Đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về
Trong thời gian vừa qua, vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà trên trang VietCatholic tạm ngưng để nhường chỗ cho diễn đàn có tên gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, kèm sự phê phán theo tờ báo quốc doanh công giáo và dân tộc, cũng như linh mục quốc doanh đang làm "mục vụ" cho tờ báo này: đồng chí linh mục Trương Bá Cần.
Hầu hết các tác giả trên diễn đàn này đều có chung một ý kiến là đã đến lúc nên giải tán cái ủy ban này, để nó chỉ thêm phức tạp và lôi thôi. Hay nói theo kiểu của Giám mục giáo phận Thái Bình thì giáo phận này không có nhu cầu cho sự hoạt động của ủy ban đó trên địa bàn, vả lại cũng muốn tránh lãng phí ngân sách cho nhà nước.
Thực ra cái ủy ban đoàn kết công giáo này là bản sao của Hiệp Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Hậu quả như thế nào thì chỉ cần nhìn vào thực trạng hiện nay tại Trung Quốc giữa Giáo hội hầm trú và giáo hội quốc doanh thì thấy rõ vai trò của ủy ban này là đoàn kết hay chia rẽ. Hậu quả đó đang là mối bận tâm lớn của Đức Giáo Hoàng đương kim trong nỗ lực hòa giải giữa hai giáo hội cũng như giữa Vatican và chính quyền Trung Cộng.
Quay sang thực trạng tại Việt Nam, rất may Hội Đồng giám Mục Việt nam đã lường trước được hậu quả từ bài học bên giáo hội Trung Quốc, nên đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam không bị đi mắc cạn vào cái bẫy của ý thức hệ thế tục. Với lập trường vững vàng của các đấng bản quyền, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn bảo vệ nguyên tuyền đặc tính Duy Nhất của Giáo Hội. Lập trường ấy cũng phản ánh rõ lập trường chung của Giáo hội là không bao giờ cho phép những linh mục tham gia vào các đảng phái chính trị. Rất may, tại Việt nam trong những hoàn cảnh phức tạp chỉ trừ một số rất nhỏ không đáng kể trong hàng ngũ linh mục (tại Việt Nam tổng cộng có trên 2000 linh mục ) bị đưa đẩy cách này cách khác đến chỗ hư mất, như là mặt trái của vấn đề để làm cho định luật tương phản được nổi bật.
Trong số linh mục quốc doanh được nhắc đến nhiều nhất là linh mục Trương Bá Cần. Qua diễn đàn này vấn đề mới được làm sáng tỏ. Về danh tánh của linh mục Trương Bá Cần đã được làm sáng tỏ. Phong tục Việt Nam vẫn quý trọng cái tên bố mẹ đặt cho như là một niềm tự hào, vì người ta vẫn nói cái tên và cái tính đi liền nhau. Đương nhiên bố mẹ sinh ra con cái thì có quyền đặt tên cho con cái, và cái tên đó còn hàm chứa những ước nguyện tốt đẹp cho đứa con yêu dấu của mình nữa. Còn dòng họ của mình dù sang hèn thế nào thì cũng vẫn là niềm kiêu hãnh. Dù cái họ khác có nổi tiếng mấy chăng nữa thì không dễ có ai bỏ cái họ nghèo hèn của mình để bắt quàng lấy họ sang. Điều đó như là sự sỉ nhục và phản bội lại chính những người mang dòng họ cũ của mình. Hơn nữa đối với một linh mục cái họ và tên "thật" của mình thật quý trọng biết bao vì nó gắn liền với gia đình dòng tộc và với gốc tích quê quán của mình.
Người ta dễ dàng nhận ra quý danh "Trương Bá Cần" là kiểu đánh lận chữ từ "Trần Bá Cương". Chẳng biết mục đích của sự đánh lận con đen này là gì, mà chỉ biết rằng cái họ và tên thật của Trương Bá Cần được dành cho dành trọn vẹn cho đảng (thẻ đảng viên mang tên Trần Bá Cương). Còn cái tên giả của Trần Bá Cương là Trương Bá Cần, cái tên không có nguồn gốc về gia đình và dòng họ là cái tên chính thức được dùng trong việc "mục vụ" tờ báo công giáo quốc doanh. Đúng là thật thật giả giả như vàng thau lẫn lộn khó có thể mà phân biệt được. Người ta vẫn nhớ tích hồn Trương Ba (cộng thêm dấu sắc) và da (tình trạng ở Trần). Có lẽ tác giả chơi trò đánh tráo như thế để không gây liên lụy gì cho gia đình dòng tộc và quê hương chăng? Còn trách nhiệm với Giáo hội về các hành vi của mình, vì nếu có chống đối Giáo Hội thì đó là Trương Bá Cần, chứ không phải là Trần Bá Cương đâu. Lý luận theo kiểu con nít là cái tay của em ấy làm bể chén đĩa chứ không phải em ấy làm bể, và nếu có phạt thì phạt cái tay mà thôi.
Giáo dân Việt Nam có truyền thống tôn trọng các linh mục và những người tận hiến cuộc đời của mình cho Chúa mà phục vụ cho Giáo Hội và tha nhân. Điều này cũng đúng thôi, người ta tôn trọng thánh chức của Thiên Chúa trong con người ấy, chứ không phải là cá nhân con người ấy. Người giáo dân Việt Nam cũng rất vị tha, không hề chấp vặt những lỗi lầm của cá nhân trong quá khứ và sẵn sàn đón nhận trở lại trong cộng đồng. Người ta cũng nói chỉ đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về. Mùa chay là mùa thống hối và trở về. Hỡi những ai đang làm nghịch cùng Giáo Hội thì hãy học hỏi gương người con hoang đàng trong Tin Mừng mà trở về cùng Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ và dang tay đón nhận họ.
Trong thời gian vừa qua, vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà trên trang VietCatholic tạm ngưng để nhường chỗ cho diễn đàn có tên gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, kèm sự phê phán theo tờ báo quốc doanh công giáo và dân tộc, cũng như linh mục quốc doanh đang làm "mục vụ" cho tờ báo này: đồng chí linh mục Trương Bá Cần.
Hầu hết các tác giả trên diễn đàn này đều có chung một ý kiến là đã đến lúc nên giải tán cái ủy ban này, để nó chỉ thêm phức tạp và lôi thôi. Hay nói theo kiểu của Giám mục giáo phận Thái Bình thì giáo phận này không có nhu cầu cho sự hoạt động của ủy ban đó trên địa bàn, vả lại cũng muốn tránh lãng phí ngân sách cho nhà nước.
Thực ra cái ủy ban đoàn kết công giáo này là bản sao của Hiệp Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Hậu quả như thế nào thì chỉ cần nhìn vào thực trạng hiện nay tại Trung Quốc giữa Giáo hội hầm trú và giáo hội quốc doanh thì thấy rõ vai trò của ủy ban này là đoàn kết hay chia rẽ. Hậu quả đó đang là mối bận tâm lớn của Đức Giáo Hoàng đương kim trong nỗ lực hòa giải giữa hai giáo hội cũng như giữa Vatican và chính quyền Trung Cộng.
Quay sang thực trạng tại Việt Nam, rất may Hội Đồng giám Mục Việt nam đã lường trước được hậu quả từ bài học bên giáo hội Trung Quốc, nên đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam không bị đi mắc cạn vào cái bẫy của ý thức hệ thế tục. Với lập trường vững vàng của các đấng bản quyền, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn bảo vệ nguyên tuyền đặc tính Duy Nhất của Giáo Hội. Lập trường ấy cũng phản ánh rõ lập trường chung của Giáo hội là không bao giờ cho phép những linh mục tham gia vào các đảng phái chính trị. Rất may, tại Việt nam trong những hoàn cảnh phức tạp chỉ trừ một số rất nhỏ không đáng kể trong hàng ngũ linh mục (tại Việt Nam tổng cộng có trên 2000 linh mục ) bị đưa đẩy cách này cách khác đến chỗ hư mất, như là mặt trái của vấn đề để làm cho định luật tương phản được nổi bật.
Trong số linh mục quốc doanh được nhắc đến nhiều nhất là linh mục Trương Bá Cần. Qua diễn đàn này vấn đề mới được làm sáng tỏ. Về danh tánh của linh mục Trương Bá Cần đã được làm sáng tỏ. Phong tục Việt Nam vẫn quý trọng cái tên bố mẹ đặt cho như là một niềm tự hào, vì người ta vẫn nói cái tên và cái tính đi liền nhau. Đương nhiên bố mẹ sinh ra con cái thì có quyền đặt tên cho con cái, và cái tên đó còn hàm chứa những ước nguyện tốt đẹp cho đứa con yêu dấu của mình nữa. Còn dòng họ của mình dù sang hèn thế nào thì cũng vẫn là niềm kiêu hãnh. Dù cái họ khác có nổi tiếng mấy chăng nữa thì không dễ có ai bỏ cái họ nghèo hèn của mình để bắt quàng lấy họ sang. Điều đó như là sự sỉ nhục và phản bội lại chính những người mang dòng họ cũ của mình. Hơn nữa đối với một linh mục cái họ và tên "thật" của mình thật quý trọng biết bao vì nó gắn liền với gia đình dòng tộc và với gốc tích quê quán của mình.
Người ta dễ dàng nhận ra quý danh "Trương Bá Cần" là kiểu đánh lận chữ từ "Trần Bá Cương". Chẳng biết mục đích của sự đánh lận con đen này là gì, mà chỉ biết rằng cái họ và tên thật của Trương Bá Cần được dành cho dành trọn vẹn cho đảng (thẻ đảng viên mang tên Trần Bá Cương). Còn cái tên giả của Trần Bá Cương là Trương Bá Cần, cái tên không có nguồn gốc về gia đình và dòng họ là cái tên chính thức được dùng trong việc "mục vụ" tờ báo công giáo quốc doanh. Đúng là thật thật giả giả như vàng thau lẫn lộn khó có thể mà phân biệt được. Người ta vẫn nhớ tích hồn Trương Ba (cộng thêm dấu sắc) và da (tình trạng ở Trần). Có lẽ tác giả chơi trò đánh tráo như thế để không gây liên lụy gì cho gia đình dòng tộc và quê hương chăng? Còn trách nhiệm với Giáo hội về các hành vi của mình, vì nếu có chống đối Giáo Hội thì đó là Trương Bá Cần, chứ không phải là Trần Bá Cương đâu. Lý luận theo kiểu con nít là cái tay của em ấy làm bể chén đĩa chứ không phải em ấy làm bể, và nếu có phạt thì phạt cái tay mà thôi.
Giáo dân Việt Nam có truyền thống tôn trọng các linh mục và những người tận hiến cuộc đời của mình cho Chúa mà phục vụ cho Giáo Hội và tha nhân. Điều này cũng đúng thôi, người ta tôn trọng thánh chức của Thiên Chúa trong con người ấy, chứ không phải là cá nhân con người ấy. Người giáo dân Việt Nam cũng rất vị tha, không hề chấp vặt những lỗi lầm của cá nhân trong quá khứ và sẵn sàn đón nhận trở lại trong cộng đồng. Người ta cũng nói chỉ đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về. Mùa chay là mùa thống hối và trở về. Hỡi những ai đang làm nghịch cùng Giáo Hội thì hãy học hỏi gương người con hoang đàng trong Tin Mừng mà trở về cùng Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ và dang tay đón nhận họ.