HÀ NỘI -- Xuất phát từ chuyến về thăm miền Bắc khoảng giữa năm 2006, đặc biệt tại một số nhà dòng nữ miền Bắc, từ cuộc họp với một số chị tổng phụ trách các dòng ấy, chị Phạm Thị Hằng – một nữ tu thuộc tỉnh dòng Houston, dòng Đa-minh Thánh Tâm (Nhà Mẹ tại giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai, Đồng Nai, giáo phận Xuân Lộc), đại diện các dòng nữ trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì – đã đề xuất các tham dự viên bầu chọn một ban đại diện các dòng để tiện liên lạc. Với sự hỗ trợ tài chính của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kì, các chị quyết định hằng năm sẽ tổ chức các khóa bồi dưỡng thần học và tu đức cho các dòng nữ thuộc quyền các giáo phận miền Bắc.
Khóa thứ nhất (cuối năm 2006) dành cho các Tổng Phụ Trách các dòng nữ thuộc quyền các giáo phận miền Bắc học tập về bản chất và mục đích của đời tu, vai trò lãnh đạo tối cao trong các dòng theo tu đức và giáo luật. Khóa thứ hai (năm 2007) dành cho Phụ Trách Huấn Luyện của các dòng, học tập về mục tiêu, phương thế của việc huấn luyện, cũng như tương quan giữa đời tu với hàng giáo phẩm theo giáo luật. Khóa thứ ba (đầu năm 2008, từ ngày 13/2 đến ngày 25/2) dành cho các Phụ Trách Cộng Đoàn, không những học tập về việc lãnh đạo các cộng đoàn nhỏ, còn tìm hiểu cách tổ chức đời sống lao động và kinh tế để góp phần xây dựng cộng đoàn. Trong các khóa ấy, ngoài sự tham gia căn bản của chính chị Phạm Thị Hằng, còn có sự tham gia cộng tác của các giảng viên khác như đức cha Nguyễn Văn Đệ - giám mục phụ tá giáo phận Bùi Chu, cha Vũ Văn Tất – giáo sư đại chủng viện Hà Nội, cha Đặng Xuân Thành – giảng viên các trung tâm thần học Sài Gòn, mới chuyển ra Hà Nội làm việc. Riêng trong khóa ba, còn có sự tham gia hướng dẫn cầu nguyện với thánh ca và cử điệu của chị Bùi Thị Thanh Bình, nữ tu tỉnh dòng Đa-minh Houston.
Con số và sự đa dạng của các tham dự viên ngày càng tăng: từ con số vài chục đến hơn hai trăm người (khóa ba phải chia thành hai đợt do con số tham dự viên quá đông), từ các dòng đã quen thuộc của các giáo phận đến những tổ chức tu trì mới trong các giáo phận như tu đoàn Thừa Sai Bác Ái ở Vinh, tu đoàn Nữ Thừa Sai Truyền Tin ở Hà Nội. Đó là chưa kể một số tham dự viên dự thính – vì không thuộc thành phần tham dự đúng nghĩa nhưng do đang cần mở rộng kiến thức để phục vụ các giáo phận miền Bắc hữu hiệu hơn, như dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, dòng Phao-lô Đà Nẵng, dòng Phao-lô Thiện Bản Sài Gòn, hiệp hội Điểm Tim…
Không kể những hiểu biết về đời tu được mở rộng và cập nhật, các tham dự viên còn thu lượm được nhiều kinh nghiệm và tâm tình của các chị em từ nhiều dòng khác nhau tại các giáo phận khác nhau trong đời tu cũng như trong mục vụ, nhất là được trải qua những cuộc cử hành phụng vụ (thánh lễ và kinh phụng vụ) rất đa dạng nhưng cũng rất hợp nhất và mang sắc thái tu trì rất rõ nhờ sự nhấn mạnh trong bài giảng lễ, trong các thánh ca lựa chọn và trong cách ăn mặc, rồi những giờ suy niệm riêng bên cạnh nhau…
Mới nghe qua, chúng ta tưởng đây là những nỗ lực không đáng kể vì đã có những nỗ lực tương tự như thế đã được thực hiện, thậm chí rất bài bản, ở các miền khác, đặc biệt tại thành phố Sài gòn. Nhưng đặt vào trong bối cảnh của miền Bắc, đây quả là một cố gắng đáng khâm phục. Phải khắc phục không những các vấn đề liên quan đến tài chính để tổ chức các bữa ăn, in ấn các giáo trình, thù lao các giảng viên, chăm sóc y tế…, mà còn phải tìm cách giải quyết vấn đề phòng ốc để nghỉ ngơi – không chỉ ban ngày mà cả ban đêm, không chỉ vài ngày mà có khi cả tuần, không chỉ cho vài người mà hàng chục người, nhất là phải tìm cách vượt qua não trạng e dè ra khỏi địa phận, e dè tiếp xúc với các dòng khác, e dè làm bài và phát biểu, e dè sống chung và chơi chung… Những điều mà chỉ năm mười năm trước đây thôi đã tưởng là huyền hoặc !
Chính vì những lợi ích gần và xa, trông thấy được và không trông thấy được ấy, dù vẫn còn rất khiêm tốn so với sự đầu tư và so với ước nguyện của mọi người, ban điều hành đã quyết định để nghị với Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kì đưa công tác hỗ trợ và tổ chức này vào trong danh sách hoạt động thường xuyên và chính yếu của Liên Hiệp. Cũng vậy, theo lời nhắn nhủ của đức Tổng Giám Mục Hà Nội trong bữa ăn kết thúc khóa học, cái tinh hoa của các khóa học này và các khóa học tương lai chính là sự hài hòa giữa hợp nhất và vui tươi – hợp nhất giữa các dòng, giữa các địa phương, giữa các nếp sống và lối suy nghĩ, giữa các độ tuổi và các chức vụ - nhưng không phải là sự hợp nhất miễn cưỡng và vất vả, mà là sự hợp nhất trong vui tươi và thông cảm. Nếu đưa được sự hài hòa ấy vào trong cuộc sống thường ngày của các cộng đoàn địa phương, không chỉ giữa chị em trong cộng đoàn mà còn giữa linh mục và nữ tu, giữa giáo dân và nữ tu…, thì quả là các khóa học này đã thành công, cần được duy trì và nhân rộng hơn nữa.
Khóa thứ nhất (cuối năm 2006) dành cho các Tổng Phụ Trách các dòng nữ thuộc quyền các giáo phận miền Bắc học tập về bản chất và mục đích của đời tu, vai trò lãnh đạo tối cao trong các dòng theo tu đức và giáo luật. Khóa thứ hai (năm 2007) dành cho Phụ Trách Huấn Luyện của các dòng, học tập về mục tiêu, phương thế của việc huấn luyện, cũng như tương quan giữa đời tu với hàng giáo phẩm theo giáo luật. Khóa thứ ba (đầu năm 2008, từ ngày 13/2 đến ngày 25/2) dành cho các Phụ Trách Cộng Đoàn, không những học tập về việc lãnh đạo các cộng đoàn nhỏ, còn tìm hiểu cách tổ chức đời sống lao động và kinh tế để góp phần xây dựng cộng đoàn. Trong các khóa ấy, ngoài sự tham gia căn bản của chính chị Phạm Thị Hằng, còn có sự tham gia cộng tác của các giảng viên khác như đức cha Nguyễn Văn Đệ - giám mục phụ tá giáo phận Bùi Chu, cha Vũ Văn Tất – giáo sư đại chủng viện Hà Nội, cha Đặng Xuân Thành – giảng viên các trung tâm thần học Sài Gòn, mới chuyển ra Hà Nội làm việc. Riêng trong khóa ba, còn có sự tham gia hướng dẫn cầu nguyện với thánh ca và cử điệu của chị Bùi Thị Thanh Bình, nữ tu tỉnh dòng Đa-minh Houston.
Con số và sự đa dạng của các tham dự viên ngày càng tăng: từ con số vài chục đến hơn hai trăm người (khóa ba phải chia thành hai đợt do con số tham dự viên quá đông), từ các dòng đã quen thuộc của các giáo phận đến những tổ chức tu trì mới trong các giáo phận như tu đoàn Thừa Sai Bác Ái ở Vinh, tu đoàn Nữ Thừa Sai Truyền Tin ở Hà Nội. Đó là chưa kể một số tham dự viên dự thính – vì không thuộc thành phần tham dự đúng nghĩa nhưng do đang cần mở rộng kiến thức để phục vụ các giáo phận miền Bắc hữu hiệu hơn, như dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, dòng Phao-lô Đà Nẵng, dòng Phao-lô Thiện Bản Sài Gòn, hiệp hội Điểm Tim…
Không kể những hiểu biết về đời tu được mở rộng và cập nhật, các tham dự viên còn thu lượm được nhiều kinh nghiệm và tâm tình của các chị em từ nhiều dòng khác nhau tại các giáo phận khác nhau trong đời tu cũng như trong mục vụ, nhất là được trải qua những cuộc cử hành phụng vụ (thánh lễ và kinh phụng vụ) rất đa dạng nhưng cũng rất hợp nhất và mang sắc thái tu trì rất rõ nhờ sự nhấn mạnh trong bài giảng lễ, trong các thánh ca lựa chọn và trong cách ăn mặc, rồi những giờ suy niệm riêng bên cạnh nhau…
Mới nghe qua, chúng ta tưởng đây là những nỗ lực không đáng kể vì đã có những nỗ lực tương tự như thế đã được thực hiện, thậm chí rất bài bản, ở các miền khác, đặc biệt tại thành phố Sài gòn. Nhưng đặt vào trong bối cảnh của miền Bắc, đây quả là một cố gắng đáng khâm phục. Phải khắc phục không những các vấn đề liên quan đến tài chính để tổ chức các bữa ăn, in ấn các giáo trình, thù lao các giảng viên, chăm sóc y tế…, mà còn phải tìm cách giải quyết vấn đề phòng ốc để nghỉ ngơi – không chỉ ban ngày mà cả ban đêm, không chỉ vài ngày mà có khi cả tuần, không chỉ cho vài người mà hàng chục người, nhất là phải tìm cách vượt qua não trạng e dè ra khỏi địa phận, e dè tiếp xúc với các dòng khác, e dè làm bài và phát biểu, e dè sống chung và chơi chung… Những điều mà chỉ năm mười năm trước đây thôi đã tưởng là huyền hoặc !
Chính vì những lợi ích gần và xa, trông thấy được và không trông thấy được ấy, dù vẫn còn rất khiêm tốn so với sự đầu tư và so với ước nguyện của mọi người, ban điều hành đã quyết định để nghị với Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kì đưa công tác hỗ trợ và tổ chức này vào trong danh sách hoạt động thường xuyên và chính yếu của Liên Hiệp. Cũng vậy, theo lời nhắn nhủ của đức Tổng Giám Mục Hà Nội trong bữa ăn kết thúc khóa học, cái tinh hoa của các khóa học này và các khóa học tương lai chính là sự hài hòa giữa hợp nhất và vui tươi – hợp nhất giữa các dòng, giữa các địa phương, giữa các nếp sống và lối suy nghĩ, giữa các độ tuổi và các chức vụ - nhưng không phải là sự hợp nhất miễn cưỡng và vất vả, mà là sự hợp nhất trong vui tươi và thông cảm. Nếu đưa được sự hài hòa ấy vào trong cuộc sống thường ngày của các cộng đoàn địa phương, không chỉ giữa chị em trong cộng đoàn mà còn giữa linh mục và nữ tu, giữa giáo dân và nữ tu…, thì quả là các khóa học này đã thành công, cần được duy trì và nhân rộng hơn nữa.