NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (19)

CHƯƠNG XI: GIÁO XỨ và CỘNG ĐOÀN (Tiếp theo)

Theo giáo huấn của Công Đồng và các Thượng Hội Đồng Giám mục thì Kitô hữu có thể chia hai loại thừa tác vụ:

1. thừa tác vụ truyền phong phát nguồn từ Bí tích Truyền Chức Thánh như Linh mục, Giám mục ề Các thừa tác vụ truyền phong là ân sủng ban cho toàn thyể Giáo Hội, chứ không phải là ân sủng riêng cho người lãnh nhận… Chức Linh mục thừa tác như Công Đồng Vatican II đã gọi, hướng về chức tư tế vương giả tổng quát của mọi tín hữu (do Bí tích Rửa Tội) và cùng đích cốt yếu của nó nằm ở trong chức tư tế nàyỪ. (Người Tín Hữu Giáo Dân số 22)

2. các thừa tác vụ phát sinh do ba Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Hôn Phối. Các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa tác vụ, nhiệm vụ và chức vụ của các giáo dân trong việc phụng vụ, cũng như trong việc mục vụ và rao giảng Lời Chúa. Chẳng hạn khi cần thiết giáo dân có thể đảm nhiệm tác vụ giúp lễ, đọc lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, cho rước lễ theo các qui tắc luật định, dạy giáo lý, làm tông đồ giữa các tôn giáo, trong môi trường chuyên nghiệp v.v.. (Người Tín Hữu Giáo Dân số 22)

Sự hợp tác giữa Giáo sĩ và Giáo dân trong Giáo Hội địa phương, Giáo xứ và Cộng đoàn thật quan trọng. Do đó, chúng tôi hy vọng Thư Mục vụ 2002-2003 của Đức Cha Émile MARCUS, P.S.S., Tổng Giám mục (nay đã hồi hưu) Giáo phận Toulouse giúp chúng ta hiểu biết về hợp tác đó.

LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN

Chúng ta không thể chỉ hân hoan và tạ ơn Chúa về sự hợp tác, đa dạng và tốt đẹp, giữa linh mục và giáo dân trong Giáo phận. Thật vậy, chúng ta không thể phủ nhận đây là một trong những thành quả chính yếu do sự cố gắng áp dụng các hướng dẫn của Công đồng Vatican II.

Ba văn kiện đánh dấu giai đoạn lịch sử đầy phấn khởi nầy. Từ Giáo hội hoàn vũ, Tông huấn của Đức Gioan Phaolô II về ‘Ơn gọi và Sứ mạng người giáo dân trong thế giới‘, đút kết từ Thượng Hội đồng Giám mục tại Rôma (1987). Cho các Giáo phận tại Pháp, tài liệu ‘Sứ vụ Giáo dân, những hướng dẫn mục vụ’ được thông qua tại Đại hội khoáng đại các Giám mục năm 1999 và các phiếu chỉ dẫn áp dụng, đã được ấn hành năm 2000. Cuối cùng, trong Giáo phận, những Văn kiện Công nghị Giáo phận Toulouse được ban hành tháng 09/1993.

Những tiến bộ, tuy vậy, vẫn đang mong chờ. Thư Mục vụ nầy nhằm để bày tỏ ước muốn và cung cấp vài phương tiện nhằm một mục tiêu chính xác: làm sao để có sự hợp tác tốt hơn giữa linh mục và giáo dân trong việc phục vụ Giáo phận nầy ?

Sự suy nghĩ của chúng ta sẽ bao gồm năm giai đoạn.

1. Chúng ta sẽ khởi sự lưu ý đến những linh mục và giáo dân không có sự liên hệ hợp tác. Vì những quan trọng và cần thiết phải có, những người nầy không thể làm quên đi những liên hệ cơ bản hiệp nhất tất cả các Kitô hữu cùng những người trong họ đã nhận Chức Thánh và, nhờ đó, nhân danh và kết hợp với Chúa, trở thành Mục tử của họ.

2. Chúng ta sẽ suy nghĩ tiếp những gì chứng nhận rằng chúng ta, linh mục và giáo dân, hợp nhau để Giáo hội Chúa Kitô luôn là Giáo hội hằng sống. Chúng ta phải chú tâm tới điềụu nầụy nếu chúng ta muốn sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân trổ sinh hoa trái.

3. Chúng ta sẽ tiến hành tiếp việc kiểm điểm. Tại đâu? Lúc nào? Làm sao? Để chúng ta, linh mục và giáo dân cùng cam kết phục vụ trong một Giáo phận.

Phần nầy cần mô tả rỏ hơn nhằm cho biết tầm rộng lớn và sự phong phú do những sự cộng tác thiết thực giữa những người đã nhận Thánh Chức và tập thể những người đã được Rửa tội.

4. Chúng ta sẽ cố gắng tự cổ võ bằng vài tiến bộ có giá trị trong những liên hệ và hợp tác giữa linh mục và giáo dân nhằm mục đích làm sinh hoạt Giáo phận thêm sốùng động hơn. Nơi đó, thật xứng đáng tiếp nhận những nguồụn nhân lực và tinh thần sẵn có trong niềm ưu tư chung để hiểu biết, yêu thương và phục vụ Chúa Kitô.

5. Chúng ta sẽ quan tâm một sự khó khăn có thể phát sinh nếu không lưu ý đến sự kiện là chỉ vài giáo dân trong những thành viên trong Cộng đồng Thiên Chúa giáo hành xử một công tác của Giáo hội quan trọng cùng tham gia vào trách nhiệm mục vụ của linh mục.

Chúng ta cần thận trọng, trong mọi giai đoạn của tiến trình, để phù hợp với mầu nhiệm của Hội thánh, về những vấn đề liên hệ đến giáo sĩ và giáo dân. Chúng ta có thể sẽ không biết giảm thiểu chúng ở bình diện thực hành hay lo âu cho sự hữu hiệu. Giáo hội là định chế, đương nhiên, nhưng còn là mầụu nhiệm. Một cách chuẩn bị tốt đẹp cho sự suy nghĩ và những định hướng mà tôi đề nghị ở đây sẽ được đọc lại trong chương một Hiến chế Tín lý Công đồng Vatican II về Giáo hội, đặc biệt là số 8 mời gọi xem Giáo hội như là một tổ chức hữu hình theo mội loại suy (analogie) nào đó với Đấng Thầân Linh. Giáo hội trong sự hữu hình định chế, ‘phục vụ Thánh Thần Chúa, Đấng thúc đẩy sự tăng trưởng cho Nhiệm Thể Chúa’. (xem Ep. 4,16)

Một nhận xét sơ khởi bắt buộc. Chúng ta có thể chỉ dừng lại ở việc quan sát các linh mục và giáo dân như lờụi báo nơi tựa đề thư Mục vụ này để suy nghĩ cách thức mà họ chọn để phục vụ Giáo hội? Vì Giáo hội không chỉ bao gồm linh mục và giáo dân. Hàng Linh mục chỉ là một trong ba thiên chức, với các Giám mục và bực Phó tế. Về tín hữu Giáo dân, dù cùng tuyên xưng một Đức Tin và được ghi dấùu bằng những Bí tích nguyên thủy, họ hiện diện trong mọi trường hợp, nên có một khác biệt bao la.

Lại nữa, trong Giáo hội, khi là linh mục hay giáo dân cũng tùy thuộc điều kiện thế tục hoặc trong đời sống tu dòng.

Mặc dù, ở đây, chúng ta quan tâm dến vài khía cạnh của sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân và sự tổ chức cần thiết cho đời sống Giáo hội, chúng ta cũng cầụn lưu ý đến lý lẽ của sự tập hợp phức tạp và dồi dào trong Giáo hội, nhưng không có gì là xa lạ cho những ai là thành viên, bấùt kể với trách nhiệm, sứ vụ hay hình thức sống nào.

Phần Thứ Nhất. LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN CHỈ CÓ VỚI NHAU NHỮNG LIÊN HỆ HỢP TÁC ?

Ngày nay, khi nói đến Linh mục và giáo dân, người ta nhận thức ngay là mọi người không có cùng sự tiếp cận của người nầy đối với người khác. Nhiều nguời dự kiến những phương cách khác nhau dù cùng hành động vì đời sống Giáo hội, các sự cộng tác nầy có thể đưa đến sự tham gia vào việc thi hành trách vụ của linh mục. Người khác chỉ ở mức theo khái niệm mà người giáo dân có thể tham gia sứ vụ linh mục.

Để sáng tỏ, chúng ta nói rằng linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung trong Giáo hội bằng hai cách khác nhau, không độc lập người nầy với người khác, nhưng cầụn phải phân biệt rõ rệt.

1. Hiện diện giữa giáo dân, và cho giáo dân, các linh mục, trước hết là thi hành trách nhiệm mục vụ. Các Cha là những mục tử của các tín hữu được giao phó, mang hình ảnh Chúa Kitô, Mục Tử duy nhất và là Đầu Giáo hội. Bởi thế, linh mục đã nhận từ Chúa bởi Bí tích Truyền Chức Thánh ‘một quyền năng’mà Thánh Phaolô giải thích (thí dụ, xem II Co 10,8 và 13,10). Nghị định của Vatican II về Thừa tác vụ và đời sống Linh mục để ‘liên kết những cố gắng của mình với của giáo dân’, ‘bằng chân thành nhận biết vai trò riêng của mình trong sứ vụ của Giáo hội’ (số 9), nhưng không quên nhắc lạichức năng đối với mọi người nhận lãnh Bí tích Rửa tội, ‘phi thường và bất khả miễn’. Linh mục là những thừa tác viên Lời Chúa (số 4) và các Bí tích, cách riêng là Giải tội và Thánh Thể (số 5) và có bổn phận ‘hướng dẫn Dân Chúa, nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tới Thiên Chúa là Cha’ (số 6). Ngoài ra, Giáo hội quy định ‘chức vụ Cha Sở chỉ có hiệu lực khi giao cho một Linh mục’.

2. Cùng với giáo dân, các linh mục có nhiệm vụ hoàn thành Nhiệm Thể Chúa Kitô. Văn kiện về thừa tác vụ và đời sống Linh mục mà chúng ta vừa ghi nhận biết bao yêu cầu về tính cách bất khả miễn cho nhiệm vụ của mục tử: ‘Tuy nhiên, với tất cả Kitô hữu, các linh mục là những môn đệ của Thiên Chúa mà nhờ Hồng Ân được Chúa gọi để tham gia Vương Quốc Ngài. Giữa tất cả các tín hữu, linh mục là anh em trong các anh em của mình, phần tử của Nhiệm Thể duy nhất Đức Kitô mà sự hình thành được giao phó cho mọi người ’. Từ quan điểm nầy, chúng ta có thể đề cập đến sự đồng trách nhiệm, như Tông Huấn năm 1988 ghi: « Do phẩm cách Thánh Tẩy (mọi thành phần Dân Chúa), tín hữu giáo dân có đồng trách nhiệm, với các giáo sĩ, trong sứ mạng của Hội Thánh. » (số 15).

Sự phân biệt chứng minh là các linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung, trong Giáo hội, bằng hai cách: danh xưng sứ nhiệm mục vụ giao phó cho linh mục mà không cho tín hữu nào khác (kể cả là linh mục!), nhưng cũng có, và chính danh, cho những cộng tác viên, vì sự hoàn thành Nhiệm Thể Đức Kitô « được giao phó cho mọi người. »

Tuy nhiên, sự phân biệt cần giãm thiểu ! Thật vậy, trong việc hoàn tất những công tác, trong đó giáo dân cộng tác với các linh mục, dù với sự tự lập thật sự, những người nầy không thể từ bỏ trách nhiệm chuyên môn như cộng tác viên của Giám mục, trong cơ quan của Đức Kitô Tiên tri, Tư tế và Vương giả (xem Thừa tác vụ và đời sống linh mục, số 1).

Phần Thứ Hai. TẠI SAO SỰ CỘNG TÁC GIỮA GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN CẦN THIẾT ĐỂ GIÁO HỘI HOÀN TẤT SỨ VỤ CỦA MÌNH ?

Vấn đề đã được đề cập nhiều lần và cẩn thận từ Công đồng Vatican II cuối cùng (1961-1965). Đề tài nầy đã đặt ra từ lâu. Trong những bước đầu của thần học giáo dân mà những xuất bản đã nối tiếp nhau từ 1964, Cha Congar đã nhận xét về sự phát triển nầy được gọi là ‘hoạt động Thiên Chúa giáo của giáo dân’và hân hoan về ‘những nghiên cứu thần học tương ứng đã trở thành sự kiện tổng quát trong thế giới Thiên Chúa giáo’. Khái niệm một Giáo hội mà các tín hữu được mời gọi để hợp tác tích cực, ngay cả những sứ vụ, trước kia, chỉ dành cho giáo sĩ lo ‘việc Giáo hội’, ngày nay, đã phải trao cho hay nhờ đến giáo dân. Thời gian trôi qua với những khám phá phấn khởi cũng như những khủng hoảng cho hướng dẫn mà Công đồng hằng khuyến khích. Trong sự triển nở những tư tưởng về đề tài nầy, qua những tài liệu Công đồng, chúng ta nên nhớ điều nầy « Các mục tử biết không phải chỉ chính mình đã được Đức Kitô đào tạo để đãm trách một mình toàn thể công cuộc cứu chuộc của Giáo hội… » và làm sao để « tất cả giáo dân hợp tác, với khả năng mỗi người và cùng một con tim, cho công trình chung » (Hiến chế về Giáo hội, số 30).

Từ những thay đổi tiệm tiến và, đôi khi, bị ngưng lại bất ngờ, mối tương quan giữa linh mục và giáo dân đã nẩy sinh ngàn vấn đề, không ngớt đặt ra bởi các thần học gia và các mục tử. Giáo huấn của Thầy, từ đấng bậc tối cao, rất phong phú. Chúng ta biết sự vang dội, việc thực hành trong Giáo hội, Tông Huấn năm 1988 mô tả một cách dồi dào và chính xác « sự tham dự của tín hữu giáo dân vào đời sống Giáo hội Hiệp thông » và « sự đồng trách nhiệm của người tín hữu giáo dân vào đời sống Giáo hội Thừa sai ». Làm sao để giải thích tại sao những liên hệ hỗ tương về sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân quan trọng để Giáo hội hoàn thành sứ mệnh « Bí tích Trọng giữa Đức Kitô và Thần Khí », khắp thế gian và cho tới ngày Người trở lại ?

Các thần học gia, mỗi người một cách, trả lời về vấn đề này. Chúng ta đã đi đến phần chính yếu khi đề cập tới về vấn đề này.

Giáo hội mà Thiên Chúa đã muốn không thể là Giáo hội thật “của Ngài” … khi Chúa không đồng hành thực sự như Ngài đã hứa ! Nếu Giáo hội chỉ theo giáo huấn mà không có sự hiện diện của Ngài, Giáo hội đó không thể là « giống nòi đã được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa … » mà các tiên tri đã loan báo và Phêrô Tông đồ công bố triều đại (1 Phêrô 2,9). Chúng ta hình thành Giáo hội theo ý nghĩa nầy: Chúa Kitô ở giữa chúng ta để chúng ta tham gia vào công trình xây dựng mà chính Ngài là đỉnh cao và chúng ta trở nên trong Ngài « ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí ». Những lời nầy của Thánh Phaolô (Ep. 2,20 và kế tiếp) diễn tả một cách rõ ràng Giáo hội là nơi hiện diện luôn luôn và sống động của Đức Kitô để thánh hóa nhân loại. Sự hằng hữu, mà Ngài đã loan báo, như bốn Thánh sử thuật lại, mỗi người một cách. Thánh Matthiêu ghi lời Chúa Giêsu rằng: « Và Ta, Ta ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt 28, 20).

Sự hiện diện trong Giáo hội, Đức Kitô thực hiện sự đó bằng ngàn cách vìụ Người là nhiệm mầu, nhưng tỏ cho chúng ta biết và để chúng ta nhận một cách chắc chắn bởi việc hành sử sứ nhiệm tông đồ. Ngài đã gởi các Tông đồ, và, với họ, các Giám mục kế vị và những người sẽ được mời gọi để phụ giúp các Ngài trong mọi thời của Giáo hội, các Linh mục và các Phó tế.

Nhờ thừa tác vụ của các giáo sĩ, mà toàn Dân Thánh Chúa không ngừng trở thành ‘tư tế’. Các linh mục, bởi Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, luôn được gởi đến cạnh Cha Chí Thánh, để nhận lãnh đạo đức và hồng ân, qua sự rao giảng Tin Mừng và cử hành các Bí tích mà phép Thánh tẩy là ngỏ vào và Thánh Thể mang lại sự sung mãn. Nhưng chính linh mục nầy phải nhờ sự hoạt động, do các giáo dân nhờ những đặc quyền phát sinh từ phép Thánh Tẩy. Thừa tác viên Lời Chúa và các Bí tích ban cho tha nhân « để trở nên một tư tế thánh thiện », nếu chúng ta đã xem như thể thừa tác viên đó là phụ thuộc hay tùy ý thì sẽ mang ý nghĩa nào ?

Ở đây, có những thận trọng mà chúng ta luôn phải trở lại mọi vấn đề có thể nêu lên trong những tương quan giữa linh mục và giáo dân, kể cả những chi tiết thật sơ đẳng và rất cụ thể. Các vấn đề ghi nhận trong nghi vấn nầy rất căn bản: chúng ta phải là những người nầy với các người khác và những người nầy cho các người khác, linh mục lẫn giáo dân, để Giáo hội không bao giờ dừng lại ở chính mình, nhưng cần phải xác thực là gia đình mà Cha không ngừng kết hợp trong Nhiệm Thể Thiên Chúa và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Chúng ta nghĩ đã có bao nhiêu lần chúng ta có thể tan rã nếu chỉ vì những câu nệ thuộc loại: « những gì các linh mục phải làm là những việc mà giáo dân tiếp tục bị từ chối » (cho tới bao giờ ?) hay « cuối cùng, giáo dân có thể thi hành (từ lúc nào ?), và phải ngăn cản các linh mục đòi lại » ! Không ngừng tìm kiếm một sự điều chỉnh hoàn hảo giữa sự thi hành thừa tác tư tế và chức tư tế phổ quát của tín hữu, tự nó, là việc hiển nhiên.

Nhưng chúng ta không bao giờ đi quá xa trong lãnh vực chính yếu của đời sống Giáo hội nếu sự hồ đồ vì tranh nhau về ‘quyền lực’ có tính con người một cách thái quá. Chúng ta đừng để mình là những người phục vụ ‘bất kể’, ‘vô nghĩa’, ‘vô ích’ ngay cả khi dựa vào những giải thích Lời Chúa ? (Lc 17, 10)

Tại sao phải có sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân để Giáo hội hoàn thành sứ mệnh ? chúng ta có thể nói, để tìm hiểu cho rõ vấn đề vì chức vụ tư tế không đơn thuần là một sản phẩm. Giáo hội không ngớt tiếp nhận chức tư tế; và chính là các linh mục, hợp nhất với Giám mục và, với sự trợ giúp của các phó tế.

(Còn tiếp)