Vương Cung Thánh Đường là “cuốn giáo lý bằng đá tiêu biểu cho toàn giáo phận”. Giáo sư kiến trúc sư Duncan Stroik đã nói như trên trong một bài thuyết giảng về các kiến trúc của Giáo Hội Công Giáo.
Trong khuôn khổ của chương trình hội thảo về việc tái thiết Vương Cung Thánh Đường Thánh Thiên Thần Raphael, bị tàn phá trong trận hỏa hoạn tháng 5 năm 2005, giáo sư Duncan Stroik của trường Đại Học Notre Dame đã có buổi nói chuyện tại Trung Tâm Mục Vụ Đức Giám Mục O'Connor tại Madison hôm 8/3 vừa qua.
Trong bài tường thuật đăng trên tờ Catholic Herald, giáo sư Stroik nhận định rằng các đại Vương Cung Thánh Đường trên thế giới là “những biểu tượng của các thành phố đó” và tạo thành một phần trong căn tính của thành phố.
Giáo sư Stroik đã kể câu chuyện về ngôi Vương Cung Thánh Đường tại một thị trấn nhỏ bé của nước Pháp là thành Chartres. Vương Cung Thánh Đường này là một trong các Vương Cung Thánh Đường đẹp nhất thế giới được xây vào thế kỷ thứ 12 và là biểu tượng của kiến trúc Gothic. Vương Cung Thánh Đường này đã được xây lại hai lần vì bị hỏa hoạn thêu hủy.
Hỏa hoạn cũng đã tàn phá nhiều đền thờ quan trọng trên thế giới như đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành và đền thờ Thánh Phêrô tại Rôma.
Hiện nay đang có nhiều tranh cãi về kiến trúc cũng như địa điểm xây lại Vương Cung Thánh Đường Madison. Theo giáo sư Stroik, “tính chất thánh thiêng của địa điểm” xây Vương Cung Thánh Đường cũng cần phải tính đến. Nơi Vương Cung Thánh Đường Thánh Thiên Thần Raphael được đặt viên đá đầu tiên (năm 1854) được coi là nơi xứng đáng xây Vương Cung Thánh Đường dù có thể có những bất tiện khác. Về kiến trúc, giáo sư Stroik cho rằng “Về mặt lịch sử Vương Cung Thánh Đường là một đền thờ, không phải là một văn phòng, một chung cư hay một trung tâm thương mại”.
Giáo sư Stroik lý luận rằng, theo thánh Augustinô có hai loại thành phố: Thành Phố của Thiên Chúa và Thành Phố của con người. “Vương Cung Thánh Đường trong thành phố phải là muối và ánh sáng. Chúng ta mong ước một cấu trúc có thể rao giảng, có thể được nhìn thấy từ những con đường. Địa điểm và sự hoành tráng của nó có thể đối thoại với kiến trúc của thành phố. Mục tiêu là đưa chúng ta đến Thành Phố của Thiên Chúa”.
Trong khuôn khổ của chương trình hội thảo về việc tái thiết Vương Cung Thánh Đường Thánh Thiên Thần Raphael, bị tàn phá trong trận hỏa hoạn tháng 5 năm 2005, giáo sư Duncan Stroik của trường Đại Học Notre Dame đã có buổi nói chuyện tại Trung Tâm Mục Vụ Đức Giám Mục O'Connor tại Madison hôm 8/3 vừa qua.
Trong bài tường thuật đăng trên tờ Catholic Herald, giáo sư Stroik nhận định rằng các đại Vương Cung Thánh Đường trên thế giới là “những biểu tượng của các thành phố đó” và tạo thành một phần trong căn tính của thành phố.
Giáo sư Stroik đã kể câu chuyện về ngôi Vương Cung Thánh Đường tại một thị trấn nhỏ bé của nước Pháp là thành Chartres. Vương Cung Thánh Đường này là một trong các Vương Cung Thánh Đường đẹp nhất thế giới được xây vào thế kỷ thứ 12 và là biểu tượng của kiến trúc Gothic. Vương Cung Thánh Đường này đã được xây lại hai lần vì bị hỏa hoạn thêu hủy.
Hỏa hoạn cũng đã tàn phá nhiều đền thờ quan trọng trên thế giới như đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành và đền thờ Thánh Phêrô tại Rôma.
Hiện nay đang có nhiều tranh cãi về kiến trúc cũng như địa điểm xây lại Vương Cung Thánh Đường Madison. Theo giáo sư Stroik, “tính chất thánh thiêng của địa điểm” xây Vương Cung Thánh Đường cũng cần phải tính đến. Nơi Vương Cung Thánh Đường Thánh Thiên Thần Raphael được đặt viên đá đầu tiên (năm 1854) được coi là nơi xứng đáng xây Vương Cung Thánh Đường dù có thể có những bất tiện khác. Về kiến trúc, giáo sư Stroik cho rằng “Về mặt lịch sử Vương Cung Thánh Đường là một đền thờ, không phải là một văn phòng, một chung cư hay một trung tâm thương mại”.
Giáo sư Stroik lý luận rằng, theo thánh Augustinô có hai loại thành phố: Thành Phố của Thiên Chúa và Thành Phố của con người. “Vương Cung Thánh Đường trong thành phố phải là muối và ánh sáng. Chúng ta mong ước một cấu trúc có thể rao giảng, có thể được nhìn thấy từ những con đường. Địa điểm và sự hoành tráng của nó có thể đối thoại với kiến trúc của thành phố. Mục tiêu là đưa chúng ta đến Thành Phố của Thiên Chúa”.