Những nhận định của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI về Ðức Phaolô VI, nhân dịp tiếp các thành viên của Viện Phaolô VI ở Brescia, vào sáng thứ Bảy, ngày 3 tháng 3 năm 2007.
Sáng thứ Bảy, ngày 3 tháng 3 năm 2007, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã tiếp phái đoàn của Viện Phaolô VI từ Brescia, giáo phận quê sinh của Ðức Phalô VI. Trong bài diễn văn đọc trong dịp này, ÐTC đã nhắc đến dung mạo và giáo huấn của vị tiền nhiệm ngài. Mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi bài diễn văn này như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi vui mừng được đón tiếp từng người anh chị em, thuộc Ban Khoa Học và Ban Ðiều Hành của Viện Phaolô VI, do "Hội Giáo Dục Kitô" của Brescia thành lập, nhắm mục đích cổ võ việc nghiên cứu đời sống, tư tưởng và hoạt động của Ðức Phaolô VI, vị giáo hoàng không thể nào quên được. Tôi xin chào tất cả mọi người, bắt đầu từ quý Ðức Hồng Y hiện diện. Một cách đặc biệt, tôi xin chào Tiến Sĩ Giuseppe Camadini và tôi cám ơn tiến sĩ vì những lời ngài dành cho tôi, trong tư cách là chủ tịch Viện Phaolô VI. Tôi xin chào đặc biệt Ðức Cha Giulio Sanguineti, giám mục của giáo phận nơi vị tiền nhiệm tôi, Ðức Phaolô VI, đã sinh ra, được Rửa Tội và thụ phong linh mục. Tôi cám ơn Ðức Cha vì tất cả những gì Ðức Cha thực hiện đáng giá, để nâng đỡ và đồng hành với sinh hoạt của Viện Phaolô VI dày công này. Thưa các bạn thân mến, tôi hết lòng cám ơn vì đã tặng cho tôi trọn bộ những những tập sách mà các bạn đã xuất bản từ đầu đến nay. Ðây là bộ sưu tập rộng rãi gồm có nhiều quyển, làm bằng chứng cho công việc của anh chị em từ hơn 25 năm qua.
Như đã nói, Tôi đã có dịp biết đến sinh hoạt của Viện Phaolô VI. Tôi cảm phục sự trung thành với Huấn Quyền, cũng như ý định của quý bạn muốn tôn vinh vị giáo hoàng vĩ đại, với chú tâm làm nổi bậc khao khát tông đồ, nhờ qua công việc nghiêm chỉnh trong lãnh vực nghiên cứu và nhờ qua những sáng kiến có chiều dày khoa học và giáo hội học. Ðích thân tôi cảm thấy có liên hệ rất nhiều với vị Ðầy Tớ Chúa Phaolô VI, vì lòng tin tưởng mà ngài đã có đối với tôi, khi bổ nhiệm tôi làm Tổng Giám Mục Munich miền Bavièvre, và ba tháng sau đó, đã nâng tôi vào Hồng Y Ðoàn nào năm 1977. Ðức Phaolô VI đã được Chúa Quan Phòng gọi hướng dẫn con thuyền của Thánh Phêrô, trong giai đoạn lịch sử có nhiều thách thức và vấn đề. Khi suy nghĩ lại những năm ngài làm giáo hoàng, người ta lưu ý ngay đến lòng hăng say truyền giáo của ngài; lòng hăng say này đã thôi thúc ngài thực hiện những chuyến viếng thăm tông đồ đến tận những quốc gia xa xôi, và chu toàn những cử chỉ có tính cách tiên tri có tầm mức cao độ trên bình diện giáo hội, truyền giáo và đại kết. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đi đến vùng đất nơi Chúa Kitô đã sống và từ đó thánh Phêrô lên đường đến Roma. Ngài đã thực hiện chuyến viếng thăm Thánh Ðịa này, chỉ mới sáu tháng sau khi được chọn lên làm Chủ Chăn tối cao của Dân Chúa, và là chuyến viếng thăm có nhiều ý nghĩa tượng trưng trong thời gian diễn ra Công Ðồng Vaticanô II. Ngài đã chỉ cho giáo hội biết rằng con đường thi hành sứ mạng là con đường căn cứ vào những vết chân của Chúa Kitô. Ðó là tất cả những gì Ðức Phaolô VI đã cố gắng thực hiện trong thời gian ngài chu toàn thừa tác vụ Phêrô, thừa tác vụ được ngài chu toàn cách khôn ngoan và thận trọng, trong sự trung thành hoàn toàn với mệnh lệnh của Chúa.
Thật vậy, bí quyết của công việc mục vụ mà Ðức Phaolô VI đã thi hành với lòng tận tuỵ không mệt mỏi, vừa đưa ra những quyết định khó khăn và không bình dân, (bí quyết đó) hệ tại chính trong tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô: một tình thương được thể hiện nổi bật trong tất cả những giáo huấn của ngài. Tâm hồn Mục Tử của ngài đã hoàn toàn bị chinh phục bởi sức sinh động truyền giáo, được nuôi dưỡng bởi ước muốn chân thành đối thoại với nhân loại. Lời mời gọi có tính cách tiên tri của ngài, được lặp lại nhiều lần, hãy canh tân thế giới đang bị ghi dấu bởi những lo lắng và bạo lực, bằng "văn minh của tình thương", (lời mời gọi đó) phát sinh từ thái độ phó thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu, Ðấng cứu chuộc con người. Chẳng hạn, làm sao quên được những lời mà, cả tôi nữa, lúc đó cũng có mặt như là chuyên viên của Công Ðồng Vaticanô II, và đã nghe trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, lúc khai mạc khoá Hai của Công Ðồng, ngày 29 tháng 9 năm 1963? Ðức Phaolô VI đã công bố với niềm xác tín và tôi hiện vẫn còn như nghe ngài nói những lời như sau: "Chúa Kitô là nguyên tắc của chúng ta, Chúa Kitô là sự sống chúng ta, và Chúa Kitô là vị hướng dẫn chúng ta! Chúa Kitô là niềm hy vọng của chúng ta và là mục đích chúng ta... Không có ánh sáng nào khác được chiếu toả trong cuộc Quy Tụ này, nếu không phải là ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng chiếu soi thế gian; không có sự thật nào khác thu hút tâm hồn chúng ta, nếu không phải là những lời của Chúa, vị Thầy duy nhất của chúng ta. Không có khát vọng nào khác hướng dẫn chúng ta, nếu không phải là ước muốn sống trung thành tuyệt đối với Chúa Kitô" (trích Giáo Huấn của Ðức Phaolô VI, I (1963), 170-171). Và cho đến hơi thở cuối cùng, tư tưởng của ngài, năng lực của ngài và hành động của ngài, tất cả đều dành cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội.
Tên tuổi của Ðức Phaolô VI, mà dư luận thế giới đã hiểu được sự cao cả của nó chính vào lúc ngài qua đời, tên tuổi của ngài được liên kết nhất là với Công Ðồng Vaticanô II. Thật vậy, nếu Ðức Gioan XXIII là vị giáo hoàng đã triệu tập và khai mạc Công Ðồng, thì chính người kế vị, tức Ðức Phaolô VI, là vị đã đưa Công Ðồng đến lúc kết thúc, cách chuyên môn, tế nhị và cứng rắn. Và cũng không phải là ít khó khăn hơn cho Ðức Phaolô VI, khi phải điều khiển giáo hội thời hậu Công Ðồng. Ngài đã không để mình chịu ảnh hưởng của những hiểu lầm và những phê bình, cả dù phải đau khổ và bị tấn công dữ dội, nhưng Ðức Phaolô VI, trong mọi hoàn cảnh, vẫn luôn là người lái con thuyền thánh Phêrô cách vững vàng và khôn ngoan.
Với năm tháng qua đi, thì càng xuất hiện rõ ràng hơn tầm quan trọng của triều giáo hoàng của ngài cho giáo hội và cho thế giới; và cũng xuất hiện rõ ràng hơn giá trị của Giáo Huấn của ngài, mà những người kế vị ngài đều gợi hứng từ đó; và tôi đây cũng thường xuyên nhắc đến.
Các bạn thân mến, Tôi xin dùng dịp nầy để tôn vinh Ðức Phaolo VI, vừa đồng thời khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục công việc mà anh chị em đã bắt đầu. Lấy lại lời khuyến khích của Ðức Gioan Phaolo II cho anh chị em, tôi cũng lặp lại cho anh chị em rằng: "Hãy học hỏi tư tưởng của Ðức Phaolo VI với tình thương... hãy nghiên cứu ngài với sự chính xác của khoa học... hãy học hỏi ngài với niềm xác tín rằng phần gia tài thiêng liêng của Ðức Phaolô VI tiếp tục làm giàu Giáo Hội và có thể nuôi sống những lương tâm của con người ngày nay, những kẻ hết sức cần đến Lời ban sự sống đời đời. (x. Giáo Huấn GP II, 1980. trg 187- 189). Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin cám ơn vì anh chị em đã đến đây; tôi bảo đảm nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện,và tôi ban phép lành cho anh chị em, cho gia đình của anh chị em, và tất cả những sáng kiến của Viện Phaolô VI của anh chị em tại Brescia.
Sáng thứ Bảy, ngày 3 tháng 3 năm 2007, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã tiếp phái đoàn của Viện Phaolô VI từ Brescia, giáo phận quê sinh của Ðức Phalô VI. Trong bài diễn văn đọc trong dịp này, ÐTC đã nhắc đến dung mạo và giáo huấn của vị tiền nhiệm ngài. Mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi bài diễn văn này như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi vui mừng được đón tiếp từng người anh chị em, thuộc Ban Khoa Học và Ban Ðiều Hành của Viện Phaolô VI, do "Hội Giáo Dục Kitô" của Brescia thành lập, nhắm mục đích cổ võ việc nghiên cứu đời sống, tư tưởng và hoạt động của Ðức Phaolô VI, vị giáo hoàng không thể nào quên được. Tôi xin chào tất cả mọi người, bắt đầu từ quý Ðức Hồng Y hiện diện. Một cách đặc biệt, tôi xin chào Tiến Sĩ Giuseppe Camadini và tôi cám ơn tiến sĩ vì những lời ngài dành cho tôi, trong tư cách là chủ tịch Viện Phaolô VI. Tôi xin chào đặc biệt Ðức Cha Giulio Sanguineti, giám mục của giáo phận nơi vị tiền nhiệm tôi, Ðức Phaolô VI, đã sinh ra, được Rửa Tội và thụ phong linh mục. Tôi cám ơn Ðức Cha vì tất cả những gì Ðức Cha thực hiện đáng giá, để nâng đỡ và đồng hành với sinh hoạt của Viện Phaolô VI dày công này. Thưa các bạn thân mến, tôi hết lòng cám ơn vì đã tặng cho tôi trọn bộ những những tập sách mà các bạn đã xuất bản từ đầu đến nay. Ðây là bộ sưu tập rộng rãi gồm có nhiều quyển, làm bằng chứng cho công việc của anh chị em từ hơn 25 năm qua.
Như đã nói, Tôi đã có dịp biết đến sinh hoạt của Viện Phaolô VI. Tôi cảm phục sự trung thành với Huấn Quyền, cũng như ý định của quý bạn muốn tôn vinh vị giáo hoàng vĩ đại, với chú tâm làm nổi bậc khao khát tông đồ, nhờ qua công việc nghiêm chỉnh trong lãnh vực nghiên cứu và nhờ qua những sáng kiến có chiều dày khoa học và giáo hội học. Ðích thân tôi cảm thấy có liên hệ rất nhiều với vị Ðầy Tớ Chúa Phaolô VI, vì lòng tin tưởng mà ngài đã có đối với tôi, khi bổ nhiệm tôi làm Tổng Giám Mục Munich miền Bavièvre, và ba tháng sau đó, đã nâng tôi vào Hồng Y Ðoàn nào năm 1977. Ðức Phaolô VI đã được Chúa Quan Phòng gọi hướng dẫn con thuyền của Thánh Phêrô, trong giai đoạn lịch sử có nhiều thách thức và vấn đề. Khi suy nghĩ lại những năm ngài làm giáo hoàng, người ta lưu ý ngay đến lòng hăng say truyền giáo của ngài; lòng hăng say này đã thôi thúc ngài thực hiện những chuyến viếng thăm tông đồ đến tận những quốc gia xa xôi, và chu toàn những cử chỉ có tính cách tiên tri có tầm mức cao độ trên bình diện giáo hội, truyền giáo và đại kết. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đi đến vùng đất nơi Chúa Kitô đã sống và từ đó thánh Phêrô lên đường đến Roma. Ngài đã thực hiện chuyến viếng thăm Thánh Ðịa này, chỉ mới sáu tháng sau khi được chọn lên làm Chủ Chăn tối cao của Dân Chúa, và là chuyến viếng thăm có nhiều ý nghĩa tượng trưng trong thời gian diễn ra Công Ðồng Vaticanô II. Ngài đã chỉ cho giáo hội biết rằng con đường thi hành sứ mạng là con đường căn cứ vào những vết chân của Chúa Kitô. Ðó là tất cả những gì Ðức Phaolô VI đã cố gắng thực hiện trong thời gian ngài chu toàn thừa tác vụ Phêrô, thừa tác vụ được ngài chu toàn cách khôn ngoan và thận trọng, trong sự trung thành hoàn toàn với mệnh lệnh của Chúa.
Thật vậy, bí quyết của công việc mục vụ mà Ðức Phaolô VI đã thi hành với lòng tận tuỵ không mệt mỏi, vừa đưa ra những quyết định khó khăn và không bình dân, (bí quyết đó) hệ tại chính trong tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô: một tình thương được thể hiện nổi bật trong tất cả những giáo huấn của ngài. Tâm hồn Mục Tử của ngài đã hoàn toàn bị chinh phục bởi sức sinh động truyền giáo, được nuôi dưỡng bởi ước muốn chân thành đối thoại với nhân loại. Lời mời gọi có tính cách tiên tri của ngài, được lặp lại nhiều lần, hãy canh tân thế giới đang bị ghi dấu bởi những lo lắng và bạo lực, bằng "văn minh của tình thương", (lời mời gọi đó) phát sinh từ thái độ phó thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu, Ðấng cứu chuộc con người. Chẳng hạn, làm sao quên được những lời mà, cả tôi nữa, lúc đó cũng có mặt như là chuyên viên của Công Ðồng Vaticanô II, và đã nghe trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, lúc khai mạc khoá Hai của Công Ðồng, ngày 29 tháng 9 năm 1963? Ðức Phaolô VI đã công bố với niềm xác tín và tôi hiện vẫn còn như nghe ngài nói những lời như sau: "Chúa Kitô là nguyên tắc của chúng ta, Chúa Kitô là sự sống chúng ta, và Chúa Kitô là vị hướng dẫn chúng ta! Chúa Kitô là niềm hy vọng của chúng ta và là mục đích chúng ta... Không có ánh sáng nào khác được chiếu toả trong cuộc Quy Tụ này, nếu không phải là ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng chiếu soi thế gian; không có sự thật nào khác thu hút tâm hồn chúng ta, nếu không phải là những lời của Chúa, vị Thầy duy nhất của chúng ta. Không có khát vọng nào khác hướng dẫn chúng ta, nếu không phải là ước muốn sống trung thành tuyệt đối với Chúa Kitô" (trích Giáo Huấn của Ðức Phaolô VI, I (1963), 170-171). Và cho đến hơi thở cuối cùng, tư tưởng của ngài, năng lực của ngài và hành động của ngài, tất cả đều dành cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội.
Tên tuổi của Ðức Phaolô VI, mà dư luận thế giới đã hiểu được sự cao cả của nó chính vào lúc ngài qua đời, tên tuổi của ngài được liên kết nhất là với Công Ðồng Vaticanô II. Thật vậy, nếu Ðức Gioan XXIII là vị giáo hoàng đã triệu tập và khai mạc Công Ðồng, thì chính người kế vị, tức Ðức Phaolô VI, là vị đã đưa Công Ðồng đến lúc kết thúc, cách chuyên môn, tế nhị và cứng rắn. Và cũng không phải là ít khó khăn hơn cho Ðức Phaolô VI, khi phải điều khiển giáo hội thời hậu Công Ðồng. Ngài đã không để mình chịu ảnh hưởng của những hiểu lầm và những phê bình, cả dù phải đau khổ và bị tấn công dữ dội, nhưng Ðức Phaolô VI, trong mọi hoàn cảnh, vẫn luôn là người lái con thuyền thánh Phêrô cách vững vàng và khôn ngoan.
Với năm tháng qua đi, thì càng xuất hiện rõ ràng hơn tầm quan trọng của triều giáo hoàng của ngài cho giáo hội và cho thế giới; và cũng xuất hiện rõ ràng hơn giá trị của Giáo Huấn của ngài, mà những người kế vị ngài đều gợi hứng từ đó; và tôi đây cũng thường xuyên nhắc đến.
Các bạn thân mến, Tôi xin dùng dịp nầy để tôn vinh Ðức Phaolo VI, vừa đồng thời khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục công việc mà anh chị em đã bắt đầu. Lấy lại lời khuyến khích của Ðức Gioan Phaolo II cho anh chị em, tôi cũng lặp lại cho anh chị em rằng: "Hãy học hỏi tư tưởng của Ðức Phaolo VI với tình thương... hãy nghiên cứu ngài với sự chính xác của khoa học... hãy học hỏi ngài với niềm xác tín rằng phần gia tài thiêng liêng của Ðức Phaolô VI tiếp tục làm giàu Giáo Hội và có thể nuôi sống những lương tâm của con người ngày nay, những kẻ hết sức cần đến Lời ban sự sống đời đời. (x. Giáo Huấn GP II, 1980. trg 187- 189). Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin cám ơn vì anh chị em đã đến đây; tôi bảo đảm nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện,và tôi ban phép lành cho anh chị em, cho gia đình của anh chị em, và tất cả những sáng kiến của Viện Phaolô VI của anh chị em tại Brescia.