Nhân quyền và dân chủ
Ngày kỉ niệm Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm nay là một ngày buồn cho tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân ngày 27/11 vừa qua đã cho thấy sự nghiệp bảo vệ quyền con người của người dân Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm.
Trong nhóm các nội dung chứng cứ mà phiên tòa buộc tội luật sư Đài và Công Nhân, việc "tiếp xúc và trao đổi thông tin về dân chủ và nhân quyền" cũng bị coi là tội?!
Một tội mà có lẽ không ai hiểu nổi khi biểu ngữ "tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" giăng khắp các nẻo đường.
Nhân quyền ở đâu?
Chỉ qua một vụ xử án trên, qua bản án kết tội hai luật sư, tòa án Việt Nam, hay nói đầy đủ hơn là chính quyền Việt Nam, đã vi phạm một loạt điều khoản của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và vi phạm chính Hiến pháp Việt Nam hiện hành.
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền khẳng định "quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm" của người dân.
Ở một nơi mà công dân không có quyền ra báo, mọi tờ báo đều chịu sự kiểm soát của đảng cầm quyền, nơi đó người dân sẽ không có nhiều cơ hội để cất lên tiếng nói.
Hơn nữa, khi tiếng nói đó không "chính thống" và trái tai nhà cầm quyền như tiếng nói của hai luật sư Đài và Nhân, họ phải trả giá bằng tù tội.
Điều 20 Tuyên ngôn nhân quyền cũng khẳng định "quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hòa bình".
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều hội như Hội liên hiệp thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nhà văn,… nhưng cũng như báo chí, tất cả đều chịu sự kiểm soát của đảng cộng sản cầm quyền.
Đến giờ phút này, sau hơn 20 năm "đổi mới", Quốc hội vẫn chưa ban hành luật về quyền tự do lập hội.
Cần chú ý là quyền tự do lập hội bao gồm các hội dân sự (nghiệp đoàn,…), tôn giáo (giáo hội), và cả chính trị (đảng phái) để công dân có thể bảo vệ lợi ích nhóm xã hội của mình một cách hòa bình và hợp pháp.
Do đó, việc hai luật sư Đài và Nhân ủng hộ và tham gia các hội đoàn ngoài đảng cộng sản như "Khối 8406", "Đảng Thăng Tiến", "Hội Dân oan", "Công đoàn độc lập",… là một việc làm bình thường và chính đáng trong một thể chế tôn trọng nhân quyền.
Nhà nước phạm luật
Đáng nói hơn, việc thành lập các hội đoàn dân sự, chính trị thể hiện ý thức làm chủ của người dân, như điều 21 của Tuyên ngôn nhân quyền đã ghi nhận "mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình" và "ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền".
Việc thành lập các đảng phái, hội đoàn chính là để thực thi quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử của người dân.
Nếu chỉ có một đảng ra tranh cử, cũng chính đảng đó kiểm soát quá trình chọn lựa ứng cử viên và cả quá trình kiểm phiếu, đó chỉ là một cuộc bầu cử bất công và giả hiệu, chà đạp lên quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng của nhân dân.
Hơn thế nữa, khi thực hiện những quyền con người căn bản trên, họ lại bị đem ra xét xử trong một phiên tòa bất công, vi phạm điều 10 của Tuyên ngôn nhân quyền, đó là "mọi người đều có quyền được một tòa án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai".
Thử hỏi những vị thẩm phán, đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền, có thể xét xử thành viên các đảng phái và các hội đoàn khác một cách độc lập và vô tư không?
Không kể đến những diễn biến bất thường trong phiên tòa như không có tranh tụng (hoặc tranh tụng rất ít), hạn chế thời gian phát biểu của luật sư bào chữa, kết án vội vã,… tại bên ngoài tòa án, việc vi phạm luật pháp cũng diễn ra.
An ninh ngăn chặn người dân đến dự phiên tòa. Luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, những người yêu chuộng dân chủ và nhiều người dân bị đánh đập và chở về đồn công an. Nhân chứng Phạm Văn Trội có mặt theo giấy triệu tập của tòa lại bị an ninh chặn bắt ngay trước cổng tòa.
Những việc làm trên vi phạm điều 18 luật Tố tụng hình sự về xét xử công khai, cũng như vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể như quy định tại điều 3 và điều 5 của Tuyên ngôn nhân quyền.
Cần nhấn mạnh một lần nữa là hầu hết những điều khoản của Tuyên ngôn nhân quyền đều được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành.
Nhìn lại lịch sử
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời có nêu rõ thể chế của đất nước là một thể chế "dân chủ" và "cộng hòa". Lời nói đầu của Hiến pháp cũng nêu rõ: "Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ".
Bản Tuyên ngôn độc lập cũng nêu rõ nguồn cảm hứng cho cách mạng tháng Tám là từ những quyền con người cơ bản đã được chỉ rõ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Cách mạng Pháp 1791.
Đó là những quyền được "sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc, bình đẳng".
Hiến pháp đầu tiên ấy cũng nói rõ phải "đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Phải chăng đó là nguồn gốc, cội rễ sức mạnh của cả dân tộc trong những ngày tháng Tám?
gười dân Việt Nam theo đảng cộng sản làm cách mạng, những người lính đã ngã xuống, những đảng viên cộng sản trung kiên vào tù ra khám, phải chăng cũng chính vì lý tưởng "tự do, dân chủ, và nhân quyền" đấy?
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã khẳng định: "Cách mạng tháng Tám khẳng định quyền con người của nhân dân Việt Nam."
Dù vậy, do hoàn cảnh lịch sử đã kéo đất nước vào hai cuộc chiến tranh dài, thể chế độc đảng toàn trị đã được thiết lập để phù hợp với thời chiến.
Đó là điều đáng tiếc cho dân tộc khi thể chế dân chủ phôi thai đã phải nhường chỗ cho một thể chế hạn chế dân chủ, nhân quyền trong chiến tranh.
Nhu cầu dân chủ hóa
Chiến tranh kết thúc, đảng cộng sản Việt Nam đã làm được phần đầu của chủ nghĩa tam dân là "dân tộc độc lập". Hiện tại, lịch sử lại giao tiếp vào tay những người lãnh đạo đảng cộng sản phần thứ hai, đó là "dân quyền tự do", từ đó mới có thể có "dân sinh hạnh phúc".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì."
"Dân quyền tự do" nghĩa là phải thực thi và bảo đảm nhân quyền cho người dân Việt Nam. Cách hành xử hạn chế nhân quyền như thời chiến đã lỗi thời và cần phải chấm dứt.
Những quy luật của chiến tranh không thể đem áp dụng cho thời bình. Cụ Hồ đã nói "không được đè đầu cưỡi cổ dân" và "không được bịt miệng dân" chính là để đảm bảo "dân quyền tự do".
Dân chủ hóa là cách tốt nhất để bảo vệ nhân quyền và phát triển bền vững. Chỉ có dân chủ hóa mới đem lại tự do thực sự cho nhân dân Việt Nam và những thành tựu trong phát triển kinh tế mới đến được với mọi tầng lớp trong xã hội.
Để nâng cao uy tín của Việt Nam khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cũng như là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, không có cách nào hay hơn là dân chủ hóa đời sống chính trị.
Đó là cách làm bền vững nhất để một quốc gia hùng mạnh trong thời bình.
Sau khi chiếm được Hoàng Sa năm 1974, gần đây, Trung Quốc đã bộc lộ rõ dã tâm muốn chiếm nốt Trường Sa khi loan báo thiết lập đơn vị hành chính trên hai quần đảo này của Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần thu phục dân tâm, đoàn kết dân tộc cả trong và ngoài nước, huy động sức mạnh của toàn dân tộc như hào khí của Hội nghị Diên Hồng năm nào.
Để làm được điều đó, không có cách nào khác là phải thực sự thực thi dân chủ, thực tâm mở rộng dân chủ, phải xây dựng luật pháp bảo đảm quyền của dân (dân quyền) và quyền con người (nhân quyền), hoàn thiện nhà nước pháp quyền thật sự "của dân, do dân, vì dân", vì đoàn kết dân tộc chỉ có thể dựa trên nguyên tắc dân chủ, không thể dựa trên nguyên tắc độc tài, độc đảng.
Hãy cùng nhau đi tới
Dân chủ hóa là xu thế tất yếu khi mạng lưới thông tin ngày càng mở rộng, dân trí ngày càng tăng, các quy luật của kinh tế thị trường chi phối xã hội, yêu cầu về một xã hội pháp trị ngày càng bức bách. Không một thế lực nào có thể cản nổi xu thế tất yếu này.
Vẫn biết tiến trình dân chủ hóa khó khăn, một phần vì những nguyên nhân khách quan do lịch sử để lại, song không vì thế mà có thể trì hoãn không làm.
Khẩu hiệu xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ" cần có một lộ trình cụ thể và chủ động chứ không thể là hô hào suông. Thực thi một cách quyết tâm lộ trình dân chủ hóa sẽ có lợi cho chính đảng cộng sản cầm quyền, khi đảng cộng sản còn nắm được thế chủ động.
Do đó, những người lãnh đạo đảng cộng sản cần nhìn những tổ chức dân chủ và bảo vệ nhân quyền chân chính ở Việt Nam như là cơ hội chứ không phải trở ngại để cùng bắt tay nhau đi tới, xây dựng một Việt Nam "giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" như ước nguyện chung của mọi người.
Tham khảo
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
Cách mạng tháng 8 khẳng định quyền con người
Bài bào chữa của Luật sư Lê Công Định tại phiên tòa phúc thẩm xét xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
Các ý kiến về phiên xử hai luật sư
Dân chủ và Nhân quyền
Suy nghĩ sau một chuyến đi xa
Khát vọng nhân quyền.
Ngày 10 Tháng 12 - 2007
Nguyễn Tiến Trung
Ngày kỉ niệm Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm nay là một ngày buồn cho tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân ngày 27/11 vừa qua đã cho thấy sự nghiệp bảo vệ quyền con người của người dân Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm.
Trong nhóm các nội dung chứng cứ mà phiên tòa buộc tội luật sư Đài và Công Nhân, việc "tiếp xúc và trao đổi thông tin về dân chủ và nhân quyền" cũng bị coi là tội?!
Một tội mà có lẽ không ai hiểu nổi khi biểu ngữ "tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" giăng khắp các nẻo đường.
Nhân quyền ở đâu?
Chỉ qua một vụ xử án trên, qua bản án kết tội hai luật sư, tòa án Việt Nam, hay nói đầy đủ hơn là chính quyền Việt Nam, đã vi phạm một loạt điều khoản của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và vi phạm chính Hiến pháp Việt Nam hiện hành.
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền khẳng định "quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm" của người dân.
Ở một nơi mà công dân không có quyền ra báo, mọi tờ báo đều chịu sự kiểm soát của đảng cầm quyền, nơi đó người dân sẽ không có nhiều cơ hội để cất lên tiếng nói.
Hơn nữa, khi tiếng nói đó không "chính thống" và trái tai nhà cầm quyền như tiếng nói của hai luật sư Đài và Nhân, họ phải trả giá bằng tù tội.
Điều 20 Tuyên ngôn nhân quyền cũng khẳng định "quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hòa bình".
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều hội như Hội liên hiệp thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nhà văn,… nhưng cũng như báo chí, tất cả đều chịu sự kiểm soát của đảng cộng sản cầm quyền.
Đến giờ phút này, sau hơn 20 năm "đổi mới", Quốc hội vẫn chưa ban hành luật về quyền tự do lập hội.
Cần chú ý là quyền tự do lập hội bao gồm các hội dân sự (nghiệp đoàn,…), tôn giáo (giáo hội), và cả chính trị (đảng phái) để công dân có thể bảo vệ lợi ích nhóm xã hội của mình một cách hòa bình và hợp pháp.
Do đó, việc hai luật sư Đài và Nhân ủng hộ và tham gia các hội đoàn ngoài đảng cộng sản như "Khối 8406", "Đảng Thăng Tiến", "Hội Dân oan", "Công đoàn độc lập",… là một việc làm bình thường và chính đáng trong một thể chế tôn trọng nhân quyền.
Nhà nước phạm luật
Đáng nói hơn, việc thành lập các hội đoàn dân sự, chính trị thể hiện ý thức làm chủ của người dân, như điều 21 của Tuyên ngôn nhân quyền đã ghi nhận "mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình" và "ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền".
Việc thành lập các đảng phái, hội đoàn chính là để thực thi quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử của người dân.
Nếu chỉ có một đảng ra tranh cử, cũng chính đảng đó kiểm soát quá trình chọn lựa ứng cử viên và cả quá trình kiểm phiếu, đó chỉ là một cuộc bầu cử bất công và giả hiệu, chà đạp lên quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng của nhân dân.
Hơn thế nữa, khi thực hiện những quyền con người căn bản trên, họ lại bị đem ra xét xử trong một phiên tòa bất công, vi phạm điều 10 của Tuyên ngôn nhân quyền, đó là "mọi người đều có quyền được một tòa án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai".
Thử hỏi những vị thẩm phán, đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền, có thể xét xử thành viên các đảng phái và các hội đoàn khác một cách độc lập và vô tư không?
Không kể đến những diễn biến bất thường trong phiên tòa như không có tranh tụng (hoặc tranh tụng rất ít), hạn chế thời gian phát biểu của luật sư bào chữa, kết án vội vã,… tại bên ngoài tòa án, việc vi phạm luật pháp cũng diễn ra.
An ninh ngăn chặn người dân đến dự phiên tòa. Luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, những người yêu chuộng dân chủ và nhiều người dân bị đánh đập và chở về đồn công an. Nhân chứng Phạm Văn Trội có mặt theo giấy triệu tập của tòa lại bị an ninh chặn bắt ngay trước cổng tòa.
Những việc làm trên vi phạm điều 18 luật Tố tụng hình sự về xét xử công khai, cũng như vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể như quy định tại điều 3 và điều 5 của Tuyên ngôn nhân quyền.
Cần nhấn mạnh một lần nữa là hầu hết những điều khoản của Tuyên ngôn nhân quyền đều được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành.
Nhìn lại lịch sử
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời có nêu rõ thể chế của đất nước là một thể chế "dân chủ" và "cộng hòa". Lời nói đầu của Hiến pháp cũng nêu rõ: "Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ".
Bản Tuyên ngôn độc lập cũng nêu rõ nguồn cảm hứng cho cách mạng tháng Tám là từ những quyền con người cơ bản đã được chỉ rõ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Cách mạng Pháp 1791.
Đó là những quyền được "sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc, bình đẳng".
Hiến pháp đầu tiên ấy cũng nói rõ phải "đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Phải chăng đó là nguồn gốc, cội rễ sức mạnh của cả dân tộc trong những ngày tháng Tám?
gười dân Việt Nam theo đảng cộng sản làm cách mạng, những người lính đã ngã xuống, những đảng viên cộng sản trung kiên vào tù ra khám, phải chăng cũng chính vì lý tưởng "tự do, dân chủ, và nhân quyền" đấy?
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã khẳng định: "Cách mạng tháng Tám khẳng định quyền con người của nhân dân Việt Nam."
Dù vậy, do hoàn cảnh lịch sử đã kéo đất nước vào hai cuộc chiến tranh dài, thể chế độc đảng toàn trị đã được thiết lập để phù hợp với thời chiến.
Đó là điều đáng tiếc cho dân tộc khi thể chế dân chủ phôi thai đã phải nhường chỗ cho một thể chế hạn chế dân chủ, nhân quyền trong chiến tranh.
Nhu cầu dân chủ hóa
Chiến tranh kết thúc, đảng cộng sản Việt Nam đã làm được phần đầu của chủ nghĩa tam dân là "dân tộc độc lập". Hiện tại, lịch sử lại giao tiếp vào tay những người lãnh đạo đảng cộng sản phần thứ hai, đó là "dân quyền tự do", từ đó mới có thể có "dân sinh hạnh phúc".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì."
"Dân quyền tự do" nghĩa là phải thực thi và bảo đảm nhân quyền cho người dân Việt Nam. Cách hành xử hạn chế nhân quyền như thời chiến đã lỗi thời và cần phải chấm dứt.
Những quy luật của chiến tranh không thể đem áp dụng cho thời bình. Cụ Hồ đã nói "không được đè đầu cưỡi cổ dân" và "không được bịt miệng dân" chính là để đảm bảo "dân quyền tự do".
Dân chủ hóa là cách tốt nhất để bảo vệ nhân quyền và phát triển bền vững. Chỉ có dân chủ hóa mới đem lại tự do thực sự cho nhân dân Việt Nam và những thành tựu trong phát triển kinh tế mới đến được với mọi tầng lớp trong xã hội.
Để nâng cao uy tín của Việt Nam khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cũng như là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, không có cách nào hay hơn là dân chủ hóa đời sống chính trị.
Đó là cách làm bền vững nhất để một quốc gia hùng mạnh trong thời bình.
Sau khi chiếm được Hoàng Sa năm 1974, gần đây, Trung Quốc đã bộc lộ rõ dã tâm muốn chiếm nốt Trường Sa khi loan báo thiết lập đơn vị hành chính trên hai quần đảo này của Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần thu phục dân tâm, đoàn kết dân tộc cả trong và ngoài nước, huy động sức mạnh của toàn dân tộc như hào khí của Hội nghị Diên Hồng năm nào.
Để làm được điều đó, không có cách nào khác là phải thực sự thực thi dân chủ, thực tâm mở rộng dân chủ, phải xây dựng luật pháp bảo đảm quyền của dân (dân quyền) và quyền con người (nhân quyền), hoàn thiện nhà nước pháp quyền thật sự "của dân, do dân, vì dân", vì đoàn kết dân tộc chỉ có thể dựa trên nguyên tắc dân chủ, không thể dựa trên nguyên tắc độc tài, độc đảng.
Hãy cùng nhau đi tới
Dân chủ hóa là xu thế tất yếu khi mạng lưới thông tin ngày càng mở rộng, dân trí ngày càng tăng, các quy luật của kinh tế thị trường chi phối xã hội, yêu cầu về một xã hội pháp trị ngày càng bức bách. Không một thế lực nào có thể cản nổi xu thế tất yếu này.
Vẫn biết tiến trình dân chủ hóa khó khăn, một phần vì những nguyên nhân khách quan do lịch sử để lại, song không vì thế mà có thể trì hoãn không làm.
Khẩu hiệu xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ" cần có một lộ trình cụ thể và chủ động chứ không thể là hô hào suông. Thực thi một cách quyết tâm lộ trình dân chủ hóa sẽ có lợi cho chính đảng cộng sản cầm quyền, khi đảng cộng sản còn nắm được thế chủ động.
Do đó, những người lãnh đạo đảng cộng sản cần nhìn những tổ chức dân chủ và bảo vệ nhân quyền chân chính ở Việt Nam như là cơ hội chứ không phải trở ngại để cùng bắt tay nhau đi tới, xây dựng một Việt Nam "giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" như ước nguyện chung của mọi người.
Tham khảo
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
Cách mạng tháng 8 khẳng định quyền con người
Bài bào chữa của Luật sư Lê Công Định tại phiên tòa phúc thẩm xét xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
Các ý kiến về phiên xử hai luật sư
Dân chủ và Nhân quyền
Suy nghĩ sau một chuyến đi xa
Khát vọng nhân quyền.
Ngày 10 Tháng 12 - 2007
Nguyễn Tiến Trung