47; 4, 32-35; 5, 14, 46).
Đức ái Kitô Giáo chỉ thực hiện được, nếu tình yêu Thiên Chúa được chuyển từ Đấng Cứu Thế sang cho người khác.
Biến đổi và thăng hoa cuộc sống.
Một câu hát có lẽ đã đi sâu vào ký ức nhiều người:
“Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày
Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây …”.
Cuộc viếng thăm đích thực nào cũng động chạm tới cõi lòng và làm biến đổi cuộc sống. Biến đổi sẽ đến mức trọn vẹn khi ta có thể thốt lên: “Tôi sống nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Đức Kitô đến thăm viếng tâm hồn mỗi người Kitô Hữu, nhưng điều quan trọng là sự biến đổi nơi người kitô hữu, người đón nhận cuộc viếng thăm. Nếu sự biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là trên bình diện thân thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thì cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người Kitô Hữu biến đổi tận bình diện nào khi lãnh nhận Thánh Thể ? Nói khác đi Thiên Chúa viếng thăm, chấp nhận ra khỏi chính mình để mang lấy những gì thuộc về con người, vậy con ngườiù liệu có ra khỏi chính mình để nhận lấy những gì thuộc về Thiên Chúa hay không ? Câu trả lời tất nhiên thuộc về Thánh Thần và thái độ tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, là cảm nếm trước bàn tiệc Nước Trời, nơi đó Chúa Kitô mời gọi mọi tín hữu đến rước lấy Ngài để có sự sống đời đời. Do đó mỗi khi tham dự Thánh Lễ, người tín hữu sẽ rước Thánh Thể để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Đức ấy phải được hiện tại hóa qua đời sống hằng ngày. Thánh Phaolô đã lưu ý mọi Kitô Hữu về sự kết hợp với Thiên Chúa qua tất cả thụ tạo và việc làm, như một cách hiểu Thánh Thể nối dài trong cuộc sống: “Dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31). Đồng thời ngài cũng cảnh cáo sự chia rẽ giữa các tín hữu với nhau. Nói khác đi, Phaolô lên án việc cử hành Bí Tích Thánh Thể cắt đứt với cuộc sống thật: Tất cả cùng hiệp thông với một thân mình Chúa Kitô qua tấm bánh và chén rượu duy nhất, nhưng lại phân biệt giàu nghèo và chia rẽ nhau” (1Cr 11, 17-34).
Bữa tiệc Thánh Thể phát sinh một hiệu quả thánh hóa thân xác ta. Thánh Thể tác động một cách thần thiêng, gây ảnh hưởng không phải bằng sự đụng chạm khả giác nhưng bằng sự lan tỏa Chúa Thánh Thần, mà Mình Thánh Chúa đang mang theo. Phẩm giá của xác thịt nhân loại ngày càng trở nên cao trọng nhờ việc rước Thánh Thể. Một cách mầu nhiệm, Đức Kitô đến che giấu sự cao cả của xác thịt Ngài trong xác thịt hèn hạ của chúng ta, và muốn cho xác thịt ta tham dự vào việc thần hóa nhân tính. “Thân xác ta là đền thờ của Thiên Chúa”. Chính vì thế, thân xác ta phải được biến đổi và tinh sạch. Vì nó thuộc về một ngôi vị con người và chia sẻ sự cao trọng của ngôi vị ấy. Nhất là nó đã trở nên nơi ở của Thiên Chúa, khi ta đón rước Chúa Ba Ngôi ngự vào lòng. Đối với người hấp hối, khi rước của ăn đàng, họ đón nhận được Đức Kitô là Đấng sẽ đưa linh hồn họ sang cõi sống bên kia, và đồng thời trong thân xác sắp tan rã, họ cũng nhận được sự bảo đảm có một sự sống trổi vượt, sẽ thắng được sự chết vào ngày thế mạt. Của ăn đàng đưa linh hồn vào hạnh phúc trên trời và đưa thân xác đến phúc sống lại.
Như thế, Thánh Thể là suối nguồn bình an sâu thẳm, vì nó xác nhận việc con người hòa giải cùng Thiên Chúa. Thánh Thể còn phát sinh ra sự bình an, bởi lẽ nó mang lại cho con người điều thiện hảo duy nhất có thể làm cho con tim thỏa mãn, là chiếm hữu được chính Thiên chúa. Nhờ đó khi gặp cơn cám dỗ, sự bình an ấy giúp con người được bình tĩnh và tín thác vào sự che chở của Thiên Chúa.
Nhớ lại câu dẫn vào Thánh lễ rất quen thuộc của một cha giáo: “Anh em thân mến ! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một với Đức Giêsu. Sau mỗi lần tham dự Thánh lễ mà chúng ta không để cho cuộc đời chúng ta nên một như Đức Giêsu thì Thánh lễ chúng ta tham dự trở nên vô ích”.
Nghe một lần chưa thấm, nghe nhiều lần rồi thấm và phải suy nghĩ. Đúng như vị linh mục ấy nói. Nếu cứ tham dự Thánh lễ xong rồi cuộc đời đâu lại vào đấy thì quả là chán vì khi ta tham dự Thánh Lễ, ta được kết hợp với Thiên Chúa là nguồn vui, nguồn bình an, nguồn hạnh phúc thật của đời ta.
Và bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm: “Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân !”. Thánh lễ nào cũng kết thúc, cũng chia tay, cũng tạm biệt nhưng Thánh lễ sẽ không kết thúc, không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống của ta. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người chúng ta với anh chị em đồng loại.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Chúa như Ngài đã kiết hiệp: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Ước gì mỗi Kitô hữu cũng mặc lấy, cũng sống lấy tâm tình của Thánh Phaolô để mọi người xung quanh chúng ta nhìn vào chúng ta họ thấy có một Đức Giêsu đang hiện diện với họ.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Ngài làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin Chúa nuôi dưỡng và gìn giữ chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này để mai kia chúng ta được cùng hưởng nhan Thánh của Ngài trên Thiên Quốc.