Đêm tăm tối của Mẹ Chân Phước Têrêsa
Cha Cantalamessa Gọi Mẹ Là Vị Thánh của Thời Đại Truyền Thông
VATICAN CITY (Zenit.org).- Vào tuần trước trong chương trình Tin Tức Ban Chiều (The Evening News) của đài truyền hình NBC, Brian Williams - người điều khiển chính của chương trình - đã cho chiếu một cách khái quát về một số lá thư được Mẹ Têrêsa viết ra khi còn sinh thời.
Dẫu được "ngụy tạo" một cách rất khéo léo, với dụng ý là trình bày ra trước công chúng Hoa Kỳ và thế giới về con người thực của Mẹ Têrêsa, vốn theo họ: chỉ là một người bình thường, và chẳng có được một cảm nghiệm sâu sa nào cả về Thiên Chúa lẫn về nước thiêng đàng, cũng như để cố làm lung lạc lòng tin của giới mộ điệu thế giới dành cho Mẹ, một thủ thuật mà các ngành truyền thông trần tục vẫn thường làm khi họ tìm cách tấn công vào Giáo Hội Công Giáo.
Buổi trình chiếu chưa đầy 3 phút, và trước khi kết thúc bài phóng sự ngắn đó, Brian Williams đã bỏ ngõ rằng: trong tuần này, tất cả những lá thư đó sẽ được công khai trong tạp chí Times, do tập đoàn Times Warner quản lý trong đó có luôn cả CNN [một đài truyền hình được mệnh danh là "Kênh Truyền Hình Clinton" (Clinton Channel)].
Lý do Times chọn và cho đăng những lá thư đó là vì sự kiện Bà Hillary Clinton gần đây đã cố tình ngụy tạo để dùng hình ảnh của Mẹ Têrêsa trong cuộc tranh cử của Bà, và sau cùng đã phải bỏ hình ảnh của Mẹ Têrêsa đi một cách miễn cưỡng và xấu hổ vì sự phê phán kịch liệt của công chúng.
Nói chung, giới truyền thông trần tục đã chọn đúng thời điểm để tung ra tin này, khi kỷ niệm 10 năm ngày mất của Mẹ vào ngày 5 tháng 9 năm 2007 đang gần kề và hồ sơ phong thánh của Mẹ cũng đang có nhiều tiến triển tốt đẹp.
Dõi theo những cách giải thích khác nhau về đêm tăm tối của Mẹ Chân Phước Têrêsa, duy chỉ có lời lý giải của Cha Raniero Cantalamessa thuộc Dòng Capuchino - vị thỉnh giảng của giáo triều Rôma, là hay và có ý nghĩa nhất.
Theo Cha Cantalamessa: "Chính đêm tối trong tâm hồn của Mẹ Chân Phước Têrêsa đã giữ Mẹ khỏi bị trở thành một nạn nhân của thời đại truyền thông, và đồng thời làm cho Mẹ được đề cao hơn."
Cha Cantalamessa đã đưa ra lời nhận xét như vậy, trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vaticăn về những lá thư của Mẹ Têrêsa, vốn chưa có ai biết được trước đây, nay lại được cho xuất bản ra trước công chúng trtong cuốn sách của nhà xuất bản DoubleDay có nhan đề "Mẹ Têrêsa: Hãy Là Ánh Sáng Của Ta" (Mother Teresa: Come Be My Light) do Linh Mục Brian Kolodiejchuk, thỉnh nguyện viên của hồ sơ phong thánh cho Mẹ Teresa.
Trong một trong những lá thư, Mẹ Têrêsa đã viết như sau: "Có quá nhiều sự mâu thuẩn trong tâm hồn tôi. Một niềm khao khát mãnh liệt vào Thiên Chúa -- quá mãnh liệt đến nổi đớn đau -- một sự đau khổ dằn vặt kéo dài -- vốn chẳng phải là điều mà Thiên Chúa muốn -- sự thoái thác -- sự trống rỗng -- không phải đức tin -- không phải tình yêu -- không phải là lòng nhiệt huyết. Các tâm hồn chẳng lôi cuốn gì cả. Thiêng đàng chẳng là ý nghĩa gì cả -- đối với tôi nó giống như là một nơi trống vắng vậy."
(There is so much contradiction in my soul. Such deep longing for God -- so deep that it is painful -- a suffering continual -- and yet not wanted by God -- repulsed -- empty -- no faith -- no love -- no zeal. Souls hold no attraction. Heaven means nothing -- to me it looks like an empty place.)
Cha Cantalamessa giải thích rằng việc mà Mẹ Têrêsa đã chịu đựng một cách cùng cực từ chính cái cảm giác về sự thiếu vắng của Thiên Chúa, khẳng định cho thấy rằng đó chính là một hiện tượng tích cực. Theo Cha thì những người vô thần không bao giờ cảm thấy buồn phiền khổ sở về sự vắng mặt của Thiên Chúa trong đời sống của họ, nhưng mà "đối với Mẹ Têrêsa, thì đây chính là một sự thử thách kinh khủng nhất mà Mẹ đã từng cảm nghiệm qua."
Ở điểm này, như Cha Richard Morrow, một Linh mục Công Giáo hơn 60 năm, của Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô Vua thuộc Tổng Giáo Phận Atlanta giảng trong lễ chiều Thứ Bảy (25/7) tuần qua rằng: chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng giữa "feeling" (sự cảm giác) với "knowing" (biết) và "understanding" (hiểu) của Mẹ Têrêsa là hoàn toàn khác.
Hay nói cách khác, Mẹ Têrêsa phải "biết" và "hiểu" về Thiên Chúa một cách rất sâu sắc, thì Mẹ mới có thể có được "sự cảm nghiệm" về Thiên Chúa như vậy.
Cha Cantalamessa làm rõ thêm rằng: "Đó chính là sự có mặt và sự vắng mặt của Thiên Chúa: Thiên Chúa có mặt đó thế nhưng không có ai cảm nghiệm được về sự hiện diện của Ngài cả."
Và chính vì chuyện đó mà sự đau khổ về mặt tâm linh của Mẹ Têrêsa thậm chí còn mãnh liệt và đớn đau nhiều hơn nữa.
Cha Cantalamessa nói tiếp:
"Việc Mẹ Têrêsa có thể bỏ ra hàng giờ để suy niệm trước Phép Thánh Thể, như rất nhiều nhân chứng đã nhìn nhận, giống như thể là Phép Thánh Thể đã làm cho Mẹ mê mẩn... thì nếu chúng ta nghĩ đến tình trạng của Mẹ vào giây phút đó mà thôi, thì đó cũng là sự tử đạo rồi! Vì chính điều này, mà theo tôi, hình ảnh của Mẹ Têrêsa thậm chí còn vĩ đại hơn, chứ chẳng phải là sự coi thường hay xem nhẹ dành cho Mẹ đâu."
Cha còn khen về khả năng của Mẹ Têrêsa là biết cách cất giữ về nổi đau thầm kín tâm linh của Mẹ.
Cha nói: "Có lẽ, điều này được Mẹ thực hiện là để chuộc tội cho chính chủ thuyết vô thần trên đang lan rộng dần trong thế giới ngày nay, và Mẹ đã sống trong sự cảm nghiệm về sự thiếu vắng đi Thiên Chúa theo một cách rất tích cực có đức tin và có Thiên Chúa."
Và cách giải thích được đề cập ở trên của Cha Morrow cũng hoàn toàn trùng hợp với cách giải thích của Cha Cantalamessa, và đây chính là điểm mấu chốt, vốn đã khốn nạn thiếu mất đi, ngay trong phóng sự ngắn của Brian Williams về Mẹ Chân Phước Têrêsa trên NBC trong tuần qua.
Trong khi giới truyền thông cố cho đó là một "xì-căng-đan," và khéo léo một cách rất "ngụy tạo" cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã sai lầm phong cho Mẹ danh xưng là "Chân Phước," thì Cha Cantalamessa lại khẳng định rằng:
"Đêm tăm tối của Mẹ Têrêsa không xúc phạm hay làm cho bất kỳ ai ngạc nhiên cả. Đêm tăm tối là điều được biết đến rất nhiều trong truyền thống Kitô Giáo, có lẽ là mới mẽ hay chưa từng được nghe đến trong cách mà Mẹ Têrêsa đã cảm nghiệm được nó. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, 'đêm tăm tối' của tâm linh chính là giai đoạn chuẩn bị tổng quát cho một điều dứt khoát vốn được gọi là 'sức đoàn kết,' thì đối với Mẹ Têrêsa thì nó chính là một tình trạng ổn định, từ một điểm nào đó trong cuộc đời của Mẹ, khi Mẹ bắt đầu những việc làm từ thiện vĩ đại, mãi cho đến cuối đời."
Cha nói tiếp: "Theo quan điểm của tôi, chính sự kéo dài này của 'đêm' có ý nghĩa đối với chúng ta thời nay. Tôn tin là Mẹ Têrêsa chính là vị Thánh của thời đại truyền thông, vì lẽ chính cái 'đêm tăm tối này của đức tin' đã bảo vệ cho Mẹ khỏi việc trở thành một nạn nhân của giới truyền thông đại chúng, hay nói khác đi, là để cho Mẹ được mến mộ nhiều hơn."
Và có lẽ, cũng chính vì thế mà khi còn sinh thời Mẹ Têrêsa vẫn thường nói ra câu này:
"When I received great awards and praise from the media, I did not feel anything because of this interior emptiness."
"Khi tôi lãnh nhận những giải thưởng và lời khen ngợi lớn từ giới truyền thông, tôi đã không cảm nghiệm được thứ gì cả chỉ vì sự trống vắng nội tâm này của nó."
Cha Cantalamessa Gọi Mẹ Là Vị Thánh của Thời Đại Truyền Thông
VATICAN CITY (Zenit.org).- Vào tuần trước trong chương trình Tin Tức Ban Chiều (The Evening News) của đài truyền hình NBC, Brian Williams - người điều khiển chính của chương trình - đã cho chiếu một cách khái quát về một số lá thư được Mẹ Têrêsa viết ra khi còn sinh thời.
Dẫu được "ngụy tạo" một cách rất khéo léo, với dụng ý là trình bày ra trước công chúng Hoa Kỳ và thế giới về con người thực của Mẹ Têrêsa, vốn theo họ: chỉ là một người bình thường, và chẳng có được một cảm nghiệm sâu sa nào cả về Thiên Chúa lẫn về nước thiêng đàng, cũng như để cố làm lung lạc lòng tin của giới mộ điệu thế giới dành cho Mẹ, một thủ thuật mà các ngành truyền thông trần tục vẫn thường làm khi họ tìm cách tấn công vào Giáo Hội Công Giáo.
Buổi trình chiếu chưa đầy 3 phút, và trước khi kết thúc bài phóng sự ngắn đó, Brian Williams đã bỏ ngõ rằng: trong tuần này, tất cả những lá thư đó sẽ được công khai trong tạp chí Times, do tập đoàn Times Warner quản lý trong đó có luôn cả CNN [một đài truyền hình được mệnh danh là "Kênh Truyền Hình Clinton" (Clinton Channel)].
Lý do Times chọn và cho đăng những lá thư đó là vì sự kiện Bà Hillary Clinton gần đây đã cố tình ngụy tạo để dùng hình ảnh của Mẹ Têrêsa trong cuộc tranh cử của Bà, và sau cùng đã phải bỏ hình ảnh của Mẹ Têrêsa đi một cách miễn cưỡng và xấu hổ vì sự phê phán kịch liệt của công chúng.
Nói chung, giới truyền thông trần tục đã chọn đúng thời điểm để tung ra tin này, khi kỷ niệm 10 năm ngày mất của Mẹ vào ngày 5 tháng 9 năm 2007 đang gần kề và hồ sơ phong thánh của Mẹ cũng đang có nhiều tiến triển tốt đẹp.
Dõi theo những cách giải thích khác nhau về đêm tăm tối của Mẹ Chân Phước Têrêsa, duy chỉ có lời lý giải của Cha Raniero Cantalamessa thuộc Dòng Capuchino - vị thỉnh giảng của giáo triều Rôma, là hay và có ý nghĩa nhất.
Mẹ Têrêsa và Đức Cố Giáo Hoàng JPII vào 1971 |
Cha Cantalamessa đã đưa ra lời nhận xét như vậy, trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vaticăn về những lá thư của Mẹ Têrêsa, vốn chưa có ai biết được trước đây, nay lại được cho xuất bản ra trước công chúng trtong cuốn sách của nhà xuất bản DoubleDay có nhan đề "Mẹ Têrêsa: Hãy Là Ánh Sáng Của Ta" (Mother Teresa: Come Be My Light) do Linh Mục Brian Kolodiejchuk, thỉnh nguyện viên của hồ sơ phong thánh cho Mẹ Teresa.
Trong một trong những lá thư, Mẹ Têrêsa đã viết như sau: "Có quá nhiều sự mâu thuẩn trong tâm hồn tôi. Một niềm khao khát mãnh liệt vào Thiên Chúa -- quá mãnh liệt đến nổi đớn đau -- một sự đau khổ dằn vặt kéo dài -- vốn chẳng phải là điều mà Thiên Chúa muốn -- sự thoái thác -- sự trống rỗng -- không phải đức tin -- không phải tình yêu -- không phải là lòng nhiệt huyết. Các tâm hồn chẳng lôi cuốn gì cả. Thiêng đàng chẳng là ý nghĩa gì cả -- đối với tôi nó giống như là một nơi trống vắng vậy."
(There is so much contradiction in my soul. Such deep longing for God -- so deep that it is painful -- a suffering continual -- and yet not wanted by God -- repulsed -- empty -- no faith -- no love -- no zeal. Souls hold no attraction. Heaven means nothing -- to me it looks like an empty place.)
Cha Cantalamessa giải thích rằng việc mà Mẹ Têrêsa đã chịu đựng một cách cùng cực từ chính cái cảm giác về sự thiếu vắng của Thiên Chúa, khẳng định cho thấy rằng đó chính là một hiện tượng tích cực. Theo Cha thì những người vô thần không bao giờ cảm thấy buồn phiền khổ sở về sự vắng mặt của Thiên Chúa trong đời sống của họ, nhưng mà "đối với Mẹ Têrêsa, thì đây chính là một sự thử thách kinh khủng nhất mà Mẹ đã từng cảm nghiệm qua."
Ở điểm này, như Cha Richard Morrow, một Linh mục Công Giáo hơn 60 năm, của Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô Vua thuộc Tổng Giáo Phận Atlanta giảng trong lễ chiều Thứ Bảy (25/7) tuần qua rằng: chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng giữa "feeling" (sự cảm giác) với "knowing" (biết) và "understanding" (hiểu) của Mẹ Têrêsa là hoàn toàn khác.
Hay nói cách khác, Mẹ Têrêsa phải "biết" và "hiểu" về Thiên Chúa một cách rất sâu sắc, thì Mẹ mới có thể có được "sự cảm nghiệm" về Thiên Chúa như vậy.
Cha Cantalamessa làm rõ thêm rằng: "Đó chính là sự có mặt và sự vắng mặt của Thiên Chúa: Thiên Chúa có mặt đó thế nhưng không có ai cảm nghiệm được về sự hiện diện của Ngài cả."
Và chính vì chuyện đó mà sự đau khổ về mặt tâm linh của Mẹ Têrêsa thậm chí còn mãnh liệt và đớn đau nhiều hơn nữa.
Cha Cantalamessa nói tiếp:
"Việc Mẹ Têrêsa có thể bỏ ra hàng giờ để suy niệm trước Phép Thánh Thể, như rất nhiều nhân chứng đã nhìn nhận, giống như thể là Phép Thánh Thể đã làm cho Mẹ mê mẩn... thì nếu chúng ta nghĩ đến tình trạng của Mẹ vào giây phút đó mà thôi, thì đó cũng là sự tử đạo rồi! Vì chính điều này, mà theo tôi, hình ảnh của Mẹ Têrêsa thậm chí còn vĩ đại hơn, chứ chẳng phải là sự coi thường hay xem nhẹ dành cho Mẹ đâu."
Cha còn khen về khả năng của Mẹ Têrêsa là biết cách cất giữ về nổi đau thầm kín tâm linh của Mẹ.
Cha nói: "Có lẽ, điều này được Mẹ thực hiện là để chuộc tội cho chính chủ thuyết vô thần trên đang lan rộng dần trong thế giới ngày nay, và Mẹ đã sống trong sự cảm nghiệm về sự thiếu vắng đi Thiên Chúa theo một cách rất tích cực có đức tin và có Thiên Chúa."
Và cách giải thích được đề cập ở trên của Cha Morrow cũng hoàn toàn trùng hợp với cách giải thích của Cha Cantalamessa, và đây chính là điểm mấu chốt, vốn đã khốn nạn thiếu mất đi, ngay trong phóng sự ngắn của Brian Williams về Mẹ Chân Phước Têrêsa trên NBC trong tuần qua.
Trong khi giới truyền thông cố cho đó là một "xì-căng-đan," và khéo léo một cách rất "ngụy tạo" cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã sai lầm phong cho Mẹ danh xưng là "Chân Phước," thì Cha Cantalamessa lại khẳng định rằng:
"Đêm tăm tối của Mẹ Têrêsa không xúc phạm hay làm cho bất kỳ ai ngạc nhiên cả. Đêm tăm tối là điều được biết đến rất nhiều trong truyền thống Kitô Giáo, có lẽ là mới mẽ hay chưa từng được nghe đến trong cách mà Mẹ Têrêsa đã cảm nghiệm được nó. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, 'đêm tăm tối' của tâm linh chính là giai đoạn chuẩn bị tổng quát cho một điều dứt khoát vốn được gọi là 'sức đoàn kết,' thì đối với Mẹ Têrêsa thì nó chính là một tình trạng ổn định, từ một điểm nào đó trong cuộc đời của Mẹ, khi Mẹ bắt đầu những việc làm từ thiện vĩ đại, mãi cho đến cuối đời."
Cha nói tiếp: "Theo quan điểm của tôi, chính sự kéo dài này của 'đêm' có ý nghĩa đối với chúng ta thời nay. Tôn tin là Mẹ Têrêsa chính là vị Thánh của thời đại truyền thông, vì lẽ chính cái 'đêm tăm tối này của đức tin' đã bảo vệ cho Mẹ khỏi việc trở thành một nạn nhân của giới truyền thông đại chúng, hay nói khác đi, là để cho Mẹ được mến mộ nhiều hơn."
Và có lẽ, cũng chính vì thế mà khi còn sinh thời Mẹ Têrêsa vẫn thường nói ra câu này:
"When I received great awards and praise from the media, I did not feel anything because of this interior emptiness."
"Khi tôi lãnh nhận những giải thưởng và lời khen ngợi lớn từ giới truyền thông, tôi đã không cảm nghiệm được thứ gì cả chỉ vì sự trống vắng nội tâm này của nó."