VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 sẽ mang sứ điệp Hy Vọng đến Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc trong cuộc viếng thăm từ ngày 15 đến 20-4 tới đây.
Trong sứ điệp Video được công bố hôm 8-4-2008, tại Roma và Hoa Kỳ, ĐTC nói: ”Như anh chị em đã biết, tôi chỉ có thể viếng thăm hai thành phố Washington và New York, nhưng ý hướng cuộc viếng thăm của tôi là hướng đến tất cả các tín hữu Công Giáo tại Hoa Kỳ. Đồng thời tôi cũng thành tâm hy vọng sự hiện diện của tôi nơi anh chị em sẽ được coi như một cử chỉ huynh đệ đối với mọi cộng đoàn Giáo Hội, và như một dấu chỉ thân hữu đối với mọi thành phần các truyền thống tôn giáo khác cũng như mọi người thiện chí. Chúa Phục sinh đã ủy thác cho các Tông Đồ và Giáo Hội Tin Mừng yêu thương và an bình của Ngài, và chủ ý của Ngài là làm sao để sứ điệp này được chuyển đến mọi dân tộc”.
Sau khi cám ơn tất cả những người đang cộng tác vào việc chuẩn bị và cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ngài, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc viếng thăm và nói: ”Cùng với các GM của anh chị em, tôi đã chọn chủ đề cuộc viếng thăm của tôi là 3 chữ đơn sơ nhưng thiết yếu ”Christ our hope”, ”Chúa Kitô niềm hy vọng của chúng ta”. Theo vết chân các vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2, tôi sẽ đến Hoa Kỳ lần đầu tiên trong tư cách là Giáo Hoàng, để công bố sự thật cao cả này: Chúa Kitô là niềm hy vọng của mọi người nam nữ thuộc mọi ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Đúng vậy Chúa Kitô là tôn nhan của Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta. Nhờ Ngài, cuộc sống chúng ta đạt được sung mãn, và cùng nhau, với tư cách cá nhân và dân tộc, chúng ta có thể trở thành một gia đình hiệp nhất nhờ tình yêu thương huynh đệ, theo kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa Cha”. Tôi biết rõ sứ điệp Tin Mừng này ăn rễ sâu nơi đất nước của anh chị em. Tôi đến để chia sẻ sứ điệp ấy với anh chị em, trong một loạt các buổi lễ và gặp gỡ. Tôi cũng sẽ mang sứ điệp Hy vọng Kitô tới đại hội đồng LHQ, tới các đại diện của mọi dân tộc trên thế giới. Thực vậy, thế giới đang cần hy vọng hơn bao giờ hết: hy vọng hòa bình, công lý, tự do, nhưng hy vọng này không bao giờ có thể được mãn nguyện nếu không tuân theo luật của Thiên Chúa, luật mà Chúa Kitô đã cho viên mãn trong giới răn yêu thương lẫn nhau. Hãy làm cho người khác điều mà bạn muốn họ làm cho bạn, và hãy tránh làm điều bản không muốn họ làm cho bạn. ”Khuôn vàng thước ngọc” này được trình bày trong Kinh Thánh, nhưng cũng có giá trị đối với mọi dân tộc, kể cả những người không tín ngưỡng. Đó là luật được ghi khắc trong tâm hồn con người; tất cả chúng ta đều có thể đồng ý về điều đó, đến độ khi chúng ta đề cập tới các vấn đề khác, chúng ta có thể hoạt động một cách tích cực và xây xưng cho toàn thể cộng đoàn nhân loại”.
Trong sứ điệp, ĐTC cũng ngỏ lời bằng tiếng Tây Ban Nha, để chào thăm các tín hữu thuộc ngôn ngữ này, và đặc biệt bày tỏ sự gần gũi của ngài với các bạn trẻ, các bệnh nhân, người già và những người đang ở trong tình cảnh khó khăn”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, các bạn tại Hoa Kỳ quí mến, tôi đang mong được ở cùng anh chị em. Tôi muốn anh chị em biết rằng, tuy lộ trình của tôi ngắn ngủi, chỉ có một số ít sinh hoạt, nhưng tâm hồn tôi gần gũi với tất cả anh chị em, đặc biệt là những người yếu đau và lẻ loi. Một lần nữa tôi cám ơn anh chị em vì lời cầu nguyện nâng đỡ sứ vụ của tôi. Tôi thân ái gởi đến mỗi người trong anh chị em lòng quí mến và khẩn cầu sự phù trợ hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria trên anh chị em”. (SD 8-4-2008)
Trong sứ điệp Video được công bố hôm 8-4-2008, tại Roma và Hoa Kỳ, ĐTC nói: ”Như anh chị em đã biết, tôi chỉ có thể viếng thăm hai thành phố Washington và New York, nhưng ý hướng cuộc viếng thăm của tôi là hướng đến tất cả các tín hữu Công Giáo tại Hoa Kỳ. Đồng thời tôi cũng thành tâm hy vọng sự hiện diện của tôi nơi anh chị em sẽ được coi như một cử chỉ huynh đệ đối với mọi cộng đoàn Giáo Hội, và như một dấu chỉ thân hữu đối với mọi thành phần các truyền thống tôn giáo khác cũng như mọi người thiện chí. Chúa Phục sinh đã ủy thác cho các Tông Đồ và Giáo Hội Tin Mừng yêu thương và an bình của Ngài, và chủ ý của Ngài là làm sao để sứ điệp này được chuyển đến mọi dân tộc”.
Sau khi cám ơn tất cả những người đang cộng tác vào việc chuẩn bị và cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ngài, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc viếng thăm và nói: ”Cùng với các GM của anh chị em, tôi đã chọn chủ đề cuộc viếng thăm của tôi là 3 chữ đơn sơ nhưng thiết yếu ”Christ our hope”, ”Chúa Kitô niềm hy vọng của chúng ta”. Theo vết chân các vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2, tôi sẽ đến Hoa Kỳ lần đầu tiên trong tư cách là Giáo Hoàng, để công bố sự thật cao cả này: Chúa Kitô là niềm hy vọng của mọi người nam nữ thuộc mọi ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Đúng vậy Chúa Kitô là tôn nhan của Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta. Nhờ Ngài, cuộc sống chúng ta đạt được sung mãn, và cùng nhau, với tư cách cá nhân và dân tộc, chúng ta có thể trở thành một gia đình hiệp nhất nhờ tình yêu thương huynh đệ, theo kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa Cha”. Tôi biết rõ sứ điệp Tin Mừng này ăn rễ sâu nơi đất nước của anh chị em. Tôi đến để chia sẻ sứ điệp ấy với anh chị em, trong một loạt các buổi lễ và gặp gỡ. Tôi cũng sẽ mang sứ điệp Hy vọng Kitô tới đại hội đồng LHQ, tới các đại diện của mọi dân tộc trên thế giới. Thực vậy, thế giới đang cần hy vọng hơn bao giờ hết: hy vọng hòa bình, công lý, tự do, nhưng hy vọng này không bao giờ có thể được mãn nguyện nếu không tuân theo luật của Thiên Chúa, luật mà Chúa Kitô đã cho viên mãn trong giới răn yêu thương lẫn nhau. Hãy làm cho người khác điều mà bạn muốn họ làm cho bạn, và hãy tránh làm điều bản không muốn họ làm cho bạn. ”Khuôn vàng thước ngọc” này được trình bày trong Kinh Thánh, nhưng cũng có giá trị đối với mọi dân tộc, kể cả những người không tín ngưỡng. Đó là luật được ghi khắc trong tâm hồn con người; tất cả chúng ta đều có thể đồng ý về điều đó, đến độ khi chúng ta đề cập tới các vấn đề khác, chúng ta có thể hoạt động một cách tích cực và xây xưng cho toàn thể cộng đoàn nhân loại”.
Trong sứ điệp, ĐTC cũng ngỏ lời bằng tiếng Tây Ban Nha, để chào thăm các tín hữu thuộc ngôn ngữ này, và đặc biệt bày tỏ sự gần gũi của ngài với các bạn trẻ, các bệnh nhân, người già và những người đang ở trong tình cảnh khó khăn”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, các bạn tại Hoa Kỳ quí mến, tôi đang mong được ở cùng anh chị em. Tôi muốn anh chị em biết rằng, tuy lộ trình của tôi ngắn ngủi, chỉ có một số ít sinh hoạt, nhưng tâm hồn tôi gần gũi với tất cả anh chị em, đặc biệt là những người yếu đau và lẻ loi. Một lần nữa tôi cám ơn anh chị em vì lời cầu nguyện nâng đỡ sứ vụ của tôi. Tôi thân ái gởi đến mỗi người trong anh chị em lòng quí mến và khẩn cầu sự phù trợ hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria trên anh chị em”. (SD 8-4-2008)