Một Châu Âu thiếu vắng Thiên Chúa?
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Vị Giám Đốc Của Trung Tâm Chuyên Về Các Tôn Giáo Mới
TURIN, Ý Quốc (Zenit.org).- Châu Âu e ngại về Chúa Kitô, đó là lời nhận xét của Massimo Introvigne.
Vị Giám Đốc của Trung Tâm đặc trách việc Nghiên Cứu về các Tôn Giáo Mới (Center of Studies on New Religions hay CESNUR) vừa mới cho xuất bản ra cuốn sách có nhan đề: “Bi Kịch Của Châu Âu Không Có Thiên Chúa. Thuyết Tương Đối Châu Âu trong Sự Va Chạm Với Các Nền Văn Minh” (The Drama of Europe Without Christ. European Relativism in the Clash of Civilizations) bằng tiếng Ý do nhà sách Sugarco đặc trách việc in ấn và xuất bản.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Introvigne, cũng đồng thời là tác giả của khoảng 30 cuốn sách chuyên về các tôn giáo thiểu số, sẽ giúp đào sâu thêm về nổi sợ hãi của Châu Âu dành cho Thiên Chúa.
Hỏi (H): Thưa Ông, bi kịch của Châu Âu, một tiêu đề phần nào nói lên sự bi quan. Liệu có quá xấu đến như thế chăng?
Ông Introvigne (T): Thưa, tôi không nghĩ tiêu đề đó đủ mạnh cho lắm. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 thậm chí còn dùng những lối diễn tả mang tính bị kịch kinh khủng hơn nữa.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dùng cách diễn tả rằng “Sự Tự Sát Về Mặt Nhân Khẩu Học của Châu Âu” (Europe’s Demographic Suicide) và cuốn sách của tôi bắt đầu y hệt như chủ đề này, đó là: tại Châu Âu số con của một cặp vợ-chồng (nếu như không tính đến các cặp vợ-chồng di cư, và bao gồm luôn cả các dân nhập cư nào đã có quốc tịch, vốn tại một số quốc gia như Pháp chẳng hạn, đã làm đổi thay đi con số thống kê) dưới mức thay thế nhân khẩu tự nhiên, và đó chính là kiểu của một nền văn minh đang chết dần chết mòn đi.
Việc không sinh con không chỉ thuần túy là một vấn đề mang tính kinh tế không thôi, mà nó còn là vấn nạn của tôn giáo và đạo đức luân lý, và đó chính là dấu chỉ của một cơn khủng hoảng trầm trọng về niềm hy vọng. Không có niềm hy vọng, một nền văn minh nhân loại sẽ phải chết đi.
Cuộc khủng hoảng về mặt đạo đức luân lý cũng được khẳng định thêm với việc hợp thức hóa và ban hành ra các luật lệ về hôn nhân và việc xin nhận con nuôi của các cặp đồng tình luyến ái, về việc trợ tử tại Hà Lan, chẳng hạn, và việc thử nghiệm về tế bào gốc tại các quốc gia khác của Châu Âu.
Cuối cùng, có một sự khủng hoảng về các thể chế của Châu Âu vốn không mấy thành công về hầu như bất kỳ điều gì hay rất khó mà có thể tìm được một tiếng nói chung. Khi tình trạng như vậy diễn ra, thì các đề tài quan trọng sẽ không bao giờ được đề cập đến khi các quốc gia này cố tìm cách áp đặt một cách miễn cưỡng lên những quốc gia khác một quan điểm về đạo đức luân lý theo kiểu của thuyết tương đối qua các chủ đề như: phá thai, đạo đức sinh học, và việc hiệp kết của hai kẻ đồng tính luyến ái.
(H): Thưa Ông, Ông nói rằng nổi sợ hãi về Chúa Kitô sẽ làm nguy hại cho Châu Âu. Thế nhưng có rất nhiều người Châu Âu, vốn chẳng mấy e sợ gì cả vì lẽ họ thậm chí chẳng hay biết gì về Chúa Kitô cả. Thì liệu sự ngu dốt có tệ hại hơn là sự sợ hãi hoặc sự khinh bỉ (disdain) không?
(T): Thưa, tất cả những người Châu Âu đều biết về Chúa Kitô. Họ thừa có khả năng để tham khảo các tài liệu quốc gia, hoặc khi họ rời khỏi nhà họ đều nhìn thấy rất nhiều dấu chỉ về Đạo Kitô Giáo ở khắp mọi nơi như: các nhà nguyện nhỏ, các lăng tẩm, các đài kỷ niệm và các nhà thờ.
Điều mà một số người gọi Christophobia chính là một sự chối từ của lương tâm về di sản Kitô Giáo này, một nổi sợ hãi về các trách nhiệm luân lý vốn được lồng trong việc nhìn nhận về Đạo Kitô Giáo. Thì đó quả là không sai nào tí nào cả, chẳng hạn như sự thành công của cuốn phim “The Da Vinci Code,” nhiêu đó thôi cũng đủ cho thấy rằng có quá nhiều người vốn hãy còn ngu dốt về tôn giáo. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô không phải là không được biết đến.
Mọi người biết được Chúa Giêsu Kitô chính là ai, thế nhưng những sự thật về đức tin của họ, thì chẳng có ai biết đến cả - bao gồm luôn cả cuộc nghiên cứu về giáo dân và về kinh viện mang tính lịch sử học – vốn đề cập đến Ngài, và vì sự tiếp xúc với tôn giáo đã bị mất đi, và cũng bởi vì trào lưu mới của thuyết tương đối được thành hình, cho nên, Dan Brown được mọi người xem như là người có nhiều quyền hành, giống thể như ông ta là một vị Giám Mục vậy hay thậm chí là một vị Giáo Sư Đại Học vậy, mặc dầu ông ta là người không có niềm tin, nhưng chắc có lẽ ông ta biết về các nguồn tài liệu sử học và sẽ không bao giờ chứng thực về những điều ngu xuẩn (absurdities) của “The Da Vinci Code.”
(H): Thưa Ông, Ông có ám chỉ đến điều gì khi Ông đề cập tới “thủ đô tôn giáo” (religious capital) trong cuốn sách của Ông?
(T): Thưa, theo một trường phái về xã hội học, vốn được ra đời tại Hoa Kỳ thì mỗi một người trong chúng ta có một “thủ đô tôn giáo” được hình thành nên bởi các tín ngưỡng được lĩnh hội trong thời chúng ta còn trẻ, và thậm chí sau một sự chối bỏ hay ghẻ lạnh về một điều gì đó, mà chúng ta không mấy dễ dàng để tách bỏ đi.
Vì lý do này, khi một người Châu Âu chưa bao giờ thực hành về tôn giáo quay trở về với tôn giáo – một điều gì đó mà hôm nay và trong vòng 10 năm qua đã từng xảy ra một cách thường xuyên hơn – thì anh ta có thể quay trở lại một cách dễ dàng với Đạo Kitô Giáo, hoặc có lẽ, qua những cách vốn cách biệt rất xa so với truyền thống, dẫu rằng vẫn còn lưu giữ đến các biểu tượng và những nét hồi ký, phảng phất của Đạo Kitô Giáo, như việc trở thành những tín đồ của giáo phái Giêhôva [vốn tin rằng đã sắp đến ngày tận thế và mọi người sẽ sa địa ngục trừ thành viên của giáo phái này mà thôi – ND] thay vì hoán chuyển thành Hồi Giáo hay Phật Giáo.
Lý thuyết về kinh tế tôn giáo cho rằng điều này xảy ra là vì có khuynh hướng bảo tồn thủ đô tôn giáo của một người nào đó.
Tại Châu Âu, những người nào quay trở về với Đạo Công Giáo từ tình trạng vốn trước kia là người không có thực hành tôn giáo hay người theo thuyết bất khả tri (agnostic), hoặc trở thành người theo giáo phái Tin Lành Pentecostal, hay thậm chí giáo phái gồm những chứng nhân của Jehoval, thì họ vẫn còn lưu giữ lại những gì mà tôi đã vừa đề cập đến trong ba ví dụ vừa qua, như là một phần của “thủ đô tôn giáo” đó vốn đến với họ từ những buổi học giáo lý khi còn trẻ. Thì những người này, thay vì trở thành những tín đồ Phật Giáo hay Hồi Giáo, thì họ phải từ bỏ - hầu hết tất cả những gì thuộc về thủ đô tôn giáo của riêng họ - để từ đó mới có thể xây dựng nên một cái thủ đô tôn giáo mới, từ con số không.
Vì lý do này, mặc dầu việc quy cải sang Hồi Giáo hay thậm chí sang Phật Giáo thì đáng trở thành tin tức nóng hổi trên mặt báo hơn, thế nhưng, đại đa số người Châu Âu, đặc biệt là sau biến cố 11 tháng 9, vốn khiến xui họ tìm hiểu thêm về căn tính của họ - và từ đó, họ trở nên hứng thú trở lại với tôn giáo, và quay trở về một cách dễ dàng hơn, ở một tốc độ chóng mặt, nếu xét từ quan điểm của thống kê, để trở về theo những đường lối của Kitô Giáo hay ít ra vẫn còn lưu giữ những biểu tượng của Kitô Giáo nơi họ.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Vị Giám Đốc Của Trung Tâm Chuyên Về Các Tôn Giáo Mới
TURIN, Ý Quốc (Zenit.org).- Châu Âu e ngại về Chúa Kitô, đó là lời nhận xét của Massimo Introvigne.
Một Phần Bản Đồ Châu Âu |
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Introvigne, cũng đồng thời là tác giả của khoảng 30 cuốn sách chuyên về các tôn giáo thiểu số, sẽ giúp đào sâu thêm về nổi sợ hãi của Châu Âu dành cho Thiên Chúa.
Hỏi (H): Thưa Ông, bi kịch của Châu Âu, một tiêu đề phần nào nói lên sự bi quan. Liệu có quá xấu đến như thế chăng?
Ông Introvigne (T): Thưa, tôi không nghĩ tiêu đề đó đủ mạnh cho lắm. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 thậm chí còn dùng những lối diễn tả mang tính bị kịch kinh khủng hơn nữa.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dùng cách diễn tả rằng “Sự Tự Sát Về Mặt Nhân Khẩu Học của Châu Âu” (Europe’s Demographic Suicide) và cuốn sách của tôi bắt đầu y hệt như chủ đề này, đó là: tại Châu Âu số con của một cặp vợ-chồng (nếu như không tính đến các cặp vợ-chồng di cư, và bao gồm luôn cả các dân nhập cư nào đã có quốc tịch, vốn tại một số quốc gia như Pháp chẳng hạn, đã làm đổi thay đi con số thống kê) dưới mức thay thế nhân khẩu tự nhiên, và đó chính là kiểu của một nền văn minh đang chết dần chết mòn đi.
Việc không sinh con không chỉ thuần túy là một vấn đề mang tính kinh tế không thôi, mà nó còn là vấn nạn của tôn giáo và đạo đức luân lý, và đó chính là dấu chỉ của một cơn khủng hoảng trầm trọng về niềm hy vọng. Không có niềm hy vọng, một nền văn minh nhân loại sẽ phải chết đi.
Cuộc khủng hoảng về mặt đạo đức luân lý cũng được khẳng định thêm với việc hợp thức hóa và ban hành ra các luật lệ về hôn nhân và việc xin nhận con nuôi của các cặp đồng tình luyến ái, về việc trợ tử tại Hà Lan, chẳng hạn, và việc thử nghiệm về tế bào gốc tại các quốc gia khác của Châu Âu.
Cuối cùng, có một sự khủng hoảng về các thể chế của Châu Âu vốn không mấy thành công về hầu như bất kỳ điều gì hay rất khó mà có thể tìm được một tiếng nói chung. Khi tình trạng như vậy diễn ra, thì các đề tài quan trọng sẽ không bao giờ được đề cập đến khi các quốc gia này cố tìm cách áp đặt một cách miễn cưỡng lên những quốc gia khác một quan điểm về đạo đức luân lý theo kiểu của thuyết tương đối qua các chủ đề như: phá thai, đạo đức sinh học, và việc hiệp kết của hai kẻ đồng tính luyến ái.
(H): Thưa Ông, Ông nói rằng nổi sợ hãi về Chúa Kitô sẽ làm nguy hại cho Châu Âu. Thế nhưng có rất nhiều người Châu Âu, vốn chẳng mấy e sợ gì cả vì lẽ họ thậm chí chẳng hay biết gì về Chúa Kitô cả. Thì liệu sự ngu dốt có tệ hại hơn là sự sợ hãi hoặc sự khinh bỉ (disdain) không?
(T): Thưa, tất cả những người Châu Âu đều biết về Chúa Kitô. Họ thừa có khả năng để tham khảo các tài liệu quốc gia, hoặc khi họ rời khỏi nhà họ đều nhìn thấy rất nhiều dấu chỉ về Đạo Kitô Giáo ở khắp mọi nơi như: các nhà nguyện nhỏ, các lăng tẩm, các đài kỷ niệm và các nhà thờ.
Điều mà một số người gọi Christophobia chính là một sự chối từ của lương tâm về di sản Kitô Giáo này, một nổi sợ hãi về các trách nhiệm luân lý vốn được lồng trong việc nhìn nhận về Đạo Kitô Giáo. Thì đó quả là không sai nào tí nào cả, chẳng hạn như sự thành công của cuốn phim “The Da Vinci Code,” nhiêu đó thôi cũng đủ cho thấy rằng có quá nhiều người vốn hãy còn ngu dốt về tôn giáo. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô không phải là không được biết đến.
Mọi người biết được Chúa Giêsu Kitô chính là ai, thế nhưng những sự thật về đức tin của họ, thì chẳng có ai biết đến cả - bao gồm luôn cả cuộc nghiên cứu về giáo dân và về kinh viện mang tính lịch sử học – vốn đề cập đến Ngài, và vì sự tiếp xúc với tôn giáo đã bị mất đi, và cũng bởi vì trào lưu mới của thuyết tương đối được thành hình, cho nên, Dan Brown được mọi người xem như là người có nhiều quyền hành, giống thể như ông ta là một vị Giám Mục vậy hay thậm chí là một vị Giáo Sư Đại Học vậy, mặc dầu ông ta là người không có niềm tin, nhưng chắc có lẽ ông ta biết về các nguồn tài liệu sử học và sẽ không bao giờ chứng thực về những điều ngu xuẩn (absurdities) của “The Da Vinci Code.”
(H): Thưa Ông, Ông có ám chỉ đến điều gì khi Ông đề cập tới “thủ đô tôn giáo” (religious capital) trong cuốn sách của Ông?
(T): Thưa, theo một trường phái về xã hội học, vốn được ra đời tại Hoa Kỳ thì mỗi một người trong chúng ta có một “thủ đô tôn giáo” được hình thành nên bởi các tín ngưỡng được lĩnh hội trong thời chúng ta còn trẻ, và thậm chí sau một sự chối bỏ hay ghẻ lạnh về một điều gì đó, mà chúng ta không mấy dễ dàng để tách bỏ đi.
Vì lý do này, khi một người Châu Âu chưa bao giờ thực hành về tôn giáo quay trở về với tôn giáo – một điều gì đó mà hôm nay và trong vòng 10 năm qua đã từng xảy ra một cách thường xuyên hơn – thì anh ta có thể quay trở lại một cách dễ dàng với Đạo Kitô Giáo, hoặc có lẽ, qua những cách vốn cách biệt rất xa so với truyền thống, dẫu rằng vẫn còn lưu giữ đến các biểu tượng và những nét hồi ký, phảng phất của Đạo Kitô Giáo, như việc trở thành những tín đồ của giáo phái Giêhôva [vốn tin rằng đã sắp đến ngày tận thế và mọi người sẽ sa địa ngục trừ thành viên của giáo phái này mà thôi – ND] thay vì hoán chuyển thành Hồi Giáo hay Phật Giáo.
Lý thuyết về kinh tế tôn giáo cho rằng điều này xảy ra là vì có khuynh hướng bảo tồn thủ đô tôn giáo của một người nào đó.
Tại Châu Âu, những người nào quay trở về với Đạo Công Giáo từ tình trạng vốn trước kia là người không có thực hành tôn giáo hay người theo thuyết bất khả tri (agnostic), hoặc trở thành người theo giáo phái Tin Lành Pentecostal, hay thậm chí giáo phái gồm những chứng nhân của Jehoval, thì họ vẫn còn lưu giữ lại những gì mà tôi đã vừa đề cập đến trong ba ví dụ vừa qua, như là một phần của “thủ đô tôn giáo” đó vốn đến với họ từ những buổi học giáo lý khi còn trẻ. Thì những người này, thay vì trở thành những tín đồ Phật Giáo hay Hồi Giáo, thì họ phải từ bỏ - hầu hết tất cả những gì thuộc về thủ đô tôn giáo của riêng họ - để từ đó mới có thể xây dựng nên một cái thủ đô tôn giáo mới, từ con số không.
Vì lý do này, mặc dầu việc quy cải sang Hồi Giáo hay thậm chí sang Phật Giáo thì đáng trở thành tin tức nóng hổi trên mặt báo hơn, thế nhưng, đại đa số người Châu Âu, đặc biệt là sau biến cố 11 tháng 9, vốn khiến xui họ tìm hiểu thêm về căn tính của họ - và từ đó, họ trở nên hứng thú trở lại với tôn giáo, và quay trở về một cách dễ dàng hơn, ở một tốc độ chóng mặt, nếu xét từ quan điểm của thống kê, để trở về theo những đường lối của Kitô Giáo hay ít ra vẫn còn lưu giữ những biểu tượng của Kitô Giáo nơi họ.