Đảng cộng sản Việt Nam 'nghĩ việc đổi tên'?
Một số người ở Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi về danh xưng 'cộng sản' khi hội nhập
Tờ báo Strait Times của Singapore đưa tin một số lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam đang cân nhắc việc trở lại với tên Đảng Lao động.
Phóng viên Roger Mitton của Straits Times ở Hà Nội viết "có nhiều luồng ý kiến muốn Ðảng bỏ chữ “cộng sản” và quay lại dùng danh xưng cũ, Ðảng Lao động Việt Nam".
Phóng viên này cũng nói rằng Quốc hội Việt Nam, trong phiên họp khai mạc ngày 22-10, sẽ bàn đến việc đổi tên.
Tuy nhiên đại biểu Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc đã bác bỏ thông tin trên.
Trong một cuộc nói chuyện với BBC, ông Quốc nói "về nguyên tắc Quốc hội không bao giờ can thiệp vào chuyện của Đảng".
"Vả lại chuyện đó cũng không đặt ra trong thời điểm này."
"Đó chỉ là ý kiến của một số cá nhân, chứ chưa bao giờ được đặt lên bàn nghị sự, nhất là tại Quốc hội."
'Đảng của dân tộc'
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới chỉ còn vài quốc gia mang danh nghĩa cộng sản, trong nước đã có vài ý kiến dè dặt cho rằng Đảng Cộng sản nên trở lại với cái tên cũ.
Hồi tháng Tư năm 2006, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học ở Hà Nội, đăng một bài viết, lên tiếng rằng để đất nước đi tới, Đảng Cộng sản nên trở lại với tên Đảng Lao động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài viết của ông lấy tựa đề "Đảng của dân tộc" đăng tại trang web của tạp chí Tia Sáng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Tác giả kiến nghị "mong Đảng trở lại với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa."
Chuyện đó (đổi tên đảng Cộng sản) không đặt ra trong thời điểm này.
Đại biểu QH Dương Trung Quốc
"Làm như vậy, Đảng sẽ quy tụ được ý chí của dân tộc, khởi động được tinh thần Việt Nam, kết thành một sức mạnh to lớn đủ sức vượt qua mọi thách thức, chớp lấy thời cơ, đưa đất nước đi tới."
Năm 1951, ông Hồ Chí Minh quyết định sử dụng tên đảng Lao động Việt Nam thay vì tên đảng Cộng sản Đông Dương "Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam".
Bình luận nước ngoài
Bài báo trích lời Giáo sư Edmund Malesky, nghiên cứu về Việt Nam ở Ðại học California, người nhận xét: “Nhiều người tại Hoa Kỳ và các nước có một sự dị ứng về chữ “cộng sản”, do đó sẽ có nhiều ích lợi hơn nếu Việt Nam tránh xa cái nhãn hiệu đó.”
Một chuyên gia về Việt Nam khác, Tiến sĩ David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đồng ý: “Tôi tin rằng vấn đề thay đổi danh xưng đã có sẵn trong đầu óc của một số lãnh đạo Việt Nam. Nhưng cũng như hầu hết các ý tưởng chính trị tại Việt Nam, các ngôi sao phải nằm chung một đường thẳng thì việc mới xảy ra nhanh chóng được.”
Phương tiện truyền thông nhà nước hoàn toàn không nói gì về việc này.
Trên trang web chính thức của Quốc hội Việt Nam, chỉ có thông báo tại phiên họp tới đây, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007.
Trong các vấn đề mà Quốc hội sẽ bàn luận, không thấy nói gì đến chủ đề thay đổi danh xưng của Đảng hay việc sửa đổi Hiến pháp.
Một số người ở Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi về danh xưng 'cộng sản' khi hội nhập
Tờ báo Strait Times của Singapore đưa tin một số lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam đang cân nhắc việc trở lại với tên Đảng Lao động.
Phóng viên Roger Mitton của Straits Times ở Hà Nội viết "có nhiều luồng ý kiến muốn Ðảng bỏ chữ “cộng sản” và quay lại dùng danh xưng cũ, Ðảng Lao động Việt Nam".
Phóng viên này cũng nói rằng Quốc hội Việt Nam, trong phiên họp khai mạc ngày 22-10, sẽ bàn đến việc đổi tên.
Tuy nhiên đại biểu Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc đã bác bỏ thông tin trên.
Trong một cuộc nói chuyện với BBC, ông Quốc nói "về nguyên tắc Quốc hội không bao giờ can thiệp vào chuyện của Đảng".
"Vả lại chuyện đó cũng không đặt ra trong thời điểm này."
"Đó chỉ là ý kiến của một số cá nhân, chứ chưa bao giờ được đặt lên bàn nghị sự, nhất là tại Quốc hội."
'Đảng của dân tộc'
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới chỉ còn vài quốc gia mang danh nghĩa cộng sản, trong nước đã có vài ý kiến dè dặt cho rằng Đảng Cộng sản nên trở lại với cái tên cũ.
Hồi tháng Tư năm 2006, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học ở Hà Nội, đăng một bài viết, lên tiếng rằng để đất nước đi tới, Đảng Cộng sản nên trở lại với tên Đảng Lao động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài viết của ông lấy tựa đề "Đảng của dân tộc" đăng tại trang web của tạp chí Tia Sáng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Tác giả kiến nghị "mong Đảng trở lại với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa."
Chuyện đó (đổi tên đảng Cộng sản) không đặt ra trong thời điểm này.
Đại biểu QH Dương Trung Quốc
"Làm như vậy, Đảng sẽ quy tụ được ý chí của dân tộc, khởi động được tinh thần Việt Nam, kết thành một sức mạnh to lớn đủ sức vượt qua mọi thách thức, chớp lấy thời cơ, đưa đất nước đi tới."
Năm 1951, ông Hồ Chí Minh quyết định sử dụng tên đảng Lao động Việt Nam thay vì tên đảng Cộng sản Đông Dương "Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam".
Bình luận nước ngoài
Bài báo trích lời Giáo sư Edmund Malesky, nghiên cứu về Việt Nam ở Ðại học California, người nhận xét: “Nhiều người tại Hoa Kỳ và các nước có một sự dị ứng về chữ “cộng sản”, do đó sẽ có nhiều ích lợi hơn nếu Việt Nam tránh xa cái nhãn hiệu đó.”
Một chuyên gia về Việt Nam khác, Tiến sĩ David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đồng ý: “Tôi tin rằng vấn đề thay đổi danh xưng đã có sẵn trong đầu óc của một số lãnh đạo Việt Nam. Nhưng cũng như hầu hết các ý tưởng chính trị tại Việt Nam, các ngôi sao phải nằm chung một đường thẳng thì việc mới xảy ra nhanh chóng được.”
Phương tiện truyền thông nhà nước hoàn toàn không nói gì về việc này.
Trên trang web chính thức của Quốc hội Việt Nam, chỉ có thông báo tại phiên họp tới đây, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007.
Trong các vấn đề mà Quốc hội sẽ bàn luận, không thấy nói gì đến chủ đề thay đổi danh xưng của Đảng hay việc sửa đổi Hiến pháp.