Nỗi khổ của người dân H'Mông theo đạo
SƠN LA -- Đầu Xuân Mậu Tý tôi đến một bản người H’Mông ở một tỉnh miền Đông Bắc Việt Nam. Bản này có 91 hộ người H’Mông Vằn Trắng di cư từ biên giới về trong hồi chiến tranh biên giới Việt–Trung. Bản cách quốc lộ không xa, nhà nước mới làm một con đường đất đến trung tâm bản.
Bản theo Đạo từ đầu, đến năm 1997 thì nhà nước vào vận động bà con bỏ Đạo. Bản đã cơ bản thoát nghèo, có tới trên 60 xe máy, nhà nào cũng có dăm bảy con bò. Ngoài làm nương, chăn nuôi bò… dân bản còn làm nghề phụ, đi buôn. Bản thường được khen thưởng là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, trả vốn, lãi các khoản vay đúng hạn.
Bây giờ vào bản, thấy đa số dân bản mặc các bộ áo khoác, áo vét khá đắt, có ai mặc váy truyền thống thì cũng là mua ở biên giới về với giá tới bạc triệu. Dân ở đây nói tiếng phổ thông khá tốt, chỉ có người già họ không biết phổ thông thì bù lại họ lại giao tiếp bằng tiếng Nùng với dân các bản khác.
Vào lớp học, cũng là nhà văn hóa của bản thấy treo đầy các bằng khen, đặc biệt là tổ an ninh của bản, luôn làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là công tác chống “truyền Đạo trái phép”.
Nhà nước còn lập các dự án làm đường, kéo điện, xây trường mới cho bản, đặc biệt là có kế hoạch đầu tư 30 tỷ đồng để lập một khu tái định cư.
Bản có khá nhiều người làm cán bộ, được học tập từ nhỏ ở các trường thiếu sinh quân, dân tộc nội trú, … ngay cả những người học ở huyện cũng được nhà nước đưa đi đào tạo làm cán bộ. Công tác đoàn, phát triển Đảng viên ở bản năm nào cũng được khen ngợi.
Thấy đời sống bà con đi lên, tôi thấy mừng cho đồng bào H’Mông tỉnh nhà. Tôi đem chuyện này nói với một anh bạn là người công giáo ở Sơn La, anh nói: ”Nghe anh kể tôi thương cho bà con người H’Mông theo Đạo ở tỉnh Sơn La quá. Cũng một chính sách “sử dụng tổng hợp các biện pháp để đấu tranh với nạn truyền giáo trái pháp luật trong một bộ phận người H’Mông, kết hợp tuyên truyền với các chương trình 134, 135 và các chính sách dân tộc khác, xây dựng công tác Đảng, công tác cán bộ ở vùng có Đạo” nhưng mỗi nơi áp dụng một cách. Ở Sơn La thì họ yêu cầu bà con bỏ Đạo họ mới đầu tư, mới cho vay tiền.. . còn ở đây họ đầu tư nâng cao đời sống cho dân để dân “theo Đảng, theo Bác Hồ”, bỏ “hoạt động tôn giáo trái pháp luật”. Theo như lời của một cán bộ hội phụ nữ: ”hồi em còn nhỏ, dân bản này làm Đạo, nhưng bây giờ bỏ cả rồi, làm Đạo thấy có được gì đâu, theo Đảng đời sống mới khá được” .
Tôi nói với anh: - Năm ngoái tôi nghe một vị quan chức ban tôn giáo chính phủ nói rằng: ”chúng tôi đang tư vấn cho thủ tướng chính phủ ra một chỉ thị về vấn đề đạo Công giáo cho Sơn la, tương tự như chỉ thị về vấn đề đạo Tin lành cho Lao cai mà”? Sau khi có chỉ thị, chỉ sau ba tháng đã có tới 40 nghìn người Tin lành H’Mông Lào Cai được đăng ký hoạt động đấy ông ạ.
Anh trả lời tôi: - Có chỉ thị rồi, nhưng ngay sau khi có chỉ thị thì họ làm còn gắt hơn, họ cấm ra mặt ông ạ.
Trở lại chuyện ở Đông Bắc, trao đổi với một anh cán bộ an ninh của bản, anh nói rằng: “Đạo cái dân tộc bọn anh theo dạy không ăn cắp ăn trộm, một vợ một chồng, không đánh vợ, không uống rượu say, người giàu phải chia cho người nghèo…mỗi tuần cầu nguyện một lần”.
Tôi có đưa cỗ Tràng Hạt cho anh xem và hỏi: ”Có ai đeo cái này không anh?” thì được anh trả lời: ”Có đấy, có chòm đeo cái đó, hai bên cái nhau bảo là cái chòm kia sai, gây mất đoàn kết”.
Anh nói rằng trước đây thì bản anh theo Đạo đến 70%, mấy năm trước nhà nước cấm, cách đây khoảng 5-6 tháng thì công an dẹp hết rồi, công an huyện vẫn hỏi anh xem còn ai theo không? Tôi hỏi anh có theo Đạo không, thì anh trả lời: ”Mình cũng thích theo lắm vớ, nhưng phải xem sao đã, vì nó gây mất đoàn kết mà. Nó không cho mình thờ ông bà mình, ai mà uống rượu say nó đuổi ra khỏi Đạo, ai mà cho con lấy chồng sớm, chết nó còn không cho ai đến mà”.
Tôi hỏi chuyện một cán bộ tuyên truyền, thì chị nói: “Người H’Mông họ không có lập trường, ai cho tiền thì họ theo, ngày xưa thời đánh Tàu đấy, họ mang đạn lên chốt cho bộ đội, lên đến nơi họ bắn chết hết bộ đội và trốn sang Tàu, văn hoá họ kém, họ dễ bị lợi dụng để chống phá chính quyền nên sợ bọn phản động lợi dụng tôn giáo để “diễn biến hoà bình”. Mà Đạo của họ theo cũng mê tín lắm, có nơi họ bỏ cả làm ăn nữa đấy, trên bảo “Đạo trái phép” nên cấm, chứ ở ngoài thị trấn huyện có cả nhà cho người Đạo cầu nguyện có ai cấm đâu”
Tôi hỏi: ”Nhưng mà đã có sự việc nào cụ thể chưa chị?” Chị trả lời: ”Nghe nói có lần người ta thấy có tài liệu đánh máy tuyên truyền chống cách mạng đưa về bản rồi đấy.”
Tôi đem chuyện này hỏi lại anh an ninh bản, anh nói: -Không có chuyện đó đâu, bà con mình có mang về ít đĩa, công an thu về, xem thấy không có gì xấu thì trả rồi mà.
Chị cán bộ tuyên truyền kể cho tôi rằng việc cấm Đạo trái phép ở đây cũng vất vả lắm, cả công an bộ, tỉnh, huyện, bản phối hợp với các ban ngành vào cuộc. An ninh của bộ Công an còn độc lập làm việc, có anh đóng giả dân làm thuê, ngày ngày chơi với người trong bản, hỏi han, thăm dò, không ai biết cả, đến khi anh xong việc thì tỉnh, huyện, xã mới biết, nhờ anh mới dẹp Đạo được.
Bây giờ công an bản cũng hoạt động tốt lắm, có ai lạ là báo công an bắt ngay, hôm trước có bắt một người bán hang rong. Chị còn lý luận rằng “chắc là tuyên truyền phản động thì họ mới tụ tập nhau lúc hai giờ đêm chứ.”
Có những người cứng đầu lắm, phải cho con họ đi học làm cán bộ để về họ tuyên truyền. Có anh đi học về làm công an tỉnh về nói với bản rằng: ”Có ai người Kinh, người Nùng theo Đạo đâu, chỉ có người Mông ngu dại mới theo thôi, ai đến truyền Đạo thì bảo sao nó không ra truyền cho người Kinh, người Nùng ấy?”.
Chị kể rằng có ông sùng Đạo, Nhà nước cho con ông đi học trường Đại học Công An, cán bộ doạ: ”Ông mà làm Đạo nữa, Nhà nước đuổi con ông về đấy, bao nhiêu người mơ được như con ông mà không được”, ông ta trả lời: ”Nhà nước không dùng con tôi nữa thì cho về mà”.
Tôi hỏi anh cán bộ an ninh rằng bản anh hiện nay thế nào, anh trả lời: ” Bản mình bây giờ đang đứng giữa bụi rậm, không ai muốn trở lại cái phong tục cũ vì nó làm dân mình nghèo, dân mình khổ, còn đi Đạo thì nhà nước cấm, họ đang đứng ở bụi rậm!”.
Tôi hỏi chuyện một anh người Nùng là dân địa phương, anh nói: ”Cái bản đó láo lắm, nó dám bảo Nhà nước là Nhà Lừa, mình là dân nên mình không báo công an. Nhà nước phải đầu tư cho bản đó không thì nó đi mang cái Đạo đi khắp nơi. Nói đầu tư cho nó ở lại chứ, cả chục năm nay có dự án nào đâu, bản đó cũng không bỏ Đạo đâu, êm là lại làm Đạo mà.”
SƠN LA -- Đầu Xuân Mậu Tý tôi đến một bản người H’Mông ở một tỉnh miền Đông Bắc Việt Nam. Bản này có 91 hộ người H’Mông Vằn Trắng di cư từ biên giới về trong hồi chiến tranh biên giới Việt–Trung. Bản cách quốc lộ không xa, nhà nước mới làm một con đường đất đến trung tâm bản.
Bản theo Đạo từ đầu, đến năm 1997 thì nhà nước vào vận động bà con bỏ Đạo. Bản đã cơ bản thoát nghèo, có tới trên 60 xe máy, nhà nào cũng có dăm bảy con bò. Ngoài làm nương, chăn nuôi bò… dân bản còn làm nghề phụ, đi buôn. Bản thường được khen thưởng là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, trả vốn, lãi các khoản vay đúng hạn.
Bây giờ vào bản, thấy đa số dân bản mặc các bộ áo khoác, áo vét khá đắt, có ai mặc váy truyền thống thì cũng là mua ở biên giới về với giá tới bạc triệu. Dân ở đây nói tiếng phổ thông khá tốt, chỉ có người già họ không biết phổ thông thì bù lại họ lại giao tiếp bằng tiếng Nùng với dân các bản khác.
Vào lớp học, cũng là nhà văn hóa của bản thấy treo đầy các bằng khen, đặc biệt là tổ an ninh của bản, luôn làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là công tác chống “truyền Đạo trái phép”.
Nhà nước còn lập các dự án làm đường, kéo điện, xây trường mới cho bản, đặc biệt là có kế hoạch đầu tư 30 tỷ đồng để lập một khu tái định cư.
Bản có khá nhiều người làm cán bộ, được học tập từ nhỏ ở các trường thiếu sinh quân, dân tộc nội trú, … ngay cả những người học ở huyện cũng được nhà nước đưa đi đào tạo làm cán bộ. Công tác đoàn, phát triển Đảng viên ở bản năm nào cũng được khen ngợi.
Thấy đời sống bà con đi lên, tôi thấy mừng cho đồng bào H’Mông tỉnh nhà. Tôi đem chuyện này nói với một anh bạn là người công giáo ở Sơn La, anh nói: ”Nghe anh kể tôi thương cho bà con người H’Mông theo Đạo ở tỉnh Sơn La quá. Cũng một chính sách “sử dụng tổng hợp các biện pháp để đấu tranh với nạn truyền giáo trái pháp luật trong một bộ phận người H’Mông, kết hợp tuyên truyền với các chương trình 134, 135 và các chính sách dân tộc khác, xây dựng công tác Đảng, công tác cán bộ ở vùng có Đạo” nhưng mỗi nơi áp dụng một cách. Ở Sơn La thì họ yêu cầu bà con bỏ Đạo họ mới đầu tư, mới cho vay tiền.. . còn ở đây họ đầu tư nâng cao đời sống cho dân để dân “theo Đảng, theo Bác Hồ”, bỏ “hoạt động tôn giáo trái pháp luật”. Theo như lời của một cán bộ hội phụ nữ: ”hồi em còn nhỏ, dân bản này làm Đạo, nhưng bây giờ bỏ cả rồi, làm Đạo thấy có được gì đâu, theo Đảng đời sống mới khá được” .
Tôi nói với anh: - Năm ngoái tôi nghe một vị quan chức ban tôn giáo chính phủ nói rằng: ”chúng tôi đang tư vấn cho thủ tướng chính phủ ra một chỉ thị về vấn đề đạo Công giáo cho Sơn la, tương tự như chỉ thị về vấn đề đạo Tin lành cho Lao cai mà”? Sau khi có chỉ thị, chỉ sau ba tháng đã có tới 40 nghìn người Tin lành H’Mông Lào Cai được đăng ký hoạt động đấy ông ạ.
Anh trả lời tôi: - Có chỉ thị rồi, nhưng ngay sau khi có chỉ thị thì họ làm còn gắt hơn, họ cấm ra mặt ông ạ.
Trở lại chuyện ở Đông Bắc, trao đổi với một anh cán bộ an ninh của bản, anh nói rằng: “Đạo cái dân tộc bọn anh theo dạy không ăn cắp ăn trộm, một vợ một chồng, không đánh vợ, không uống rượu say, người giàu phải chia cho người nghèo…mỗi tuần cầu nguyện một lần”.
Tôi có đưa cỗ Tràng Hạt cho anh xem và hỏi: ”Có ai đeo cái này không anh?” thì được anh trả lời: ”Có đấy, có chòm đeo cái đó, hai bên cái nhau bảo là cái chòm kia sai, gây mất đoàn kết”.
Anh nói rằng trước đây thì bản anh theo Đạo đến 70%, mấy năm trước nhà nước cấm, cách đây khoảng 5-6 tháng thì công an dẹp hết rồi, công an huyện vẫn hỏi anh xem còn ai theo không? Tôi hỏi anh có theo Đạo không, thì anh trả lời: ”Mình cũng thích theo lắm vớ, nhưng phải xem sao đã, vì nó gây mất đoàn kết mà. Nó không cho mình thờ ông bà mình, ai mà uống rượu say nó đuổi ra khỏi Đạo, ai mà cho con lấy chồng sớm, chết nó còn không cho ai đến mà”.
Tôi hỏi chuyện một cán bộ tuyên truyền, thì chị nói: “Người H’Mông họ không có lập trường, ai cho tiền thì họ theo, ngày xưa thời đánh Tàu đấy, họ mang đạn lên chốt cho bộ đội, lên đến nơi họ bắn chết hết bộ đội và trốn sang Tàu, văn hoá họ kém, họ dễ bị lợi dụng để chống phá chính quyền nên sợ bọn phản động lợi dụng tôn giáo để “diễn biến hoà bình”. Mà Đạo của họ theo cũng mê tín lắm, có nơi họ bỏ cả làm ăn nữa đấy, trên bảo “Đạo trái phép” nên cấm, chứ ở ngoài thị trấn huyện có cả nhà cho người Đạo cầu nguyện có ai cấm đâu”
Tôi hỏi: ”Nhưng mà đã có sự việc nào cụ thể chưa chị?” Chị trả lời: ”Nghe nói có lần người ta thấy có tài liệu đánh máy tuyên truyền chống cách mạng đưa về bản rồi đấy.”
Tôi đem chuyện này hỏi lại anh an ninh bản, anh nói: -Không có chuyện đó đâu, bà con mình có mang về ít đĩa, công an thu về, xem thấy không có gì xấu thì trả rồi mà.
Chị cán bộ tuyên truyền kể cho tôi rằng việc cấm Đạo trái phép ở đây cũng vất vả lắm, cả công an bộ, tỉnh, huyện, bản phối hợp với các ban ngành vào cuộc. An ninh của bộ Công an còn độc lập làm việc, có anh đóng giả dân làm thuê, ngày ngày chơi với người trong bản, hỏi han, thăm dò, không ai biết cả, đến khi anh xong việc thì tỉnh, huyện, xã mới biết, nhờ anh mới dẹp Đạo được.
Bây giờ công an bản cũng hoạt động tốt lắm, có ai lạ là báo công an bắt ngay, hôm trước có bắt một người bán hang rong. Chị còn lý luận rằng “chắc là tuyên truyền phản động thì họ mới tụ tập nhau lúc hai giờ đêm chứ.”
Có những người cứng đầu lắm, phải cho con họ đi học làm cán bộ để về họ tuyên truyền. Có anh đi học về làm công an tỉnh về nói với bản rằng: ”Có ai người Kinh, người Nùng theo Đạo đâu, chỉ có người Mông ngu dại mới theo thôi, ai đến truyền Đạo thì bảo sao nó không ra truyền cho người Kinh, người Nùng ấy?”.
Chị kể rằng có ông sùng Đạo, Nhà nước cho con ông đi học trường Đại học Công An, cán bộ doạ: ”Ông mà làm Đạo nữa, Nhà nước đuổi con ông về đấy, bao nhiêu người mơ được như con ông mà không được”, ông ta trả lời: ”Nhà nước không dùng con tôi nữa thì cho về mà”.
Tôi hỏi anh cán bộ an ninh rằng bản anh hiện nay thế nào, anh trả lời: ” Bản mình bây giờ đang đứng giữa bụi rậm, không ai muốn trở lại cái phong tục cũ vì nó làm dân mình nghèo, dân mình khổ, còn đi Đạo thì nhà nước cấm, họ đang đứng ở bụi rậm!”.
Tôi hỏi chuyện một anh người Nùng là dân địa phương, anh nói: ”Cái bản đó láo lắm, nó dám bảo Nhà nước là Nhà Lừa, mình là dân nên mình không báo công an. Nhà nước phải đầu tư cho bản đó không thì nó đi mang cái Đạo đi khắp nơi. Nói đầu tư cho nó ở lại chứ, cả chục năm nay có dự án nào đâu, bản đó cũng không bỏ Đạo đâu, êm là lại làm Đạo mà.”