NUSA DUA: Tòa Thánh đã gửi một phái đoàn tham dự hội nghị quốc tế thứ XIII về các thay đổi thời tiết, diễn ra tại Bali bên Indonesia, trong các ngày mùng 3 đến 14 tháng 12 này.
Phái đoàn Tòa Thánh gồm 5 người do ĐTGM Leopoldo Girelli, Sứ Thần Tòa Thánh tại Indonseia hướng dẫn. Hội nghị quốc tế về các thay đổi thời tiết quy tụ 10.000 đại biểu thuộc 190 quốc gia trên thế giới và 130 Bộ trưởng môi sinh. Mục đích của hội nghị là đạt một thỏa hiệp quốc tế liên quan tới các biện pháp cần đề ra trước khi giai đoạn đầu của việc áp dụng thỏa hiệp môi sinh tại Kyoto năm 1997, sẽ kết thúc vào năm 2012 tới đây. Chúng liên quan tới nỗ lực giảm 5% lượng thán khí, mà các quốc gia kỹ nghệ giầu tân tiến thải vào trong khí quyển so sánh với năm 1990. Cho tới nay đã chỉ có 37 quốc gia ký nhận thỏa hiệp Kyoto.
Theo bản tường trình của Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế mới công bố trong hội nghị, người ta ước đoán từ nay cho tới năm 2070 mực nước biển sẽ dâng cao 50 cm và sẽ đe dọa dân chúng các thành phố lớn ven bờ các đại dương vùng Á châu đứng đầu là Calcutta và Bombat, nhưng cả Miami và New York bên Hoa Kỳ nữa. Ngoài ra bản tường trình của các chuyên viên khoa học thuộc nhóm cộng tác quốc tế về các thay đổi của khí hậu khẳng định rằng từ nay cho tới năm 2050 sẽ có 200 triệu người có nguy cơ phải tị nạn vì các lý do môi sinh và tình hình khí hậu thay đổi. Trong số các dấu chỉ tích cực có việc tái đồng ý thành lập một ủy ban làm việc nhằm lôi cuốn sự dấn thân của ba cường quốc thải nhiều thán khí và chất độc vào không trung nhất thế giới là Hoa Ky, Trung Quốc và Ấn Độ. Cho tới nay cả ba nước đều từ chối ký nhận thỏa hiệp Kyoto và không giảm các sinh hoạt kỹ nghệ của mình, viện cớ làm như thế là thiệt thòi cho nền kinh tế và lợi nhuận quốc gia (ZENIT 6-12-2007)
Phái đoàn Tòa Thánh gồm 5 người do ĐTGM Leopoldo Girelli, Sứ Thần Tòa Thánh tại Indonseia hướng dẫn. Hội nghị quốc tế về các thay đổi thời tiết quy tụ 10.000 đại biểu thuộc 190 quốc gia trên thế giới và 130 Bộ trưởng môi sinh. Mục đích của hội nghị là đạt một thỏa hiệp quốc tế liên quan tới các biện pháp cần đề ra trước khi giai đoạn đầu của việc áp dụng thỏa hiệp môi sinh tại Kyoto năm 1997, sẽ kết thúc vào năm 2012 tới đây. Chúng liên quan tới nỗ lực giảm 5% lượng thán khí, mà các quốc gia kỹ nghệ giầu tân tiến thải vào trong khí quyển so sánh với năm 1990. Cho tới nay đã chỉ có 37 quốc gia ký nhận thỏa hiệp Kyoto.
Theo bản tường trình của Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế mới công bố trong hội nghị, người ta ước đoán từ nay cho tới năm 2070 mực nước biển sẽ dâng cao 50 cm và sẽ đe dọa dân chúng các thành phố lớn ven bờ các đại dương vùng Á châu đứng đầu là Calcutta và Bombat, nhưng cả Miami và New York bên Hoa Kỳ nữa. Ngoài ra bản tường trình của các chuyên viên khoa học thuộc nhóm cộng tác quốc tế về các thay đổi của khí hậu khẳng định rằng từ nay cho tới năm 2050 sẽ có 200 triệu người có nguy cơ phải tị nạn vì các lý do môi sinh và tình hình khí hậu thay đổi. Trong số các dấu chỉ tích cực có việc tái đồng ý thành lập một ủy ban làm việc nhằm lôi cuốn sự dấn thân của ba cường quốc thải nhiều thán khí và chất độc vào không trung nhất thế giới là Hoa Ky, Trung Quốc và Ấn Độ. Cho tới nay cả ba nước đều từ chối ký nhận thỏa hiệp Kyoto và không giảm các sinh hoạt kỹ nghệ của mình, viện cớ làm như thế là thiệt thòi cho nền kinh tế và lợi nhuận quốc gia (ZENIT 6-12-2007)