San Jose, California 24/09/07 - Đức Giám Mục Mylo Vergara, người Phi Luật Tân, cai quản giáo phận San Jose vùng Neuva Ecija, quốc gia Phi Luật Tân đã được ĐGM San Jose California cho phép đặc biệt đến giáo xứ Việt Nam St. Patrick trên đường Santa Clara thành phố San Jose để quyên tiền giúp giáo phận của Ngài.
Đức Giám Mục Mylo Vergara được quyên tiền tại Giáo Xứ Việt Nam trong tất cả 5 thánh lễ ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2007 vào các thời điểm 7 giờ sáng, 8:45 sáng, 4 giờ chiều, 5:30 chiều và 8:30 tối.
Trong thánh lễ lúc 8:45 sáng, Đức Cha đã không chia sẻ lời Chúa như các Giám Mục VN đến thăm giáo dân Việt Nam, mà cha chính xứ Phan Thế Lực đã giảng Lời Chúa rất ngắn gọn, dành thì giờ cho Đức Cha Vergara ngỏ lời kêu gọi giáo dân Việt Nam đóng góp tiền bạc giúp đỡ giáo phận của Ngài ở Phi Luật Tân đang gặp khó khăn về mặt tài chánh và đang cần sự giúp đỡ để rao truyền đức tin.
ĐGM Phi Luật Tân đã ngỏ lời bằng tiếng Anh và cha chính xứ Phan Thế Lực đã đọc lời ĐGM theo bản văn đã được dịch sẵn. Sau đây là nguyên văn bản chính thức tiếng Việt của ĐGM Mylo Vergara ngỏ lời với giáo dân Việt Nam :
Kính chào Quý Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em:
Tôi là Giám Mục MYLO VERGARA, Giáo Phận San Jose, Nueva Ecija từ Phi Luật Tân. Tôi không nói tiếng Việt Nam, nhưng tôi nhờ một Linh Mục bạn người Việt Nam để dịch bài giảng này.
Vâng, tôi là Giám Mục ! Khi người ta nhìn tôi, thì họ không thể tin tôi là Giám Mục, bởi vì gương mặt trẻ. Thông thường họ chờ đợi người có tóc bạc, hoặc bị sói đầu. Tôi mới 44 tuổi và là một trong những Giám Mục trẻ tuổi nhất thế giới. Vài người hỏi tôi cảm nghĩ thế nào khi là Giám Mục trẻ và mới. Tôi nói với họ là tôi cảm thấy mình bị phạt sớm. Có thể nói nghiêm chỉnh và thiêng liêng hơn, là “Tôi được mời gọi sớm để tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
Tôi đến đây hôm nay là nhờ hồng ân của Giáo Phận San Jose, California để tham dự vào Chương Trình Cộng Tác Truyền Giáo năm nay, để rao truyền Đức Tin. Tôi mới được đặt làm Giám Mục San Jose, Phi Luật Tân cách đây hai năm. Khi tôi nhận trách vụ chăm sóc mục vụ một giáo phận từ đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thật không biết điều gì xảy ra cho tôi. Tôi phó thác mình cho bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn cho đời tôi và cho bất cứ ai Thiên Chúa muốn tôi phục vụ. Xin hãy cho phép tôi chia sẻ với anh chị em ba thực tại đầu tiên mà tôi đã gặp trong tư cách là Giám Mục của giáo phận tôi đang phục vụ.
Thứ nhất khi tôi đến thăm cha xứ của giáo xứ nghèo nhất trong giáo phận tôi, cha xứ chia sẻ với tôi khó khăn phải lo cho đủ tài chánh để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của nhà thờ và nhà xứ. Phải kể là cha may mắn nếu thu được tổng cộng 500 Pesos một tuần (tương đương với 10 Mỹ Kim). Thông thường cha chỉ có 3 giáo dân dự lễ thường ngày. Cha xứ chia sẻ với tôi về những dằng co hàng ngày giữa cô đơn và lý do phục vụ trong hoàn cảnh nghèo của giáo dân. Nhưng mặc cho tất cả, cha xứ tin tưởng vào Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời và là Chủ Chăn. Tôi hết sức cảm động vì chứng tá phục vụ tận tâm của cha xứ.
Điều thứ hai là cuộc gặp gỡ các Linh Mục. Anh chị em biết, tôi chỉ có 21 Linh Mục triều chăm sóc mục vụ cho 21 giáo xứ. Có vài Linh Mục dòng giúp thêm, nhưng không đủ. Tôi chỉ có vài chủng sinh xuất thân từ những gia đình nghèo và còn đang theo học ban triết. Các Linh Mục chia sẻ cho tôi biết trong những năm qua đã có 2 Linh Mục triều qua đời. Một trong hai Linh Mục qua đời vì bệnh Leukemia. Và vị Giám Mục tiền nhiệm cho tôi biết rằng quỹ bệnh viện đã bị cạn vì đã cố gắng lo cho Linh Mục ung thư sắp chết. Khi tôi nói chuyện với các Linh Mục của tôi thì tất cả những gì họ muốn là xin tôi lo giúp những nhu cầu sức khoẻ của họ, để họ tiếp tục phục vụ những nông dân nghèo trong giáo xứ sống nhờ ruộng vườn.
Vấn đề thứ ba và cuối cùng tôi muốn chia sẻ là điều tôi đã khám phá ra trong lần gặp đầu tiên với với 250 giáo lý viên thiện nguyện của giáo phận. Trong khi trao đổi với họ tôi khám phá ra rằng đa số giáo lý viên không có sách giáo lý. Đa số phải mượn từ bài dậy từ vài sách giáo lý của nhà thờ giáo xứ. Các giáo lý viên dùng chung với nhau vào bộ sách giáo lý để dậy giáo lý cho các trẻ nhỏ trong các trường công lập và trong các cộng đoàn nhỏ. Tôi rất ấn tượng bởi sự tươi vui và hăng say của họ để rao giảng Đức Tin, mặc dù phương tiện giới hạn.
Cả ba thực tại này đã thôi thúc tôi phục vụ cho giáo phận được trao cho tôi, trong cách tốt nhất có thể. Chính trong ánh sáng này mà giáo phận chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp truyền giáo để loan truyền đức tin.
Tôi kết thúc với câu chuyện đến từ chân phước Têrêsa Calcutta. Mẹ kể rằng có lần nọ khi Mẹ ở trong tu viện, Mẹ nghe có người gõ cửa. Khi Mẹ mở cửa thì Mẹ thấy một người đàn ông thật ốm và đôi mắt gần lòi ra ngoài. Người đó van xin như sau: “ Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có thể xin Mẹ giúp cho một bịch gạo được không? Vợ, sáu người con và tôi suốt tuần qua không có gì ăn và sắp chết. Chỉ một bịch gạo có thể cứu sống. Mẹ Têrêsa đáp: “Tôi sẽ cho ông điều ông yêu cầu, nếu ông cho phép tôi đến nhà ông để tận mắt xem tôi có thể làm gì thêm để giúp ông”. Người đó đồng ý và Mẹ Têrêsa cùng đi theo và hai người đến khu nhà ở chuột ở trung tâm thành phố Calcutta, Ấn Độ. Hai người tiến vào căn chòi nhỏ. Và đúng vậy, cả gia đình sống trong đó đúng theo lời kể”.
Mẹ Têrêsa thấy bà vợ và 6 người con, tất cả đều ốm và thiếu dinh dưỡng, sắp chết đói, do vậy đôi mắt lòi ra. Người đàn ông trao bịch gạo cho bà vợ. Nhận bịch gạo, bà vợ làm một cử chỉ lạ. Bà lấy một túi nhỏ chia gạo ra làm hai phần, chỉ để lại phân nửa trong bịch gạo, rồi bà ra ngoài căn chòi vài phút với phần gạo đã chia. Khi bà trở lại thì phần gạo không còn nữa. Mẹ Têrêsa hỏi: “Bà đem phần gạo đi đâu? “. Người vợ trả lời: " Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có mấy người láng giềng sắp chết, tôi đã chia phần gạo kia cho hai gia đình bên cạnh.”
Khi Mẹ Têrêsa bước ra khỏi căn chòi thì Mẹ thấy hai gia đình Hồi Giáo vui mừng với phần gạo vừa được chia cho. Một gia đình Kitô nghèo chia sẻ những gì họ có với hai gia đình Hồi Giáo. Không ai nghèo đến độ không có gì để cho; và không ai giầu đến độ không cần nhận.
Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nới với các môn đệ: “Ai đáng tin trong những việc nhỏ, thì sẽ đáng tin trong trong việc lớn”. Chúng ta đã đưọc Thiên Chúa trao cho những sự lành vật chất và thiêng liêng, lớn hoặc nhỏ. Được tin cậy có nghĩa là chúng ta được gọi, không những để chăm sóc cho những sự lành, nhưng còn để chia sẻ những điều tốt mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chung với kẻ khác, nhất là những ai cần đến.
Trong ánh sáng này, tất cả chúng ta đều góp phần để công bố Phúc Âm bằng việc trở nên những người con đáng tin của Thiên Chúa.
Chúng ta giúp nhau trong việc truyền bá đức tin.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Sau lời kêu gọi, các thừa tác viên trong thánh lễ đã cầm giỏ đi quyên tiền lần thứ hai trong nhà thờ. Kết quả rất khả quan vì rất nhiều giáo dân Việt Nam đã rộng lòng giúp đỡ giáo phận Phi Luật Tân.
Qua kết quả này, chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không sợ sai lầm rằng giáo dân Việt Nam giúp giáo phận Phi Luật Tân, chỉ vì họ yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, muốn người khác được biết đến lời Chúa như chính mình đã được ân sủng nhận biết đức tin. Họ đã không không so đo vấn đề chủng tộc hay lập trường chính kiến, mà chỉ biết vì Chúa, vì Giáo Hội mà mình phải trợ giúp những nơi đang gặp khó khăn.
Một cụ già dự lễ nói với tôi: “Người Phi Luật Tân hay người Việt Nam cũng là con cái Chúa cả. Minh phải giúp những người anh chị em mình chứ. Giáo Hội đâu có nghĩa là chỉ có ở Việt Nam”.
Một ông đứng tuổi phát biểu một tư tưởng làm tôi thầm cảm phục : “Mình cứ nói hiệp thông. Hiệp thông là gì? Chẳng cần lấy thí dụ đâu cho xa xôi khó hiểu. Hiệp thông cũng có nghĩa là giáo dân khá giả có nhiệm vụ giúp đỡ giáo dân túng thiếu. Giáo phận giầu có, phải giúp giáo phận nghèo nàn. Giáo xứ dư giả có nhiệm vụ nâng đỡ giáo xứ thiếu phương tiện. Đó mới là hiệp thông cụ thể. Cứ nói hiệp thông mà mình làm nhà thờ của mình thật đẹp, trong khi đó giáo dân nơi khác chưa có nhà thờ để thờ phượng Chúa, thì đó chưa phải là hiệp thông. Hiệp thông chỉ bằng lời cầu nguyện thôi chưa đủ, chưa trọn vẹn theo ý nghiã hiệp thông mà Giáo Hội dậy bảo. ”
Chị Dung, một giáo dân dự lễ lúc 8:45 sáng Chúa Nhật cho tôi biết: “Nghe Đức Cha Phi Luật Tân nói mà tôi thương cho giáo phận của tôi ở Thanh Hóa quá. Thương cảm cho các đức Giám Mục Việt Nam không được công khai kêu gọi giúp đỡ như ĐGM Phi này. Về thăm quê quán cũ, tôi thấy cái nghèo, cái khó khăn của Thanh Hoá hay các nơi khác còn bi thảm hơn tình cảnh giáo phận của Đức Cha Phi Luật Tân. Nhiều giáo xứ ở miền Bắc và Trung đâu có cha, còn không có nhà thờ. Mình giúp cho GH Việt Nam được thì mình cũng giúp cho Giáo Hội Phi Luật Tân một chút. Da trắng, da đen, Việt Nam, Mỹ, Mễ, Phi đều là con Chúa cả.”
Việc ĐGM Mylo Vergara đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền là chuyện bình thường. Tại nhà thờ Guadalupe ở thành phố San Jose, tôi thấy có nhiều linh mục từ các nước Nam Mỹ Châu, cả từ nước Cuba cũng đến quyên tiền và ai cũng rộng lòng giúp đỡ các nơi đang gặp khó khăn. Giám Mục Mylo Vergara chắc chắn sẽ không chỉ đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền mà sẽ đến nhiều cộng đoàn Phi Luật Tân tại Mỹ để kêu gọi sự trợ giúp vì công đồng người Phi Luật Tân ở Mỹ là cộng đồng Công Giáo đông thứ hai sau công đồng người Mễ Tây Cơ.
Qua việc Đức Cha Phi Luật Tân quyên tiền tại giáo xứ Việt Nam ở San Jose, California chúng tôi có một số nhận xét sau đây :
1. Các Giám Mục Việt Nam đến thăm các giáo xứ Việt Nam ở Mỹ, không bao giờ có mục đích duy nhất là quyên tiền như ĐGM Phi Luật Tân trên đây. Các Ngài đến thăm các giáo xứ Việt Nam trong tinh thần mục vụ đúng nghĩa, các Ngài muốn học hỏi kinh nghiệm mục vụ, thăm hỏi các giáo dân đồng hương. Các Ngài biết rõ những gì đang xẩy ra tại Hoa Kỳ, Úc, Pháp thì không bao lâu nữa, cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Do vậy, các chuyến viếng thăm của hàng giáo phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ là để học hỏi kinh nghiệm mục vụ. Khi cử hành thánh lễ với cộng đoàn Việt Nam các Ngài chia sẻ lời Chúa là chính, nói về tình hình giáo phận là phụ. Và các Ngài có trình bày tình hình giáo phận cũng vì giáo dân hải ngoại muốn biết thực trạng giáo phận của mình bên nhà ra sao. Các Ngài đã không bao giờ công khai xin giáo dân giúp đỡ tiền bạc như trường hợp ĐGM Phi Luật Tân.
2. Tại San Jose nơi có đông người Công Giáo vào hạng thứ hai ở Hoa Kỳ, một sự kiện hiển nhiên không thể xuyên tạc là các Giám Mục Việt Nam đã không bao giờ xin phép đức Giám Mục San Jose để xin tiền, và đã không có việc các Giám Mục lên bục giảng công khai xin tiền. Do vậy, đã không có việc chính thức xin tiền lần thứ hai, mà chỉ có một số giáo dân tự nguyện cầm giỏ đứng bên ngoài nhà thờ vào lúc tan lễ, kêu gọi giáo dân giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam.
Về phần giáo dân, họ quá thấu hiểu hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam, nên không ai bảo ai, của ít lòng nhiều, đa số giáo dân đã tích cực giúp đỡ giáo hội quê mẹ. Sự giúp đỡ ấy căn cứ theo hoàn cảnh nên giáo phận nghèo gặp nhiều khó khăn, được giáo dân thương cảm giúp đỡ nhiều. Điều đó nói lên một chân lý là tuyệt đại đa số giáo dân Việt Nam ở hải ngoại rất gắn bó và thương cảm Giáo Hội Việt Nam.
3. Sau cùng là nếu giáo dân ở San Jose đã có thể giúp giáo phận Phi Luật Tân được thì việc họ có tích cực giúp giáo phận quê nhà là điều đương nhiên. Họ biết rõ sự giúp đỡ ấy là để các Đức Cha thực hiện các dự án phát triển cho giáo phận, chứ không phải vì mục tiêu chính trị hay mục tiêu đen tối nào khác như những người chống phá giáo hội từng lớn tiếng chụp mũ.
Giáo Hội tại các nước chậm tiến hay tại các nước mới được tự do đôi chút như trường hợp Việt Nam cần phải được yểm trợ hơn nữa để sự sống của Giáo Hội một thời bị bức bách, bóp nghẹt, có cơ hội bừng lên sức sống. Ngoài ra một sự kiện chúng ta cũng cần lưu ý là sư trợ giúp của giáo dân hải ngoại cũng chỉ là một phần nhỏ, so với phần đóng góp lớn lao về nhân lực, tài lực của giáo dân trong nước. Do vậy, xin đừng hoang tưởng những gì giáo Hội Việt Nam có được ngày hôm nay là do sự đóng góp của giáo dân hải ngoại. Hoang tưởng đó sẽ dẫn đến thái độ trịch thượng, kiêu căng khinh miệt người nghèo khó.
Do vậy, xin những người đang chống phá giáo hội hãy hiểu ý hướng tốt lành của giáo dân cũng như của hàng giáo phẩm. Ý hướng ấy là mọi người muốn có một Giáo Hội mà lời Chúa được đến với mọi người, nhất là người cùng khổ. Xin đừng đem vấn đề yểm trợ giáo hội nghèo khó ra mà xỉ nhục Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Tuy vậy một vấn đề cũng cần được đặt ra là việc yểm trợ Giáo Hội Việt Nam cần có một chính sách chung để sự giúp đỡ của người Công Giáo hải ngoại đến được những nơi thật cần thiết và có hiệu quả.
Đức Giám Mục Mylo Vergara được quyên tiền tại Giáo Xứ Việt Nam trong tất cả 5 thánh lễ ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2007 vào các thời điểm 7 giờ sáng, 8:45 sáng, 4 giờ chiều, 5:30 chiều và 8:30 tối.
Trong thánh lễ lúc 8:45 sáng, Đức Cha đã không chia sẻ lời Chúa như các Giám Mục VN đến thăm giáo dân Việt Nam, mà cha chính xứ Phan Thế Lực đã giảng Lời Chúa rất ngắn gọn, dành thì giờ cho Đức Cha Vergara ngỏ lời kêu gọi giáo dân Việt Nam đóng góp tiền bạc giúp đỡ giáo phận của Ngài ở Phi Luật Tân đang gặp khó khăn về mặt tài chánh và đang cần sự giúp đỡ để rao truyền đức tin.
ĐGM Mylo Vergara, người Phi Luật Tân |
Kính chào Quý Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em:
Tôi là Giám Mục MYLO VERGARA, Giáo Phận San Jose, Nueva Ecija từ Phi Luật Tân. Tôi không nói tiếng Việt Nam, nhưng tôi nhờ một Linh Mục bạn người Việt Nam để dịch bài giảng này.
Vâng, tôi là Giám Mục ! Khi người ta nhìn tôi, thì họ không thể tin tôi là Giám Mục, bởi vì gương mặt trẻ. Thông thường họ chờ đợi người có tóc bạc, hoặc bị sói đầu. Tôi mới 44 tuổi và là một trong những Giám Mục trẻ tuổi nhất thế giới. Vài người hỏi tôi cảm nghĩ thế nào khi là Giám Mục trẻ và mới. Tôi nói với họ là tôi cảm thấy mình bị phạt sớm. Có thể nói nghiêm chỉnh và thiêng liêng hơn, là “Tôi được mời gọi sớm để tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
Tôi đến đây hôm nay là nhờ hồng ân của Giáo Phận San Jose, California để tham dự vào Chương Trình Cộng Tác Truyền Giáo năm nay, để rao truyền Đức Tin. Tôi mới được đặt làm Giám Mục San Jose, Phi Luật Tân cách đây hai năm. Khi tôi nhận trách vụ chăm sóc mục vụ một giáo phận từ đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thật không biết điều gì xảy ra cho tôi. Tôi phó thác mình cho bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn cho đời tôi và cho bất cứ ai Thiên Chúa muốn tôi phục vụ. Xin hãy cho phép tôi chia sẻ với anh chị em ba thực tại đầu tiên mà tôi đã gặp trong tư cách là Giám Mục của giáo phận tôi đang phục vụ.
Thứ nhất khi tôi đến thăm cha xứ của giáo xứ nghèo nhất trong giáo phận tôi, cha xứ chia sẻ với tôi khó khăn phải lo cho đủ tài chánh để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của nhà thờ và nhà xứ. Phải kể là cha may mắn nếu thu được tổng cộng 500 Pesos một tuần (tương đương với 10 Mỹ Kim). Thông thường cha chỉ có 3 giáo dân dự lễ thường ngày. Cha xứ chia sẻ với tôi về những dằng co hàng ngày giữa cô đơn và lý do phục vụ trong hoàn cảnh nghèo của giáo dân. Nhưng mặc cho tất cả, cha xứ tin tưởng vào Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời và là Chủ Chăn. Tôi hết sức cảm động vì chứng tá phục vụ tận tâm của cha xứ.
Điều thứ hai là cuộc gặp gỡ các Linh Mục. Anh chị em biết, tôi chỉ có 21 Linh Mục triều chăm sóc mục vụ cho 21 giáo xứ. Có vài Linh Mục dòng giúp thêm, nhưng không đủ. Tôi chỉ có vài chủng sinh xuất thân từ những gia đình nghèo và còn đang theo học ban triết. Các Linh Mục chia sẻ cho tôi biết trong những năm qua đã có 2 Linh Mục triều qua đời. Một trong hai Linh Mục qua đời vì bệnh Leukemia. Và vị Giám Mục tiền nhiệm cho tôi biết rằng quỹ bệnh viện đã bị cạn vì đã cố gắng lo cho Linh Mục ung thư sắp chết. Khi tôi nói chuyện với các Linh Mục của tôi thì tất cả những gì họ muốn là xin tôi lo giúp những nhu cầu sức khoẻ của họ, để họ tiếp tục phục vụ những nông dân nghèo trong giáo xứ sống nhờ ruộng vườn.
Vấn đề thứ ba và cuối cùng tôi muốn chia sẻ là điều tôi đã khám phá ra trong lần gặp đầu tiên với với 250 giáo lý viên thiện nguyện của giáo phận. Trong khi trao đổi với họ tôi khám phá ra rằng đa số giáo lý viên không có sách giáo lý. Đa số phải mượn từ bài dậy từ vài sách giáo lý của nhà thờ giáo xứ. Các giáo lý viên dùng chung với nhau vào bộ sách giáo lý để dậy giáo lý cho các trẻ nhỏ trong các trường công lập và trong các cộng đoàn nhỏ. Tôi rất ấn tượng bởi sự tươi vui và hăng say của họ để rao giảng Đức Tin, mặc dù phương tiện giới hạn.
Cả ba thực tại này đã thôi thúc tôi phục vụ cho giáo phận được trao cho tôi, trong cách tốt nhất có thể. Chính trong ánh sáng này mà giáo phận chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp truyền giáo để loan truyền đức tin.
Tôi kết thúc với câu chuyện đến từ chân phước Têrêsa Calcutta. Mẹ kể rằng có lần nọ khi Mẹ ở trong tu viện, Mẹ nghe có người gõ cửa. Khi Mẹ mở cửa thì Mẹ thấy một người đàn ông thật ốm và đôi mắt gần lòi ra ngoài. Người đó van xin như sau: “ Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có thể xin Mẹ giúp cho một bịch gạo được không? Vợ, sáu người con và tôi suốt tuần qua không có gì ăn và sắp chết. Chỉ một bịch gạo có thể cứu sống. Mẹ Têrêsa đáp: “Tôi sẽ cho ông điều ông yêu cầu, nếu ông cho phép tôi đến nhà ông để tận mắt xem tôi có thể làm gì thêm để giúp ông”. Người đó đồng ý và Mẹ Têrêsa cùng đi theo và hai người đến khu nhà ở chuột ở trung tâm thành phố Calcutta, Ấn Độ. Hai người tiến vào căn chòi nhỏ. Và đúng vậy, cả gia đình sống trong đó đúng theo lời kể”.
Mẹ Têrêsa thấy bà vợ và 6 người con, tất cả đều ốm và thiếu dinh dưỡng, sắp chết đói, do vậy đôi mắt lòi ra. Người đàn ông trao bịch gạo cho bà vợ. Nhận bịch gạo, bà vợ làm một cử chỉ lạ. Bà lấy một túi nhỏ chia gạo ra làm hai phần, chỉ để lại phân nửa trong bịch gạo, rồi bà ra ngoài căn chòi vài phút với phần gạo đã chia. Khi bà trở lại thì phần gạo không còn nữa. Mẹ Têrêsa hỏi: “Bà đem phần gạo đi đâu? “. Người vợ trả lời: " Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có mấy người láng giềng sắp chết, tôi đã chia phần gạo kia cho hai gia đình bên cạnh.”
Khi Mẹ Têrêsa bước ra khỏi căn chòi thì Mẹ thấy hai gia đình Hồi Giáo vui mừng với phần gạo vừa được chia cho. Một gia đình Kitô nghèo chia sẻ những gì họ có với hai gia đình Hồi Giáo. Không ai nghèo đến độ không có gì để cho; và không ai giầu đến độ không cần nhận.
Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nới với các môn đệ: “Ai đáng tin trong những việc nhỏ, thì sẽ đáng tin trong trong việc lớn”. Chúng ta đã đưọc Thiên Chúa trao cho những sự lành vật chất và thiêng liêng, lớn hoặc nhỏ. Được tin cậy có nghĩa là chúng ta được gọi, không những để chăm sóc cho những sự lành, nhưng còn để chia sẻ những điều tốt mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chung với kẻ khác, nhất là những ai cần đến.
Trong ánh sáng này, tất cả chúng ta đều góp phần để công bố Phúc Âm bằng việc trở nên những người con đáng tin của Thiên Chúa.
Chúng ta giúp nhau trong việc truyền bá đức tin.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Sau lời kêu gọi, các thừa tác viên trong thánh lễ đã cầm giỏ đi quyên tiền lần thứ hai trong nhà thờ. Kết quả rất khả quan vì rất nhiều giáo dân Việt Nam đã rộng lòng giúp đỡ giáo phận Phi Luật Tân.
Qua kết quả này, chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không sợ sai lầm rằng giáo dân Việt Nam giúp giáo phận Phi Luật Tân, chỉ vì họ yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, muốn người khác được biết đến lời Chúa như chính mình đã được ân sủng nhận biết đức tin. Họ đã không không so đo vấn đề chủng tộc hay lập trường chính kiến, mà chỉ biết vì Chúa, vì Giáo Hội mà mình phải trợ giúp những nơi đang gặp khó khăn.
Một cụ già dự lễ nói với tôi: “Người Phi Luật Tân hay người Việt Nam cũng là con cái Chúa cả. Minh phải giúp những người anh chị em mình chứ. Giáo Hội đâu có nghĩa là chỉ có ở Việt Nam”.
Một ông đứng tuổi phát biểu một tư tưởng làm tôi thầm cảm phục : “Mình cứ nói hiệp thông. Hiệp thông là gì? Chẳng cần lấy thí dụ đâu cho xa xôi khó hiểu. Hiệp thông cũng có nghĩa là giáo dân khá giả có nhiệm vụ giúp đỡ giáo dân túng thiếu. Giáo phận giầu có, phải giúp giáo phận nghèo nàn. Giáo xứ dư giả có nhiệm vụ nâng đỡ giáo xứ thiếu phương tiện. Đó mới là hiệp thông cụ thể. Cứ nói hiệp thông mà mình làm nhà thờ của mình thật đẹp, trong khi đó giáo dân nơi khác chưa có nhà thờ để thờ phượng Chúa, thì đó chưa phải là hiệp thông. Hiệp thông chỉ bằng lời cầu nguyện thôi chưa đủ, chưa trọn vẹn theo ý nghiã hiệp thông mà Giáo Hội dậy bảo. ”
Chị Dung, một giáo dân dự lễ lúc 8:45 sáng Chúa Nhật cho tôi biết: “Nghe Đức Cha Phi Luật Tân nói mà tôi thương cho giáo phận của tôi ở Thanh Hóa quá. Thương cảm cho các đức Giám Mục Việt Nam không được công khai kêu gọi giúp đỡ như ĐGM Phi này. Về thăm quê quán cũ, tôi thấy cái nghèo, cái khó khăn của Thanh Hoá hay các nơi khác còn bi thảm hơn tình cảnh giáo phận của Đức Cha Phi Luật Tân. Nhiều giáo xứ ở miền Bắc và Trung đâu có cha, còn không có nhà thờ. Mình giúp cho GH Việt Nam được thì mình cũng giúp cho Giáo Hội Phi Luật Tân một chút. Da trắng, da đen, Việt Nam, Mỹ, Mễ, Phi đều là con Chúa cả.”
Việc ĐGM Mylo Vergara đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền là chuyện bình thường. Tại nhà thờ Guadalupe ở thành phố San Jose, tôi thấy có nhiều linh mục từ các nước Nam Mỹ Châu, cả từ nước Cuba cũng đến quyên tiền và ai cũng rộng lòng giúp đỡ các nơi đang gặp khó khăn. Giám Mục Mylo Vergara chắc chắn sẽ không chỉ đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền mà sẽ đến nhiều cộng đoàn Phi Luật Tân tại Mỹ để kêu gọi sự trợ giúp vì công đồng người Phi Luật Tân ở Mỹ là cộng đồng Công Giáo đông thứ hai sau công đồng người Mễ Tây Cơ.
Qua việc Đức Cha Phi Luật Tân quyên tiền tại giáo xứ Việt Nam ở San Jose, California chúng tôi có một số nhận xét sau đây :
1. Các Giám Mục Việt Nam đến thăm các giáo xứ Việt Nam ở Mỹ, không bao giờ có mục đích duy nhất là quyên tiền như ĐGM Phi Luật Tân trên đây. Các Ngài đến thăm các giáo xứ Việt Nam trong tinh thần mục vụ đúng nghĩa, các Ngài muốn học hỏi kinh nghiệm mục vụ, thăm hỏi các giáo dân đồng hương. Các Ngài biết rõ những gì đang xẩy ra tại Hoa Kỳ, Úc, Pháp thì không bao lâu nữa, cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Do vậy, các chuyến viếng thăm của hàng giáo phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ là để học hỏi kinh nghiệm mục vụ. Khi cử hành thánh lễ với cộng đoàn Việt Nam các Ngài chia sẻ lời Chúa là chính, nói về tình hình giáo phận là phụ. Và các Ngài có trình bày tình hình giáo phận cũng vì giáo dân hải ngoại muốn biết thực trạng giáo phận của mình bên nhà ra sao. Các Ngài đã không bao giờ công khai xin giáo dân giúp đỡ tiền bạc như trường hợp ĐGM Phi Luật Tân.
2. Tại San Jose nơi có đông người Công Giáo vào hạng thứ hai ở Hoa Kỳ, một sự kiện hiển nhiên không thể xuyên tạc là các Giám Mục Việt Nam đã không bao giờ xin phép đức Giám Mục San Jose để xin tiền, và đã không có việc các Giám Mục lên bục giảng công khai xin tiền. Do vậy, đã không có việc chính thức xin tiền lần thứ hai, mà chỉ có một số giáo dân tự nguyện cầm giỏ đứng bên ngoài nhà thờ vào lúc tan lễ, kêu gọi giáo dân giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam.
Về phần giáo dân, họ quá thấu hiểu hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam, nên không ai bảo ai, của ít lòng nhiều, đa số giáo dân đã tích cực giúp đỡ giáo hội quê mẹ. Sự giúp đỡ ấy căn cứ theo hoàn cảnh nên giáo phận nghèo gặp nhiều khó khăn, được giáo dân thương cảm giúp đỡ nhiều. Điều đó nói lên một chân lý là tuyệt đại đa số giáo dân Việt Nam ở hải ngoại rất gắn bó và thương cảm Giáo Hội Việt Nam.
3. Sau cùng là nếu giáo dân ở San Jose đã có thể giúp giáo phận Phi Luật Tân được thì việc họ có tích cực giúp giáo phận quê nhà là điều đương nhiên. Họ biết rõ sự giúp đỡ ấy là để các Đức Cha thực hiện các dự án phát triển cho giáo phận, chứ không phải vì mục tiêu chính trị hay mục tiêu đen tối nào khác như những người chống phá giáo hội từng lớn tiếng chụp mũ.
Giáo Hội tại các nước chậm tiến hay tại các nước mới được tự do đôi chút như trường hợp Việt Nam cần phải được yểm trợ hơn nữa để sự sống của Giáo Hội một thời bị bức bách, bóp nghẹt, có cơ hội bừng lên sức sống. Ngoài ra một sự kiện chúng ta cũng cần lưu ý là sư trợ giúp của giáo dân hải ngoại cũng chỉ là một phần nhỏ, so với phần đóng góp lớn lao về nhân lực, tài lực của giáo dân trong nước. Do vậy, xin đừng hoang tưởng những gì giáo Hội Việt Nam có được ngày hôm nay là do sự đóng góp của giáo dân hải ngoại. Hoang tưởng đó sẽ dẫn đến thái độ trịch thượng, kiêu căng khinh miệt người nghèo khó.
Do vậy, xin những người đang chống phá giáo hội hãy hiểu ý hướng tốt lành của giáo dân cũng như của hàng giáo phẩm. Ý hướng ấy là mọi người muốn có một Giáo Hội mà lời Chúa được đến với mọi người, nhất là người cùng khổ. Xin đừng đem vấn đề yểm trợ giáo hội nghèo khó ra mà xỉ nhục Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Tuy vậy một vấn đề cũng cần được đặt ra là việc yểm trợ Giáo Hội Việt Nam cần có một chính sách chung để sự giúp đỡ của người Công Giáo hải ngoại đến được những nơi thật cần thiết và có hiệu quả.