Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi các quốc gia láng giềng của Iraq tham gia cuộc họp này. Đây là bước tiếp theo chuyến công du trong khu vực của Tân thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul.
Cuộc họp sẽ diễn ra giữa ngoại trưởng Ai Cập, và ngoại trưởng của năm nước có đường biên giới chung với Iraq: Jordan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ảrập Xêút và Syria.
Tại Istanbul, các chuyên gia không hy vọng nhiều về việc sáng kiến ngoại giao này có thể gây ảnh hưởng gì nhiều tới triển vọng một cuộc chiến sắp nổ ra.
Theo dự đoán, các nước này sẽ có lời kêu gọi Iraq giải giáp và tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc, nhưng sẽ không có lời kêu gọi trực tiếp là ông Hussein hãy rời bỏ chức vụ tổng thống.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không khuyến khích thảo luận về tình trạng khó xử hiện thời của nước này. Đó là liệu họ có cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công Iraq và liệu binh lính Thổ Nhĩ Kỳ có tham gia liên quân với Mỹ hay không.
Mục tiêu của cuộc họp này do vậy sẽ không gây mấy ảnh hưởng tới Mỹ hay Iraq, mà chỉ để nhằm thể hiện với nhân dân các nước tham gia cuộc họp này rằng chính phủ của họ ít nhất cũng đang nỗ lực ngăn ngừa một cuộc chiến không được ủng hộ.
Với Thổ Nhĩ Kỳ thì một vấn đề quan trọng nữa là nhằm thể hiện rằng sau một thời gian muốn gia nhập Liên Minh Châu Âu, chính phủ bán Hồi giáo ở Ankara giờ đây cũng sẵn sàng nhìn về phía nam, về phía khu vực đang trong tình trạng bất ổn mà nước này vẫn là một phần, ít nhất là về mặt địa lý.(BBC)
Cuộc họp sẽ diễn ra giữa ngoại trưởng Ai Cập, và ngoại trưởng của năm nước có đường biên giới chung với Iraq: Jordan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ảrập Xêút và Syria.
Tại Istanbul, các chuyên gia không hy vọng nhiều về việc sáng kiến ngoại giao này có thể gây ảnh hưởng gì nhiều tới triển vọng một cuộc chiến sắp nổ ra.
Theo dự đoán, các nước này sẽ có lời kêu gọi Iraq giải giáp và tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc, nhưng sẽ không có lời kêu gọi trực tiếp là ông Hussein hãy rời bỏ chức vụ tổng thống.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không khuyến khích thảo luận về tình trạng khó xử hiện thời của nước này. Đó là liệu họ có cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công Iraq và liệu binh lính Thổ Nhĩ Kỳ có tham gia liên quân với Mỹ hay không.
Mục tiêu của cuộc họp này do vậy sẽ không gây mấy ảnh hưởng tới Mỹ hay Iraq, mà chỉ để nhằm thể hiện với nhân dân các nước tham gia cuộc họp này rằng chính phủ của họ ít nhất cũng đang nỗ lực ngăn ngừa một cuộc chiến không được ủng hộ.
Với Thổ Nhĩ Kỳ thì một vấn đề quan trọng nữa là nhằm thể hiện rằng sau một thời gian muốn gia nhập Liên Minh Châu Âu, chính phủ bán Hồi giáo ở Ankara giờ đây cũng sẵn sàng nhìn về phía nam, về phía khu vực đang trong tình trạng bất ổn mà nước này vẫn là một phần, ít nhất là về mặt địa lý.(BBC)