Liệu Hòa Bình Còn Có Cơ May Nào Đó Chăng?

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Giáo Sư Của Trường Đại Học Valencia

VALENCIA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Đạo Kitô Giáo chính là một tôn giáo của hòa bình, đó là lời nhận xét của Jesos Ballesteros, tác giả của cuốn sách vừa mới được xuất bản có nhan đề “Hãy Nghĩ Suy Lại Về Hòa Bình” (Rethinking Peace).

Ngoài việc là một Giáo Sư chuyên về luật triết học và triết học chính trị tại trường Đại Học Valencia, Giáo Sư Ballesteros cũng còn là một chuyên gia trong cuộc đối thoại về nhân quyền và đa văn hóa.

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông nhận xét về cách làm thế nào để nền hòa bình thế giới có thể đạt được.

Hòa Bình Cho Hết Cả Thảy Nhân Loại


Hỏi (H): Thưa Giáo Sư, Giáo Sư liên kết sự hủy hoại và phân rã của gia đình cùng với sự gia tăng của bạo động. Có phải thế giới đang phải chiến tranh là bởi vì gia đình đang bị phân hóa không?

Giáo Sư Ballesteros (T): Thưa, cội rễ của gia đình cùng với hệ quả của việc mất đi những gắn kết về mặt tình cảm chính là nguồn dưỡng nuôi tốt nhất cho việc phát triển ra bạo lực dưới rất nhiều hình thức khác nhau, cũng như loại bỏ đi lương tâm luân lý, sự nhìn nhận về trách nhiệm của mọi người dành cho nhau trong cuộc sống, từ đó dẫn đến những hình thức cuồng tín khác nhau.

Đó là lý do tại sao tất cả những ý thức hệ chuyên chế, độc tài đã cố gắng làm suy giảm và hủy diệt đi gia đình, như là nền tảng chính yếu của việc hình thành nên nhân cách của con người.

Tuy nhiên, chúng ta cũng còn phải nhìn ra được những nguyên do vốn dẫn đến những cuộc chiến tranh, vốn trên hết có liên quan đến mong ước nhằm kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên, vì lợi nhuận và sự phấn khích của phe phái cũng như sự khát khao về quyền lực.

(H): Thưa Giáo Sư, làm sao mà Giáo Sư có thể thay thế ý niệm “an ninh quốc gia” với ý niệm “an ninh con người” mà Giáo Sư đề nghị ra?

(T): Thưa, chúng ta phải ý thức rằng chỉ bằng việc tăng cường võ trang của chúng ta lên không thôi cũng không đủ để tạo ra một xã hội an toàn hơn, ngoại trừ nguyên tố thúc đẩy chính yếu của nó chính là hòa bình, chứ không phải là sự thù hận hay sự dị biệt đối với những thống khổ nơi những người bà con hàng xóm láng giềng của chúng ta.

Đó là vấn đề của việc hiểu biết rằng vấn nạn của hòa bình vượt xa cả những đòi hỏi về việc bảo vệ quân sự. Trên tất cả, nó đòi hỏi phải mở rộng các điều kiện sống xứng đáng cho tất cả mọi người, nhằm loại bỏ đi sự nghèo đói và việc bảo vệ môi trường.

(H): Thưa Giáo Sư, có phải hòa bình chính là cách, mà cố Tổng Thống Gandhi của Ấn Độ đã đề nghị, hay là chúng ta phải nghĩ đến nó như là một mục tiêu?

(T): Thưa, như chính Gandhi đã nói rằng: chúng ta không thể tách rời các phương tiện không bạo động khỏi cùng đích về sức mạnh của sự thật, vì rằng “phương tiện cũng giống như hạt giống và cùng đích cũng giống như cái cây vậy.”

Hòa bình phải có trong các phương tiện lẫn cùng đích. Sự tốt đẹp rồi cũng sẽ kết thúc, điều chính yếu là cần phải có sự nhìn nhận rộng rãi hơn về các quyền, và sự tốt đẹp đó cũng có thể bị xuyên tạc nếu như có sự cầu viện của bạo lực hòng cố đạt được chúng; mặt khác, hòa bình lại không thể đạt được bằng bất kỳ phương tiện nào, chẳng hạn như, việc phải trả giá đắt về mặt chính trị, việc chối từ tính hợp hiến, việc điều đình về mặt chính trị với những tên khủng bố, và việc cho thấy có sự coi thường đến các nạn nhân.

Thì đây không phải là hòa bình mà chính là sự từ bỏ về các nguyên tắc của một ai đó. Và như Gandhi cũng đã từng nói kẻ hèn nhát thì xa lánh nền hòa bình thật sự hơn là kẻ bạo động.

(H): Thưa Giáo Sư, vẫn còn có những cuộc xung đột vốn gia tăng lên từ sự thiếu hiểu biết giữa những người Kitô Giáo với nhau, như tại Bắc Ái Nhĩ Lan chẳng hạn. Thì theo nghĩa nào thì Đạo Kitô Giáo mới có thể xóa bỏ đi các nguyên do của bạo động?

(T): Thưa, nhìn chung đằng sau sự xuất hiện về những xung đột của tôn giáo, thì những cuộc xung đột khác lại bị dấu kín đi, vốn dĩ đó là những cuộc xung đột về sự bất công trong xã hội và kinh tế, trên nguyên tắc cho rằng tôn giáo chính là một nguyên tố cho nền hòa bình, qua việc họ cố đưa ra tầm quan trọng của việc tín thác vào Thiên Chúa và về sự hiểu biết giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau.

Đúng là những sự dị biệt sâu sa vẫn còn tồn tại giữa các tôn giáo. Có những tôn giáo khép kín, vốn tìm mọi nổ lực để hòng đạt được sự đoàn kết nội bộ của nhóm không thôi thông qua áp lực xã hội, đổ lỗi ra bên ngoài thông qua sự cầu viện của những kẻ giơ đầu cho người khác đánh (scapegoats), hòng cố tìm cách quy kết tội lỗi ra khỏi nhóm của mình.

Có những tôn giáo cởi mở, vốn đề nghị ra một tình yêu bao dung hoàn vũ, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, như là một nhu cầu cấp bách (exigency). Không còn nghi ngờ gì nữa, Đạo Kitô Giáo, chính là một mô hình của tôn giáo rộng mở, qua việc bắt chước Chúa Kitô, Đấng đã nhận thay mọi tội lỗi của nhân loại, và thứ tha cho tất cả.

Chính vì thế mà Đạo Kitô Giáo chính là một nền hòa bình thiện hảo, hoàn toàn chối từ với bạo động. Dẫu rằng, thật sự mà nói, cũng đã có lúc, rủi thay, con người đã quên lãng và làm ngơ đi nhu cầu cấp bách cơ bản này.

(H): Thưa Giáo Sư, Giáo Sư chỉ trích Hồi Giáo “Thánh Chiến” (Jihadism) và những hệ lụy của cái được gọi là “cuộc chiến tranh về khủng bố.” Làm sao mà sự gia tăng liên tục của bạo động có thể trung hòa với những gì đã được thiết lập nên trong thế giới này?

(T): Thưa, sự gia tăng liên tục của bạo động chỉ có thể được chấm dứt cùng với sự nhìn nhận về các quyền trên khắp hoàn vũ, vốn trong tất cả mọi trường hợp loại bỏ đi cái chết của những người ngoài cuộc (non-belligerents).

Nhân quyền phải được xem xét như là một điều gì đó vốn có tính hợp hiến vượt ra khỏi mọi nền văn hóa khác nhau. Thêm vào đó, nó không được lầm lẫn với thuyết tự cho dân tộc của mình là hơn cả (ethno-centrism).

Các thể chế đã từng tồn tại ở Tây Phương như luật lệ quốc gia, sự khác biệt giữa tôn giáo và chánh trị và sự đại diện của nền dân chủ chính là những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ những thứ quyền kể trên, thế nhưng chúng cũng không có nghĩa là cũng không còn có những khía cạnh nào khác cần phải được sửa chữa lại tại Phương Tây, cũng như sự thiếu tôn trọng về con người trong giai đoạn khởi đầu và kết thúc, và sự dị biệt về những điều kiện của sự khó nghèo mà hàng trăm triệu con người đang gánh phải.

Cuộc đối thoại của các nền văn hóa là điều không thể tránh khỏi, và cần được điều phối, cai quản dựa theo nguyên lý của sự nhân nhượng. Tất cả mọi chuyện điều suôn sẻ khi những nhà thờ Hồi Giáo được xây dựng lên tại Tây Phương, thế nhưng con người phải đòi hỏi rằng cũng chính tại những quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, thì các nhà thờ và các Vương Cung Thánh Đường cũng phải được mở cửa một cách công khai và rộng rãi tương tự.