CHÚNG CON TIN Ở TÌNH YÊU THIÊN CHÚA...
Thời tiết Hà Thành sáng nay đẹp hơn mấy ngày qua. Cơn “mưa hại” tối qua không kéo dài được tới sáng.
Tối qua, sau khi nhà chức trách yêu cầu kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của một số giáo dân; sau những màn đuổi đánh, tạo cớ gây mất trật tự an ninh của một số người lạ mặt, hiện trường lắng dịu trở lại.
Một số cán bộ an ninh lui về các căn nhà xung quanh để nghe ngóng tình hình.
Ngay khi có tin, công an kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, không biết từ đâu giáo dân kéo đến đông hơn. Tối qua, có khoảng 100 anh chị em tín hữu túc trực tại hiện trường. Họ cầu kinh suốt đêm. Lời kinh hoà bình héo hắt trong đêm, quện trong những hạt mưa rơi xuống làm cho bầu khí đêm đông thêm nồng ấm. Chẳng có ai phàn nàn vì phải canh thức để trông chừng đất cát. Chẳng có ai trách cứ vì những sự việc đã xảy ra. Mọi người đều hiểu rằng tất cả là ý Chúa. Vì thế, người ở lại vui mừng. Người trở về an bình trong giấc ngủ.
Ngày hôm qua, ai nào đó, sau khi gỡ bỏ tấm bảng: “Nhà Văn hoá quận Hoàn Kiếm” trên khung cửa Toà Khâm Sứ, đã treo lên đó câu khẩu hiệu Giám mục của Đức Hồng y Phaolô Giuse: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa”.
Không biết vô tình hay cố ý, câu khẩu hiệu quả thật đã nói lên được rất nhiều điều.
Người công giáo trong lúc không còn biết trông cậy vào ai, thì chỉ còn biết ngửa mặt lên trời cầu khẩn Đấng Thượng trí vô song, xin Ngài ban phúc lành cho đất nước, cho dân tộc và cho những người đang lãnh đạo quốc gia, để tất cả mọi người con dân đất Việt biết ngước nhìn trời và cùng thực thi bổn phận của mình hợp ý trời.
Câu khẩu hiệu ấy cũng là một lời nói thay cho tất cả những người công giáo Bắc Việt, bấy lâu nay vì hoàn cảnh xã hội với những nghi kỵ của giới cầm quyền, họ không được quyền công khai nói lên chính kiến và niềm tin của mình, thì hôm nay đó là câu khẳng định lại niềm tin, khẳng định lại một lối sống và đường đi của mình. Chúng tôi tất cả những người công giáo: “Chúng tôi tin vào tình yêu của Thiên Chúa”.
Câu khẩu hiệu ấy cũng là lời khẳng định lại lặp trường và đường lối của Giáo phận Hà Nội, của giáo xứ Thái Hà và của những người công giáo thiện chí đang ngày đêm mong ước cho công lý được tôn trọng. Lập trường đó là: “Chúng tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa. Chúng tôi không làm chính trị, không có việc đối đầu. Chúng tôi muốn đối thoại trong Đấng là nguồn mạch tình yêu. Chúng tôi tin vào tình yêu và chỉ có tình yêu mới giải thoát dân tộc khỏi những tham tàn và bạo lực”.
Do đó, đây không phải là một cuộc “tranh chấp về ý thức hệ”, đơn giản chỉ là việc Giáo hội cùng với xã hội chung tay xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, tôn trọng sự thật và những giá trị của sự thật như Nhà nước Việt Nam đang cố công xây đắp. Đây đơn giản chỉ là một đòi hỏi công bằng cho Giáo hội - một Giáo hội trong quá khứ, bị tước đoạt quá nhiều tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ, và cho tới giờ này Giáo hội vẫn đang còn bị tước đoạt, như: không được tham gia vào các công việc từ thiện, bác ái xã hội, giáo dục, y tế..., không có được một cơ quan ngôn luận đúng nghĩa...
Suốt một tháng qua, người công giáo Hà Thành cầu nguyện trên chính mảnh đất thánh thiêng của mình, nó gần giống với các cuộc “khiếu kiện đất đai” xảy ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng ôn hoà và trầm tĩnh hơn. Những buổi cầu nguyện ấy được pháp luật bảo hộ, bởi nó diễn ra ngay bên trong khu vực thờ tự của Giáo hội. Những buổi cầu nguyện ấy là những buổi cầu nguyện thuần tuý, không hô hoán, không biểu ngữ, không bạo động, ngay cả khi có những động thái không tốt từ phía chính quyền.
Thực tế, người công giáo Hà Thành trong hơn một tháng qua đã không làm gì để có thể gọi là: “Gây mất trật tự trị an”. Họ đã thực thi lời kinh Hoà bình một cách trọn hảo: không gây hấn, không hận thù, luôn đối xử tử tế, nhã nhặn. Tất cả chỉ chú tâm làm sao để chính phủ sớm đem lại hoà bình và công lý cho dân tộc, cách riêng cho người công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ công bình.
Sự việc đáng tiếc xảy ra ngày hôm qua (25/1/2008) là một minh chứng cho điều đó. Ngay khi chứng kiến người chị em Mường bị các nhân viên công lực trấn áp đánh đập, người thanh niên vượt tường rào vào trong cũng chỉ là để can ngăn những người bảo vệ pháp luật đừng hành xử một cách vô tâm, vô phép với một người chị em nghèo khổ, ít học thuộc một bản Mường xa xôi. Ngay cả khi sự việc đạt tới mức cao trào, thì những người công giáo có mặt vẫn ôn hoà. Các linh mục, tu sĩ luôn tìm cách để cứu vãn tình thế, trấn an lòng dân, khiến cho sự việc không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Đó là kết quả của tình người, của niềm tin vào một ông Trời chí tôn, chí thánh. Đó là tiếng nói phát đi từ lương tâm của những ai yêu mến công lý và hoà bình. Đó là cách hành xử của người luôn biết hướng về trời, trong ánh sáng chói loà của ngọn nến, họ thổn thức trong tình yêu mến: “Lạy Chúa! Chúng con chỉ tin vào tình yêu Chúa”.
Khoảng 11giờ40 trưa nay – giờ Hà Nội, một số cán bộ an ninh và một số chiến sĩ quân đội tới hiện trường đo đạc các cảnh cổng bị hạ xuống ngày hôm qua. Số khác ngồi chung với bà con giáo dân dưới khu lều bạt. Chúng tôi còn trông thấy cả chị phụ nữ người Mường bị đánh hôm qua. Không biết chị nói gì với các vị lãnh đạo chính quyền mà tất cả mọi người đều vỗ tay ầm ĩ.
Chiều nay, thời tiết tiếp tục xấu, báo hiệu một cơn mưa khác sắp đổ xuống Hà Thành: “Mưa ân huệ, mưa hồng phúc, hay mưa bạo tàn!!!”
Chiều ngày 26/1/2008
Thời tiết Hà Thành sáng nay đẹp hơn mấy ngày qua. Cơn “mưa hại” tối qua không kéo dài được tới sáng.
Tối qua, sau khi nhà chức trách yêu cầu kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của một số giáo dân; sau những màn đuổi đánh, tạo cớ gây mất trật tự an ninh của một số người lạ mặt, hiện trường lắng dịu trở lại.
Một số cán bộ an ninh lui về các căn nhà xung quanh để nghe ngóng tình hình.
Ngay khi có tin, công an kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, không biết từ đâu giáo dân kéo đến đông hơn. Tối qua, có khoảng 100 anh chị em tín hữu túc trực tại hiện trường. Họ cầu kinh suốt đêm. Lời kinh hoà bình héo hắt trong đêm, quện trong những hạt mưa rơi xuống làm cho bầu khí đêm đông thêm nồng ấm. Chẳng có ai phàn nàn vì phải canh thức để trông chừng đất cát. Chẳng có ai trách cứ vì những sự việc đã xảy ra. Mọi người đều hiểu rằng tất cả là ý Chúa. Vì thế, người ở lại vui mừng. Người trở về an bình trong giấc ngủ.
Ngày hôm qua, ai nào đó, sau khi gỡ bỏ tấm bảng: “Nhà Văn hoá quận Hoàn Kiếm” trên khung cửa Toà Khâm Sứ, đã treo lên đó câu khẩu hiệu Giám mục của Đức Hồng y Phaolô Giuse: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa”.
Không biết vô tình hay cố ý, câu khẩu hiệu quả thật đã nói lên được rất nhiều điều.
Người công giáo trong lúc không còn biết trông cậy vào ai, thì chỉ còn biết ngửa mặt lên trời cầu khẩn Đấng Thượng trí vô song, xin Ngài ban phúc lành cho đất nước, cho dân tộc và cho những người đang lãnh đạo quốc gia, để tất cả mọi người con dân đất Việt biết ngước nhìn trời và cùng thực thi bổn phận của mình hợp ý trời.
Câu khẩu hiệu ấy cũng là một lời nói thay cho tất cả những người công giáo Bắc Việt, bấy lâu nay vì hoàn cảnh xã hội với những nghi kỵ của giới cầm quyền, họ không được quyền công khai nói lên chính kiến và niềm tin của mình, thì hôm nay đó là câu khẳng định lại niềm tin, khẳng định lại một lối sống và đường đi của mình. Chúng tôi tất cả những người công giáo: “Chúng tôi tin vào tình yêu của Thiên Chúa”.
Câu khẩu hiệu ấy cũng là lời khẳng định lại lặp trường và đường lối của Giáo phận Hà Nội, của giáo xứ Thái Hà và của những người công giáo thiện chí đang ngày đêm mong ước cho công lý được tôn trọng. Lập trường đó là: “Chúng tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa. Chúng tôi không làm chính trị, không có việc đối đầu. Chúng tôi muốn đối thoại trong Đấng là nguồn mạch tình yêu. Chúng tôi tin vào tình yêu và chỉ có tình yêu mới giải thoát dân tộc khỏi những tham tàn và bạo lực”.
Do đó, đây không phải là một cuộc “tranh chấp về ý thức hệ”, đơn giản chỉ là việc Giáo hội cùng với xã hội chung tay xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, tôn trọng sự thật và những giá trị của sự thật như Nhà nước Việt Nam đang cố công xây đắp. Đây đơn giản chỉ là một đòi hỏi công bằng cho Giáo hội - một Giáo hội trong quá khứ, bị tước đoạt quá nhiều tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ, và cho tới giờ này Giáo hội vẫn đang còn bị tước đoạt, như: không được tham gia vào các công việc từ thiện, bác ái xã hội, giáo dục, y tế..., không có được một cơ quan ngôn luận đúng nghĩa...
Suốt một tháng qua, người công giáo Hà Thành cầu nguyện trên chính mảnh đất thánh thiêng của mình, nó gần giống với các cuộc “khiếu kiện đất đai” xảy ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng ôn hoà và trầm tĩnh hơn. Những buổi cầu nguyện ấy được pháp luật bảo hộ, bởi nó diễn ra ngay bên trong khu vực thờ tự của Giáo hội. Những buổi cầu nguyện ấy là những buổi cầu nguyện thuần tuý, không hô hoán, không biểu ngữ, không bạo động, ngay cả khi có những động thái không tốt từ phía chính quyền.
Thực tế, người công giáo Hà Thành trong hơn một tháng qua đã không làm gì để có thể gọi là: “Gây mất trật tự trị an”. Họ đã thực thi lời kinh Hoà bình một cách trọn hảo: không gây hấn, không hận thù, luôn đối xử tử tế, nhã nhặn. Tất cả chỉ chú tâm làm sao để chính phủ sớm đem lại hoà bình và công lý cho dân tộc, cách riêng cho người công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ công bình.
Sự việc đáng tiếc xảy ra ngày hôm qua (25/1/2008) là một minh chứng cho điều đó. Ngay khi chứng kiến người chị em Mường bị các nhân viên công lực trấn áp đánh đập, người thanh niên vượt tường rào vào trong cũng chỉ là để can ngăn những người bảo vệ pháp luật đừng hành xử một cách vô tâm, vô phép với một người chị em nghèo khổ, ít học thuộc một bản Mường xa xôi. Ngay cả khi sự việc đạt tới mức cao trào, thì những người công giáo có mặt vẫn ôn hoà. Các linh mục, tu sĩ luôn tìm cách để cứu vãn tình thế, trấn an lòng dân, khiến cho sự việc không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Đó là kết quả của tình người, của niềm tin vào một ông Trời chí tôn, chí thánh. Đó là tiếng nói phát đi từ lương tâm của những ai yêu mến công lý và hoà bình. Đó là cách hành xử của người luôn biết hướng về trời, trong ánh sáng chói loà của ngọn nến, họ thổn thức trong tình yêu mến: “Lạy Chúa! Chúng con chỉ tin vào tình yêu Chúa”.
Khoảng 11giờ40 trưa nay – giờ Hà Nội, một số cán bộ an ninh và một số chiến sĩ quân đội tới hiện trường đo đạc các cảnh cổng bị hạ xuống ngày hôm qua. Số khác ngồi chung với bà con giáo dân dưới khu lều bạt. Chúng tôi còn trông thấy cả chị phụ nữ người Mường bị đánh hôm qua. Không biết chị nói gì với các vị lãnh đạo chính quyền mà tất cả mọi người đều vỗ tay ầm ĩ.
Chiều nay, thời tiết tiếp tục xấu, báo hiệu một cơn mưa khác sắp đổ xuống Hà Thành: “Mưa ân huệ, mưa hồng phúc, hay mưa bạo tàn!!!”
Chiều ngày 26/1/2008