Dọn đường cho Chúa đến
(Lc 3,1-6)
Tin Mừng: Lc 3,1-6
Ông Gio-an Tẩy Giả rao giảng
1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên,2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội,4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Suy Niệm:
Dọn đường cho Chúa đến
Có vô vàn ngăn trở khiến con người không thể đến được với nhau.
Ngăn cách vì tường cao luỹ sâu, vì đồi núi chập chùng hiểm trở đã hoá thành xưa cũ, không còn là vấn đề đối với phương tiện đi lại tân tiến hôm nay.
Ngăn cách vì đường xa thiên vạn lý đã dần dần bị thu ngắn lại; hai người ở cách nhau nửa quả địa cầu có thể gặp nhau sau một vài ngày lên máy bay.
Thậm chí ngăn cách giữa các hành tinh xa xôi diệu vợi cũng đã được bắc cầu.
Bên cạnh những ngăn cách về không gian, về đường sá thì ngăn cách về quan điểm, về ý thức hệ đáng quan ngại hơn nhiều.
Ðã có thời, ngăn cách bởi ý thức hệ (cộng sản và tư bản), bởi những quan điểm và chủ trương khác nhau, đã tạo nên những chia cắt rất sâu sắc giữa cộng đồng nhân loại, tạo nên những khoảng cách tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua. Vậy mà hôm nay những chia cắt như thế xem ra đã được thu hẹp rất nhiều.
Rốt cuộc, chỉ còn ngăn cách vô hình trong lòng người, do lòng hận thù, do ghen tị, do hiểu lầm nhau mới là ngăn cách đáng quan ngại nhất và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người.
Những ngăn cách loại nầy đã khiến cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được, khiến cho hai người bạn cùng chung sở làm không nhìn mặt nhau; thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa nhau vạn dặm.
Con người đã xây dựng được nhiều nhịp cầu thật dài và kiên cố, bắc qua những dòng sông rộng mênh mông, để nối kết đôi bờ; nhưng ai có thể xây dựng những nhịp cầu thiêng liêng để kết nối những tâm hồn xa cách?
Thánh Gioan Tẩy Giả là người được sai đến để dựng xây những nhịp cầu như thế.
Theo Tin Mừng hôm nay, Ngài được sai đến làm tiền hô, làm kẻ bắc cầu, dọn đường cho Chúa đến:
"Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng."
Phải dọn đường đón tiếp Chúa thế nào đây?
Người ta thường rất sùng mộ Thiên Chúa uy linh ngự trên cõi trời cao thẳm mà lãng quên các chi thể của Ngài đang sống kề cận quanh mình. Chính những chi thể của Thiên Chúa quanh ta mới cần ta dọn đường để đón tiếp.
Chúa Giê-su luôn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng Ngài đang hiện diện trong các anh chị em chung quanh và những gì chúng ta làm cho những người chung quanh là làm cho chính Ngài. (Mt 25, 40)
Vậy thì dọn đường Chúa đến với ta không gì khác hơn là dọn đường cho anh chị em chung quanh có thể đến được với mình.
Các chủ quán Bê-lem hôm xưa khước từ hai người lữ hành lạc lõng đi tìm chỗ trọ (thánh Giu-se và Mẹ Maria) là trực tiếp khước từ Thiên Chúa.
Hài Nhi Giê-su phải sinh trong chuồng bò vì con người đã không tiếp nhận con người.
Tất cả những ai hành xử như thế với người chung quanh sẽ bị Chúa Giê-su cảnh cáo: "Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước" (Mt 25, 43)
Vậy thì đón tiếp Chúa không là gì khác ngoài việc hoà thuận tiếp nhận mọi người không trừ ai.
Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc xoá bỏ đi những ngăn cách do chúng ta dựng lên giữa mình với tha nhân mà chúng ta giáp mặt hằng ngày.
Chỉ khi nào giữa chúng ta và mọi người chung quanh không còn phân li ngăn cách, ấy mới là lúc đường sá đã dọn xong và Chúa mới có thể đến được với mình.
(Lc 3,1-6)
Tin Mừng: Lc 3,1-6
Ông Gio-an Tẩy Giả rao giảng
1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên,2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội,4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Suy Niệm:
Dọn đường cho Chúa đến
Có vô vàn ngăn trở khiến con người không thể đến được với nhau.
Ngăn cách vì tường cao luỹ sâu, vì đồi núi chập chùng hiểm trở đã hoá thành xưa cũ, không còn là vấn đề đối với phương tiện đi lại tân tiến hôm nay.
Ngăn cách vì đường xa thiên vạn lý đã dần dần bị thu ngắn lại; hai người ở cách nhau nửa quả địa cầu có thể gặp nhau sau một vài ngày lên máy bay.
Thậm chí ngăn cách giữa các hành tinh xa xôi diệu vợi cũng đã được bắc cầu.
Bên cạnh những ngăn cách về không gian, về đường sá thì ngăn cách về quan điểm, về ý thức hệ đáng quan ngại hơn nhiều.
Ðã có thời, ngăn cách bởi ý thức hệ (cộng sản và tư bản), bởi những quan điểm và chủ trương khác nhau, đã tạo nên những chia cắt rất sâu sắc giữa cộng đồng nhân loại, tạo nên những khoảng cách tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua. Vậy mà hôm nay những chia cắt như thế xem ra đã được thu hẹp rất nhiều.
Rốt cuộc, chỉ còn ngăn cách vô hình trong lòng người, do lòng hận thù, do ghen tị, do hiểu lầm nhau mới là ngăn cách đáng quan ngại nhất và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người.
Những ngăn cách loại nầy đã khiến cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được, khiến cho hai người bạn cùng chung sở làm không nhìn mặt nhau; thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa nhau vạn dặm.
Con người đã xây dựng được nhiều nhịp cầu thật dài và kiên cố, bắc qua những dòng sông rộng mênh mông, để nối kết đôi bờ; nhưng ai có thể xây dựng những nhịp cầu thiêng liêng để kết nối những tâm hồn xa cách?
Thánh Gioan Tẩy Giả là người được sai đến để dựng xây những nhịp cầu như thế.
Theo Tin Mừng hôm nay, Ngài được sai đến làm tiền hô, làm kẻ bắc cầu, dọn đường cho Chúa đến:
"Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng."
Phải dọn đường đón tiếp Chúa thế nào đây?
Người ta thường rất sùng mộ Thiên Chúa uy linh ngự trên cõi trời cao thẳm mà lãng quên các chi thể của Ngài đang sống kề cận quanh mình. Chính những chi thể của Thiên Chúa quanh ta mới cần ta dọn đường để đón tiếp.
Chúa Giê-su luôn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng Ngài đang hiện diện trong các anh chị em chung quanh và những gì chúng ta làm cho những người chung quanh là làm cho chính Ngài. (Mt 25, 40)
Vậy thì dọn đường Chúa đến với ta không gì khác hơn là dọn đường cho anh chị em chung quanh có thể đến được với mình.
Các chủ quán Bê-lem hôm xưa khước từ hai người lữ hành lạc lõng đi tìm chỗ trọ (thánh Giu-se và Mẹ Maria) là trực tiếp khước từ Thiên Chúa.
Hài Nhi Giê-su phải sinh trong chuồng bò vì con người đã không tiếp nhận con người.
Tất cả những ai hành xử như thế với người chung quanh sẽ bị Chúa Giê-su cảnh cáo: "Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước" (Mt 25, 43)
Vậy thì đón tiếp Chúa không là gì khác ngoài việc hoà thuận tiếp nhận mọi người không trừ ai.
Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc xoá bỏ đi những ngăn cách do chúng ta dựng lên giữa mình với tha nhân mà chúng ta giáp mặt hằng ngày.
Chỉ khi nào giữa chúng ta và mọi người chung quanh không còn phân li ngăn cách, ấy mới là lúc đường sá đã dọn xong và Chúa mới có thể đến được với mình.