Ngày 24.11. 2007, lễ kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo xứ Quy Chính, hạt Vạn Lộc, thuộc xã Nam Diên, Nam Đàn, Nghệ An đã long trọng mừng lễ Quan thầy - Thánh Phêrô Lê Tùy.
Mặc dù, thánh Phêrô Lê Tùy không sinh ra và lớn lên trên đất giáo phận Vinh (ngài sinh khoảng năm 1772 tại làng Bằng Sở, tổng Ninh Xá, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay thuộc tỉnh Hà Tây, giáo phận Hà Nội), nhưng năm 1796, khi đang là thầy già sáu, ngài đã theo Đức cha phó Hậu (La Mothe) vào Nghệ An; sau khi chịu chức linh mục, ngài đã phục vụ ở các giáo xứ Đông Thành, Đá Dựng (Chân Lộc), kế đó làm quản xứ Quy Chính mà trước đó gọi là xứ Kẻ Đòn, một vùng rộng lớn bao gồm các giáo xứ dọc theo hai bên bờ sông Lam trong hạt Vạn Lộc ngày nay, và nhất là ngài bị bắt đang khi đi làm mục vụ tại đây (1), nên giáo xứ Quy Chính nói riêng và hạt Vạn Lộc nói chung rât sùng kính ngài.
Ngoài việc bên cạnh nhà thờ Quy Chính đã có một đền thờ được xây dựng theo kiến trúc Á Đông, khá khang trang, đẹp mắt thờ ngài hằng ngày, thì vào ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu nơi đây luôn tổ chức đại lễ để mừng kính ngài.
Như thông lệ, trước lúc thánh lễ được trọng thể cử hành tại nhà thờ giáo xứ, linh mục quản xứ Phêrô Phan Văn Tập và các tín hữu đã cung nghinh tượng và hài cốt thánh nhân một vòng quanh giáo xứ. Trong đoàn rước, họ cũng hóa trang các binh lính dưới triều đình vua Minh Mạng mang lệnh trảm quyết và gương giáo đến bắt ngài.
Sau khi các hậu duệ đoàn chiên của ngài kiệu tượng và hài cốt ngài đi qua những con đường mà xưa kia ngài từng bước trên đó để thăm viếng và cử hành các bí tích cho các tín hữu của mình, họ vòng về đền thờ, làm nghi thức dâng hương và cầu nguyện theo nghi thức Á Đông. Những cử điệu nhẹ nhành, cung kính của đoàn tiến hương và những lời hát mang cung điệu phụng điếu, ca vãn đã làm cho nhiều người tham dự nghi lễ cảm động rơi lệ.
Sau nghi thức tôn kính chung tại đền thờ, khoảng 2.000 tín hữu, tu sĩ nam nữ tham dự thánh lễ do Đức cha Phaolô Maria chủ sự và 15 linh mục đồng tế.
Như đã nói, không chỉ giáo xứ Quy Chính mà cả hạt Vạn Lộc đều có lòng sùng kính đặc biệt đối với vị thánh là cha xứ của họ xưa kia, nên chiều tối hôm trước (23.11.2007), để bày tỏ lòng yêu mến thánh nhân, góp phần long trọng cho ngày lễ và để siết chặt tình huynh đệ, cũng như khích lệ nhau sống đức tin, giới trẻ của 8 giáo xứ trong hạt Vạn Lộc gồm: Phù Long, Thượng Nậm, Văn Thành, Trang Đen, Quy Chính, Yên Lạc, Mô Vĩnh và Vạn Lộc đã tập trung về đây cắm trại và giao lưu văn nghệ.
Để ghi nhận những nỗ lực trong việc dựng trại, diễu hành và trình bày các tiết mục văn nghệ, cũng như để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh cho những lần tới, cuối thánh lễ, Ban đặc trách giới trẻ của Hạt đã trao giải thưởng cho các giáo xứ có thứ hạng cao. Giải nhất thuộc về giáo xứ Thượng Nậm, giải nhì thuộc về xứ chủ nhà Quy Chính và giải ba thuộc về Văn Thành.
“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Đứng trước cộng đoàn tham dự thánh lễ và nhất là trước các bạn trẻ của 8 giáo xứ là hậu duệ đoàn chiên của vị thánh tử đạo, Đức cha Phaolô Maria như khơi dậy tinh thần sống đạo anh dũng và mời gọi họ thể hiện tinh thần tử đạo trong thời đại mới: Chắc chắn lịch sử bách hại như xưa không còn, nhưng chứng máu vẫn giữ nguyên giá trị của nó… Tử đạo không chỉ nằm trong giây phút chấm dứt cuộc sống mà còn nằm ngay trong từng khoảnh khắc đời sống con người. Vì vậy, khi anh chị em nỗ lực để xây dựng gia đình mình, sống chung thủy và thành thật với nhau, giữ mình trước những cám dỗ của thời đại, và nhất là dám sống cho những nhu cầu lành mạnh, chính đáng của xã hội, của tha nhân… thì đó chính là lúc anh chị em đang sống tinh thần tử đạo của Thánh Quan thầy Phêrô Lê Tùy.
Mặc dù, thánh Phêrô Lê Tùy không sinh ra và lớn lên trên đất giáo phận Vinh (ngài sinh khoảng năm 1772 tại làng Bằng Sở, tổng Ninh Xá, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay thuộc tỉnh Hà Tây, giáo phận Hà Nội), nhưng năm 1796, khi đang là thầy già sáu, ngài đã theo Đức cha phó Hậu (La Mothe) vào Nghệ An; sau khi chịu chức linh mục, ngài đã phục vụ ở các giáo xứ Đông Thành, Đá Dựng (Chân Lộc), kế đó làm quản xứ Quy Chính mà trước đó gọi là xứ Kẻ Đòn, một vùng rộng lớn bao gồm các giáo xứ dọc theo hai bên bờ sông Lam trong hạt Vạn Lộc ngày nay, và nhất là ngài bị bắt đang khi đi làm mục vụ tại đây (1), nên giáo xứ Quy Chính nói riêng và hạt Vạn Lộc nói chung rât sùng kính ngài.
Ngoài việc bên cạnh nhà thờ Quy Chính đã có một đền thờ được xây dựng theo kiến trúc Á Đông, khá khang trang, đẹp mắt thờ ngài hằng ngày, thì vào ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu nơi đây luôn tổ chức đại lễ để mừng kính ngài.
Như thông lệ, trước lúc thánh lễ được trọng thể cử hành tại nhà thờ giáo xứ, linh mục quản xứ Phêrô Phan Văn Tập và các tín hữu đã cung nghinh tượng và hài cốt thánh nhân một vòng quanh giáo xứ. Trong đoàn rước, họ cũng hóa trang các binh lính dưới triều đình vua Minh Mạng mang lệnh trảm quyết và gương giáo đến bắt ngài.
Sau khi các hậu duệ đoàn chiên của ngài kiệu tượng và hài cốt ngài đi qua những con đường mà xưa kia ngài từng bước trên đó để thăm viếng và cử hành các bí tích cho các tín hữu của mình, họ vòng về đền thờ, làm nghi thức dâng hương và cầu nguyện theo nghi thức Á Đông. Những cử điệu nhẹ nhành, cung kính của đoàn tiến hương và những lời hát mang cung điệu phụng điếu, ca vãn đã làm cho nhiều người tham dự nghi lễ cảm động rơi lệ.
Sau nghi thức tôn kính chung tại đền thờ, khoảng 2.000 tín hữu, tu sĩ nam nữ tham dự thánh lễ do Đức cha Phaolô Maria chủ sự và 15 linh mục đồng tế.
Như đã nói, không chỉ giáo xứ Quy Chính mà cả hạt Vạn Lộc đều có lòng sùng kính đặc biệt đối với vị thánh là cha xứ của họ xưa kia, nên chiều tối hôm trước (23.11.2007), để bày tỏ lòng yêu mến thánh nhân, góp phần long trọng cho ngày lễ và để siết chặt tình huynh đệ, cũng như khích lệ nhau sống đức tin, giới trẻ của 8 giáo xứ trong hạt Vạn Lộc gồm: Phù Long, Thượng Nậm, Văn Thành, Trang Đen, Quy Chính, Yên Lạc, Mô Vĩnh và Vạn Lộc đã tập trung về đây cắm trại và giao lưu văn nghệ.
Để ghi nhận những nỗ lực trong việc dựng trại, diễu hành và trình bày các tiết mục văn nghệ, cũng như để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh cho những lần tới, cuối thánh lễ, Ban đặc trách giới trẻ của Hạt đã trao giải thưởng cho các giáo xứ có thứ hạng cao. Giải nhất thuộc về giáo xứ Thượng Nậm, giải nhì thuộc về xứ chủ nhà Quy Chính và giải ba thuộc về Văn Thành.
“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Đứng trước cộng đoàn tham dự thánh lễ và nhất là trước các bạn trẻ của 8 giáo xứ là hậu duệ đoàn chiên của vị thánh tử đạo, Đức cha Phaolô Maria như khơi dậy tinh thần sống đạo anh dũng và mời gọi họ thể hiện tinh thần tử đạo trong thời đại mới: Chắc chắn lịch sử bách hại như xưa không còn, nhưng chứng máu vẫn giữ nguyên giá trị của nó… Tử đạo không chỉ nằm trong giây phút chấm dứt cuộc sống mà còn nằm ngay trong từng khoảnh khắc đời sống con người. Vì vậy, khi anh chị em nỗ lực để xây dựng gia đình mình, sống chung thủy và thành thật với nhau, giữ mình trước những cám dỗ của thời đại, và nhất là dám sống cho những nhu cầu lành mạnh, chính đáng của xã hội, của tha nhân… thì đó chính là lúc anh chị em đang sống tinh thần tử đạo của Thánh Quan thầy Phêrô Lê Tùy.