(Rôma)
Cựu giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh, tiến sĩ Navarro-Valls, nhận định rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Thổ Nhĩ Kỳ là “liều lĩnh” nhưng là một sáng kiến “cần thiết”. Ông bày tỏ lòng mong đợi rằng chuyến viếng thăm này sẽ là “một cuộc gặp gỡ lịch sử” tại một quốc gia Hồi Giáo chiếm đa số.
Cả Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (1967) và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1979) đã từng viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vị cựu giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh nhận định với tờ La Repubblica rằng thách đố mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI phải đối diện hoàn toàn khác so với những gì các vị tiền nhiệm ngài đã gặp phải.
Ông Valls lưu ý đến sự kiện là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không hề đề cập gì đến Hồi Giáo trong suốt chuyến viếng thăm của ngài. Tuy nhiên, “tình hình hiện nay hoàn toàn thay đổi”. Chẳng hạn như “sự bùng nổ chủ nghĩa cuồng tín sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ khiến cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trở nên đặc biệt khó khăn”.
Theo ông Valls, ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi Giáo cuồng tín trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là “một thực tại đáng báo động”. Ảnh hưởng này giúp giải thích tại sao chính quyền nước này cố tình làm mờ nhạt chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Trong ba mục tiêu của chuyến tông du do Tòa Thánh đưa ra: viếng thăm mục vụ cộng đoàn Công Giáo tại Thổ, đẩy mạnh tiến trình đại kết với Chính Thống Giáo, và đối thoại với thế giới Hồi Giáo; ông Valls chú ý đặc biệt đến mục tiêu thứ ba: đối thoại với thế giới Hồi Giáo. Cả thế giới Hồi Giáo lẫn Tây Phương trong tuần tới đây sẽ hồi hộp theo dõi những gì Đức Thánh Cha đề cập về Hồi Giáo.
Ông Valls nhận định rằng cộng đoàn Kitô Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ quá nhỏ bé và quan hệ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Bathôlômêô cũng đã rất tốt đẹp. Cho nên, người ta ít trông đợi vào những thành quả đại kết lớn lao. Nếu chuyến tông du là chuyến viếng thăm Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thì tình hình có thể khác.
Ông Valls dự đoán rằng trong chuyến đi, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển trên các xe chống đạn, hay thậm chí xe bọc thép của quân đội hơn là trên chiếc "popemobile" mui trần để dân chúng có thể nhìn thấy ngài. Thay đổi trái với thông lệ này một phần vì lý do an ninh, phần khác vì cũng sẽ không có đám đông đứng hai bên đường chào đón ngài. “Có quá ít giáo dân tại Istanbul, tại Ankara thì còn ít hơn nữa”. Theo ông Valls, “Anh chị em giáo dân sẽ không đón ngài dọc theo hai bên đường nhưng bên trong các nhà thờ địa phương”.
Tiến sĩ Navarro-Valls |
Cả Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (1967) và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1979) đã từng viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vị cựu giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh nhận định với tờ La Repubblica rằng thách đố mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI phải đối diện hoàn toàn khác so với những gì các vị tiền nhiệm ngài đã gặp phải.
Ông Valls lưu ý đến sự kiện là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không hề đề cập gì đến Hồi Giáo trong suốt chuyến viếng thăm của ngài. Tuy nhiên, “tình hình hiện nay hoàn toàn thay đổi”. Chẳng hạn như “sự bùng nổ chủ nghĩa cuồng tín sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ khiến cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trở nên đặc biệt khó khăn”.
Theo ông Valls, ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi Giáo cuồng tín trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là “một thực tại đáng báo động”. Ảnh hưởng này giúp giải thích tại sao chính quyền nước này cố tình làm mờ nhạt chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Trong ba mục tiêu của chuyến tông du do Tòa Thánh đưa ra: viếng thăm mục vụ cộng đoàn Công Giáo tại Thổ, đẩy mạnh tiến trình đại kết với Chính Thống Giáo, và đối thoại với thế giới Hồi Giáo; ông Valls chú ý đặc biệt đến mục tiêu thứ ba: đối thoại với thế giới Hồi Giáo. Cả thế giới Hồi Giáo lẫn Tây Phương trong tuần tới đây sẽ hồi hộp theo dõi những gì Đức Thánh Cha đề cập về Hồi Giáo.
Ông Valls nhận định rằng cộng đoàn Kitô Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ quá nhỏ bé và quan hệ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Bathôlômêô cũng đã rất tốt đẹp. Cho nên, người ta ít trông đợi vào những thành quả đại kết lớn lao. Nếu chuyến tông du là chuyến viếng thăm Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thì tình hình có thể khác.
Ông Valls dự đoán rằng trong chuyến đi, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển trên các xe chống đạn, hay thậm chí xe bọc thép của quân đội hơn là trên chiếc "popemobile" mui trần để dân chúng có thể nhìn thấy ngài. Thay đổi trái với thông lệ này một phần vì lý do an ninh, phần khác vì cũng sẽ không có đám đông đứng hai bên đường chào đón ngài. “Có quá ít giáo dân tại Istanbul, tại Ankara thì còn ít hơn nữa”. Theo ông Valls, “Anh chị em giáo dân sẽ không đón ngài dọc theo hai bên đường nhưng bên trong các nhà thờ địa phương”.