Một nhóm phiến quân tại Bờ Biển Ngà đã cáo buộc Pháp gây chiến tranh sau khi có một trận chiến với quân lính Pháp.
Quân Pháp đang cố giữ một cuộc ngừng bắn tại cuộc nội chiến của đất nước này.
Một tuyên bố của Phong trào Bờ Biển Ngà cho vùng Viễn Tây (MPIGO) nói: "Từ giờ sẽ là cuộc chiến cho đến hồi kết thúc".
Trận đánh vào hôm thứ Bảy là lần đầu tiên quân Pháp tại Bờ Biển Ngà cố gắng chặn đứng những nỗ lực của các nhóm phiến quân tiến vào những vùng của chính phủ ở miền Đông và Nam nước này.
Phóng viên BBC tại Bờ Biển Ngà nói quân Pháp cuối cùng cũng bị cuốn vào cuộc nội chiến này.
Trận đánh vào hôm thứ Bảy xảy ra khi các phiến quân MPIGO đụng độ với một toán lính viễn chinh Pháp được trang bị vũ trang tại thành phố miền tây là Duekoue.
Cuộc đụng độ xảy ra trên một con đường đất ngay bên ngoài Duekoue, một thành phố quan trọng chiến lược nơi những tuyến đường lớn tại miền Bắc và miền Tây gặp nhau dẫn tới thủ đô Yamoussoukro.
Nhóm phiến quân này cho hay: "MPIGO bị mất vài người". Phía Pháp nói họ không chịu thương vong nào. Pháp cũng phủ nhận chuyện họ khởi đầu trận chiến.
Một phát ngôn viên nói với Reuters: "Họ bắn súng vào chúng tôi. Chúng tôi bắn súng cảnh cáo và ngay lập tức, họ sử dụng vũ khí hạng nặng."
Nhóm phiến quân nói họ không định tấn công quân Pháp, mà đang rượt đuổi quân đội của Bờ Biển Ngà.
Sa lầy?
Pháp có hơn 1.500 quân tại Bờ Biển Ngà. Ban đầu, số quân này được gửi đến làm lực lượng đệm để bảo vệ cuộc ngừng bắn mỏng manh được ký vào hôm 17/10 giữa quân đội chính phủ và một nhóm phiến quân khác là Phong trào Yêu nước Bờ Biển Ngà (MPCI).
Hôm thứ Bảy, nhóm MPCI gọi quân đội Pháp là "các lực lượng chiếm đóng". Trong vài tuần gần đây, nhóm MIPGO và một nhóm phiến quân thứ ba đã xuất hiện.
Nhóm MIPGO nói ba nhóm phiến quân này sẽ có các cuộc hội đàm vào thứ Hai.
Pháp nói không có thay đổi gì về chính sách của họ đối với Bờ Biển Ngà - rằng họ vẫn tiếp tục bảo vệ người nước ngoài và thực thi lệnh ngừng bắn với MPCI.
Hội đồng Bảo an LHQ đã lên án những nhóm phiến quân âm mưu lật đổ tổng thống Bờ Biển Ngà là Laurent Gbagbo.
Lo sợ của Liên Hiệp Quốc
Trong lần can thiệp đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột xảy ra ba tháng trước đây, Hội đồng Bảo an tuần trước nói họ hết sức quan ngại về những hậu quả của cuộc chiến lên đất nước này cũng như đối với toàn khu vực.
Hội đồng Bảo an cũng hoan nghênh việc Pháp gửi quân đến khu vực này.
Các nhóm phiến quân Bờ Biển Ngà bắt đầu nổi dậy từ tháng 9, dẫn đầu bởi những cuộc nổi dậy của quân đội.
Bờ Biển Ngà là nước sản xuất coca lớn nhất thế giới và trước đây đã từng được coi là biểu tượng hoà bình tại khu vực có nhiều vấn đề này. Tuy nhiên, bây giờ, đất nước này lại bị chia đôi, với các nhóm phiến quân kiểm soát phần lớn khu vực Hồi giáo phía bắc.(BBC)
Quân Pháp đang cố giữ một cuộc ngừng bắn tại cuộc nội chiến của đất nước này.
Một tuyên bố của Phong trào Bờ Biển Ngà cho vùng Viễn Tây (MPIGO) nói: "Từ giờ sẽ là cuộc chiến cho đến hồi kết thúc".
Trận đánh vào hôm thứ Bảy là lần đầu tiên quân Pháp tại Bờ Biển Ngà cố gắng chặn đứng những nỗ lực của các nhóm phiến quân tiến vào những vùng của chính phủ ở miền Đông và Nam nước này.
Phóng viên BBC tại Bờ Biển Ngà nói quân Pháp cuối cùng cũng bị cuốn vào cuộc nội chiến này.
Trận đánh vào hôm thứ Bảy xảy ra khi các phiến quân MPIGO đụng độ với một toán lính viễn chinh Pháp được trang bị vũ trang tại thành phố miền tây là Duekoue.
Cuộc đụng độ xảy ra trên một con đường đất ngay bên ngoài Duekoue, một thành phố quan trọng chiến lược nơi những tuyến đường lớn tại miền Bắc và miền Tây gặp nhau dẫn tới thủ đô Yamoussoukro.
Nhóm phiến quân này cho hay: "MPIGO bị mất vài người". Phía Pháp nói họ không chịu thương vong nào. Pháp cũng phủ nhận chuyện họ khởi đầu trận chiến.
Một phát ngôn viên nói với Reuters: "Họ bắn súng vào chúng tôi. Chúng tôi bắn súng cảnh cáo và ngay lập tức, họ sử dụng vũ khí hạng nặng."
Nhóm phiến quân nói họ không định tấn công quân Pháp, mà đang rượt đuổi quân đội của Bờ Biển Ngà.
Sa lầy?
Pháp có hơn 1.500 quân tại Bờ Biển Ngà. Ban đầu, số quân này được gửi đến làm lực lượng đệm để bảo vệ cuộc ngừng bắn mỏng manh được ký vào hôm 17/10 giữa quân đội chính phủ và một nhóm phiến quân khác là Phong trào Yêu nước Bờ Biển Ngà (MPCI).
Hôm thứ Bảy, nhóm MPCI gọi quân đội Pháp là "các lực lượng chiếm đóng". Trong vài tuần gần đây, nhóm MIPGO và một nhóm phiến quân thứ ba đã xuất hiện.
Nhóm MIPGO nói ba nhóm phiến quân này sẽ có các cuộc hội đàm vào thứ Hai.
Pháp nói không có thay đổi gì về chính sách của họ đối với Bờ Biển Ngà - rằng họ vẫn tiếp tục bảo vệ người nước ngoài và thực thi lệnh ngừng bắn với MPCI.
Hội đồng Bảo an LHQ đã lên án những nhóm phiến quân âm mưu lật đổ tổng thống Bờ Biển Ngà là Laurent Gbagbo.
Lo sợ của Liên Hiệp Quốc
Trong lần can thiệp đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột xảy ra ba tháng trước đây, Hội đồng Bảo an tuần trước nói họ hết sức quan ngại về những hậu quả của cuộc chiến lên đất nước này cũng như đối với toàn khu vực.
Hội đồng Bảo an cũng hoan nghênh việc Pháp gửi quân đến khu vực này.
Các nhóm phiến quân Bờ Biển Ngà bắt đầu nổi dậy từ tháng 9, dẫn đầu bởi những cuộc nổi dậy của quân đội.
Bờ Biển Ngà là nước sản xuất coca lớn nhất thế giới và trước đây đã từng được coi là biểu tượng hoà bình tại khu vực có nhiều vấn đề này. Tuy nhiên, bây giờ, đất nước này lại bị chia đôi, với các nhóm phiến quân kiểm soát phần lớn khu vực Hồi giáo phía bắc.(BBC)