“Không phải tội là trung tâm cho việc cử hành, nhưng là Thiên Chúa”
VATICAN (Zenit.org).- Bản dịch của báo L’Osservatore Romano về bài phát biểu ngày 7/3 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, với những người tham dự một giáo trình hằng năm về các vấn đề lương tâm, do Toà Ân Giải Tối Cao tổ chức.
* * *
Thưa Hồng Y,
Anh em đáng kinh trong chức Giám mục và linh mục,
Các cha Giải Tội trong các Vương Cung Thánh Đường Roma,
Tôi vui mừing gặp mặt anh em lúc kết thúc Giáo Trình về Toà Trong, giáo trình mà đã qua vài năm nay Toà Ân Giải Tối Cao đã tổ chức trong Mùa Chay. Với chương trình soạn thảo kỷ càng, cuộc họp hằng năm này cống hiến một phục vụ qúi báu cho Giáo Hội và giúp giữ sống động ý thức về sự thánh thiêng của Bí Tích Hoà Giải.
Do đó tôi gởi những lời chào chân tình của tôi tới những người tổ chức, cách riêng Chánh Án Toà Ân Giải Tối Cao, Hồng Y James Francis Stafford, người tôi chào và cám ơn vì những lời lịch sự của ngài. Cùng với ngài, tôi chào và cám ơn vị Nhiếp Chính và nhân viên Tòa Ân Giải Tối Cao cũng như những tu sĩ đáng khen ngợi của những Hội Dòng khác nhau là những người ban Bí Tích Sám Hối trong các Vương Cung Giáo Hoàng của Thành Phố. Tôi cũng chào tất cả những người tham gia trong Giáo Trình.
Mùa Chay là một Mùa đặc biệt thuận lợi để suy tư về thực tại sự tội dưới ánh sáng lòng thương xót của Thiên Chúa, mà Bí Tích Sám Hối diễn tả trong hình thức cao nhất. Do đó tôi muốn lợi dụng sự thuận lợi này để lưu ý anh em đến một số tư tưởng về sự ban Bí Tích này trong thời đại chúng ta, trong thời đại mà sự mất cảm giác về tội vô phúc đang trở thành ngày càng lan rộng hơn.
Yêu thương chống lại trào lưu ý kiến
Ngày nay cần thiết giúp những người xưng tội kinh nghiệm lòng lành của Chúa đối với những người có tội, lòng lành mà nhiều tình tiết Tin Mừng miêu tả với những giọng cảm xúc manh.
Ví dụ, chúng ta hãy lấy đoạn Tin Mừng Luca nói về người nữ tội lỗi đã được tha (x. Lc 7:36-50). Ông Simon, một người Pharisêu và một quan chức giàu có trong thành, dọn một bữa tiệc tại nhà tư để thết đãi Chúa Giêsu, Theo một tập quán của thời bấy giờ, bữa ăn được ăn với các cữa nhà để mở, vì làm vậy thì danh tiếng và uy tín của chủ nhà gia tăng. Thình lình, một người khách không được mời và không được trông đợi đi vào từ phía sau phòng: một người nữ mãi dâm khét tiếng.
Người ta có thể hiểu vẻ bối rối của những kẻ hiện diện, nhưng không có dáng điệu phiền nhiễu người nữ ấy. Cô tiến tới và lén lén dừng lại dưới chân Chúa Giêsu. Cô đã nghe những lời tha tội của Chúa Giêsu và những lời Người đem hy vọng đến cho mọi người dầu là những gái mãi dâm; cô đi và dừng lại nơi đó trong thinh lặng. Cô tưới chân Chúa Giêsu bằng nước mắt, lấy tóc mình mà lau khô chân Người, hôn và lấy dầu thơm hảo hạng mà xức chân Người.
Làm như vậy, người đàn bà tội lỗi muốn tỏ bày tình yêu của mình cho và sự biết ơn đối với Chúa với những cử điệu quen thân của cô, mặc dầu những cử điệu ấy bị xã hội khiển trách
Giữa sự bối rối chung, chính Chúa Giêsu là người cứu vãn tình thế: “Simon, tôi có điều muốn nói với ông”. “Thưa Thầy, chuyện gì vậy?”, ông chủ nhà hỏi Chúa. Chúng ta tất cả đều biết câu trả lời của Chúa Giêsu bằng một dụ ngôn chúng ta có thể tóm tắt trong những lời sau đây mà về cơ bản Chúa đã nói với Simon: “Ông thấy đó? Người đàn bà này biết mình là kẻ tội lỗi; nhưng được tình yêu thúc đẩy, bà xin ơn hiểu biết và on tha thứ. Phần Ông, đàng khác, ông cho mình là kẻ công chính và có lẽ xác tín rằng ông không có gì nghiệm trọng để được tha”.
Sứ điệp sáng chói từ đoạn Tin Mừng này thật là hùng biện: Thiên Chúa tha thứ hết cho những kẻ yêu nhiều. Những kẻ tin tưởng vào mình và vào những công nghiệp của mình thì có thể nói được là bị cái tôi của họ làm mù loà và tâm hồn họ ra chai đá trong sự tội.
Đàng khác, những kẻ công nhận mình yếu hèn và đầy tội lỗi thì phó thác mình cho Chúa và được Chúa ban cho ân sủng và sự tha thứ.
Chính sứ điệp này phải được phổ biến: điều đáng lưu ý nhất là làm cho người ta hiểu rằng trong Bí Tích Hoà Giải, bất cứ tội gì đã phạm, nếu được công nhận cách khiêm tốn và người liên hệ tin tưởng quay về linh mục-giải tội, người ấy không bao giờ mất kinh nghiệm niềm vui êm dịu sự tha thứ của Chúa.
Trong viễn ảnh này Giáo Trình của anh em đạt được tầm quan trọng to lớn. Giáo trình này nhằm chuẩn bị những cha gỉai tội được đào tạo tốt từ quan điểm giáo lý, các ngài có khả năng làm cho những hối nhân kinh nghiệm tình yêu đầy thương xót của Cha Trên Trồi.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự tha hoá khỏi Bí tích này, không thật hay sao? Khi người ta chỉ nhấn mạnh đến việc cáo tội--điều tuy nhiên phải có và cần thiết giúp tín hữu hiểu tầm quan trọng của sự đó- người ta liều loại bỏ bối cảnh trung tâm, tức là, sự gặp gỡ với Chúa, Cha nhân hậu và tha thứ. Không phải tội là trung tâm sự cử hành bí tích, nhưng đúng hơn lòng thương xót của Chúa, lớn hơn vô cùng hơn bất cứ sự tội nào của chúng ta.
Các mục tử và cách riêng các cha giải tội phải cam kết đề cao sự kết hợp chặc chẽ hiện hữu giữa Bí Tích hoà Giải và một dời sống quyết liệt hướng về sự cải thiện.
Điều cần thiết là giữa sự thực hành Bí Tích Giải tội và một đời sống trong đó một người ra sức theo Chúa Kitô cách chân thành, môt thứ “vòng tròn nhân đức” liên tiếp phải được thiết lập trong đó ân sủng Bí Tích có thể nâng đỡ và nuôi dưỡng sự cam kết nên môn đệ trung tín của Chúa.
Năng xưng tội
Mùa Chay chúng ta đang sống đây, nhắc chúng ta nhớ trong đời sống Kitô hữu chúng ta, chúng ta phải luôn luôn ao ước cải thiện, và khi chúng ta nhận lãnh Bí Tích Hoà Giải thường xuyên sự ao ước tình trạng trọn lành Tin Mừng được giữ sống động trong những kẻ tin.
Nếu không có sự ao ước kiên trì này, sự cử hành Bí Tích vô phúc liều trở thành một cái gì hình thức không có hiệu quả trong cấu trúc sự sống chúng ta.
Nếu, hơn nữa, cả khi người ta được thúc đẩy bởi ý muốn theo Chúa Giêsu mà người ta không đi xưng tội điều hòa, thì ngưới ta liều giảm tốc độ bước chân thiêng liêng của mình đến chỗ ngày càng nên yếu đi và cuối cùng có lẽ hết bước tới nỗi.
Anh em thân mến, không khó mà hiểu giá trị, trong Giáo Hội, của thừa tác vụ anh em như là những người quản lý lòng thương xót của Chúa cho phần rỗi các linh hồn. Hãy kiên trì trong sự bắt chước gương của nhiều vị giải tội thánh thiện, là những kẻ, với sự nhận thức thiêng liêng của họ, đã giúp những hối nhân hiểu rằng sự cử hành cách điều hòa Bí Tích Sám Hối và một sự sống Kitô hữu ước mong sự thánh thiện, là những yếu tố bất khả phân ly của cũng một quá trình thiêng liêng đối với mọi người đã được rửa tội. Và đừng có quên chính anh em là những gương về sự sống Kitô hữu đích thực
Xin ĐứcTrinh Nữ Maria, Mẹ sự Thương Xót và Hy Vọng, giúp anh em là những người hiện diện ở đây và tất cả các cha giải tội thực hành cách sốt sắng và vui vẻ việc phục vụ to lớn này, mà sự sống Giáo Hội tùy thuộc cả thể vào đó.
Tôi bảo đảm với anh em về sự nhớ của tôi trong kinh nguyện và tôi chúc lành anh em với tình yêu thương.
VATICAN (Zenit.org).- Bản dịch của báo L’Osservatore Romano về bài phát biểu ngày 7/3 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, với những người tham dự một giáo trình hằng năm về các vấn đề lương tâm, do Toà Ân Giải Tối Cao tổ chức.
* * *
Thưa Hồng Y,
Anh em đáng kinh trong chức Giám mục và linh mục,
Các cha Giải Tội trong các Vương Cung Thánh Đường Roma,
Tôi vui mừing gặp mặt anh em lúc kết thúc Giáo Trình về Toà Trong, giáo trình mà đã qua vài năm nay Toà Ân Giải Tối Cao đã tổ chức trong Mùa Chay. Với chương trình soạn thảo kỷ càng, cuộc họp hằng năm này cống hiến một phục vụ qúi báu cho Giáo Hội và giúp giữ sống động ý thức về sự thánh thiêng của Bí Tích Hoà Giải.
Do đó tôi gởi những lời chào chân tình của tôi tới những người tổ chức, cách riêng Chánh Án Toà Ân Giải Tối Cao, Hồng Y James Francis Stafford, người tôi chào và cám ơn vì những lời lịch sự của ngài. Cùng với ngài, tôi chào và cám ơn vị Nhiếp Chính và nhân viên Tòa Ân Giải Tối Cao cũng như những tu sĩ đáng khen ngợi của những Hội Dòng khác nhau là những người ban Bí Tích Sám Hối trong các Vương Cung Giáo Hoàng của Thành Phố. Tôi cũng chào tất cả những người tham gia trong Giáo Trình.
Mùa Chay là một Mùa đặc biệt thuận lợi để suy tư về thực tại sự tội dưới ánh sáng lòng thương xót của Thiên Chúa, mà Bí Tích Sám Hối diễn tả trong hình thức cao nhất. Do đó tôi muốn lợi dụng sự thuận lợi này để lưu ý anh em đến một số tư tưởng về sự ban Bí Tích này trong thời đại chúng ta, trong thời đại mà sự mất cảm giác về tội vô phúc đang trở thành ngày càng lan rộng hơn.
Yêu thương chống lại trào lưu ý kiến
Ngày nay cần thiết giúp những người xưng tội kinh nghiệm lòng lành của Chúa đối với những người có tội, lòng lành mà nhiều tình tiết Tin Mừng miêu tả với những giọng cảm xúc manh.
Ví dụ, chúng ta hãy lấy đoạn Tin Mừng Luca nói về người nữ tội lỗi đã được tha (x. Lc 7:36-50). Ông Simon, một người Pharisêu và một quan chức giàu có trong thành, dọn một bữa tiệc tại nhà tư để thết đãi Chúa Giêsu, Theo một tập quán của thời bấy giờ, bữa ăn được ăn với các cữa nhà để mở, vì làm vậy thì danh tiếng và uy tín của chủ nhà gia tăng. Thình lình, một người khách không được mời và không được trông đợi đi vào từ phía sau phòng: một người nữ mãi dâm khét tiếng.
Người ta có thể hiểu vẻ bối rối của những kẻ hiện diện, nhưng không có dáng điệu phiền nhiễu người nữ ấy. Cô tiến tới và lén lén dừng lại dưới chân Chúa Giêsu. Cô đã nghe những lời tha tội của Chúa Giêsu và những lời Người đem hy vọng đến cho mọi người dầu là những gái mãi dâm; cô đi và dừng lại nơi đó trong thinh lặng. Cô tưới chân Chúa Giêsu bằng nước mắt, lấy tóc mình mà lau khô chân Người, hôn và lấy dầu thơm hảo hạng mà xức chân Người.
Làm như vậy, người đàn bà tội lỗi muốn tỏ bày tình yêu của mình cho và sự biết ơn đối với Chúa với những cử điệu quen thân của cô, mặc dầu những cử điệu ấy bị xã hội khiển trách
Giữa sự bối rối chung, chính Chúa Giêsu là người cứu vãn tình thế: “Simon, tôi có điều muốn nói với ông”. “Thưa Thầy, chuyện gì vậy?”, ông chủ nhà hỏi Chúa. Chúng ta tất cả đều biết câu trả lời của Chúa Giêsu bằng một dụ ngôn chúng ta có thể tóm tắt trong những lời sau đây mà về cơ bản Chúa đã nói với Simon: “Ông thấy đó? Người đàn bà này biết mình là kẻ tội lỗi; nhưng được tình yêu thúc đẩy, bà xin ơn hiểu biết và on tha thứ. Phần Ông, đàng khác, ông cho mình là kẻ công chính và có lẽ xác tín rằng ông không có gì nghiệm trọng để được tha”.
Sứ điệp sáng chói từ đoạn Tin Mừng này thật là hùng biện: Thiên Chúa tha thứ hết cho những kẻ yêu nhiều. Những kẻ tin tưởng vào mình và vào những công nghiệp của mình thì có thể nói được là bị cái tôi của họ làm mù loà và tâm hồn họ ra chai đá trong sự tội.
Đàng khác, những kẻ công nhận mình yếu hèn và đầy tội lỗi thì phó thác mình cho Chúa và được Chúa ban cho ân sủng và sự tha thứ.
Chính sứ điệp này phải được phổ biến: điều đáng lưu ý nhất là làm cho người ta hiểu rằng trong Bí Tích Hoà Giải, bất cứ tội gì đã phạm, nếu được công nhận cách khiêm tốn và người liên hệ tin tưởng quay về linh mục-giải tội, người ấy không bao giờ mất kinh nghiệm niềm vui êm dịu sự tha thứ của Chúa.
Trong viễn ảnh này Giáo Trình của anh em đạt được tầm quan trọng to lớn. Giáo trình này nhằm chuẩn bị những cha gỉai tội được đào tạo tốt từ quan điểm giáo lý, các ngài có khả năng làm cho những hối nhân kinh nghiệm tình yêu đầy thương xót của Cha Trên Trồi.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự tha hoá khỏi Bí tích này, không thật hay sao? Khi người ta chỉ nhấn mạnh đến việc cáo tội--điều tuy nhiên phải có và cần thiết giúp tín hữu hiểu tầm quan trọng của sự đó- người ta liều loại bỏ bối cảnh trung tâm, tức là, sự gặp gỡ với Chúa, Cha nhân hậu và tha thứ. Không phải tội là trung tâm sự cử hành bí tích, nhưng đúng hơn lòng thương xót của Chúa, lớn hơn vô cùng hơn bất cứ sự tội nào của chúng ta.
Các mục tử và cách riêng các cha giải tội phải cam kết đề cao sự kết hợp chặc chẽ hiện hữu giữa Bí Tích hoà Giải và một dời sống quyết liệt hướng về sự cải thiện.
Điều cần thiết là giữa sự thực hành Bí Tích Giải tội và một đời sống trong đó một người ra sức theo Chúa Kitô cách chân thành, môt thứ “vòng tròn nhân đức” liên tiếp phải được thiết lập trong đó ân sủng Bí Tích có thể nâng đỡ và nuôi dưỡng sự cam kết nên môn đệ trung tín của Chúa.
Năng xưng tội
Mùa Chay chúng ta đang sống đây, nhắc chúng ta nhớ trong đời sống Kitô hữu chúng ta, chúng ta phải luôn luôn ao ước cải thiện, và khi chúng ta nhận lãnh Bí Tích Hoà Giải thường xuyên sự ao ước tình trạng trọn lành Tin Mừng được giữ sống động trong những kẻ tin.
Nếu không có sự ao ước kiên trì này, sự cử hành Bí Tích vô phúc liều trở thành một cái gì hình thức không có hiệu quả trong cấu trúc sự sống chúng ta.
Nếu, hơn nữa, cả khi người ta được thúc đẩy bởi ý muốn theo Chúa Giêsu mà người ta không đi xưng tội điều hòa, thì ngưới ta liều giảm tốc độ bước chân thiêng liêng của mình đến chỗ ngày càng nên yếu đi và cuối cùng có lẽ hết bước tới nỗi.
Anh em thân mến, không khó mà hiểu giá trị, trong Giáo Hội, của thừa tác vụ anh em như là những người quản lý lòng thương xót của Chúa cho phần rỗi các linh hồn. Hãy kiên trì trong sự bắt chước gương của nhiều vị giải tội thánh thiện, là những kẻ, với sự nhận thức thiêng liêng của họ, đã giúp những hối nhân hiểu rằng sự cử hành cách điều hòa Bí Tích Sám Hối và một sự sống Kitô hữu ước mong sự thánh thiện, là những yếu tố bất khả phân ly của cũng một quá trình thiêng liêng đối với mọi người đã được rửa tội. Và đừng có quên chính anh em là những gương về sự sống Kitô hữu đích thực
Xin ĐứcTrinh Nữ Maria, Mẹ sự Thương Xót và Hy Vọng, giúp anh em là những người hiện diện ở đây và tất cả các cha giải tội thực hành cách sốt sắng và vui vẻ việc phục vụ to lớn này, mà sự sống Giáo Hội tùy thuộc cả thể vào đó.
Tôi bảo đảm với anh em về sự nhớ của tôi trong kinh nguyện và tôi chúc lành anh em với tình yêu thương.