Sắc chỉ 1570 của ĐGH Piô V: về Thánh Lễ Misa



Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Hỏi: “Quo Primum” là một sắc chỉ giáo hoàng do Đức Thánh Giáo Hoàng Pius V phát hành ngày 14 July 1570, sắc chỉ đó ra lệnh cho mọi thời đại giữ tính chính xác của hy lễ thánh Thánh Lễ đọc trong tiếng mẹ đẻ của Giáo Hội. Xin trích dẫn huấn thị của ngài: “ Từ nay và mãi mãi khắp thế giới Kitô hữu sẽ không được phép hát hay đọc những Thánh Lễ theo bất cứ công thức nào khác hơn là công thức của Sách lễ này do Ta đã phổ biến; … “Điều Khác: “- sẽ có hiệu lực luật pháp vĩnh viễn, Ta ra lệnh và truyền dưới nguy cơ chịu sự bất mãn của Ta là không gì được thêm vào Sách lễ mới phổ biến của Ta, không gì được tẩy xoá khỏi đó, và không gì được sửa đổi bên trong...”Một điều khác: “Trong trường hợp của những kẻ ở trong những phần khác thế giới sẻ bị vạ ‘latae sententiae-tiền kết’ và tất cả những vạ khác tùy theo quyết địmh của Ta

“Sau cùng: “Nếu có ai mạo hiểm làm như vậy, họ phải hiểu rằng họ sẽ bị sự phẫn nộ của Thiên Chúa Toàn năng và của các Thánh Tông Đồ Phero và Phaolo.” Dưới ánh sáng của điều nói trên: 1) Một sắc chỉ giáo hoàng xưa có thể được bổ sung, thay đổi, sửa đổi, bãi bỏ, v.v. do các giáo hoàng tương lai không? Nếu được, bấy giờ theo những điều kiện nào? 2) Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng Paul VI có hợp lệ và thành sự không? –A.D.., Carindale, Australia


Trả lời: Một sắc chỉ giáo hoàng (bởi “bolla, “con dấu bằng chì đóng trong văn kiện) là một dụng cụ trọng thể mà các đức giáo hoàng sử dụng cho những vấn đề khác nhau như những quyết định về giáo lý, những vụ phong thánh, những vấn để kỷ luật, những năm thánh và những điều như vậy. Chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng cho phụng vụ.

Ảnh hưởng của sắc chỉ đối với những giáo hoàng sau này tùy thuộc vào bản chất nội dung của nó và không có hiệu lực pháp lý của văn kiện như là văn kiện.

Như vậy một sắch chỉ như “Ineffabilis Deus” qua đó Chơn Phước Pius IX định nghĩa tín điều Vô Nhiễm Thai năm 1854 là một hành vi dứt khoát và không thể sửa đổi.

Những sắc chỉ khác có thể chứa đựng một sự hỗn hợp những vấn đề giáo lý và kỷ luật. Ví dụ văn kiện 1564 của Đức Pius IV “Dominici Gregis Custodiae” chứa đựng những luật lệ về những sách cấm, trong số những luật lệ đó có qui tắc việc đọc một bản dịch Cựu Ước hạn chế cho những kẻ học thức và đạo đức với phép từ giám mục.

Những qui tắc đó rõ ràng liên hệ với những hoàn cảnh thời gian và chỗ ở và có thể được chỉnh đốn, giảm nhẹ hay bãi bỏ bởi các đức giáo hoàng tương lai tùy theo những hoàn cảnh thay đổi.

Sắc chỉ “Quo Primum” của Đức Pius V hơn hết là một văn kiện pháp lý mặc dầu cũng chứa dựng một số yếu tố giáo lý. Như vậy sắc chỉ đó không có ý định là dứt khoát cũng một cách như sự định nghĩa giáo lý và không trói buộc chính Thánh Pius V hay những giáo hoàng tương lai nếu các ngài quyết định xúc tiến sách lễ đúng điệu.

Sự quan tâm của Đức thánh Giáo Hoàng là bảo đảm phụng vụ được hiệp nhất hết sức trong một thời gian mà sự hiệp nhất như thế là hết sức cần thiết. Mặc dù vậy, cũng một sắc chỉ đó chứa đựng một điều khoản chuẩn bất cứ Giáo Hội nào có lễ qui của mình hơn 200 năm. Nhiều Giáo Hội có thể sử dụng sự nhân nhượng này nhưng phần đông thích sử dụng sách lễ mới vì những lý do thực tiển.

Một số dòng tu và một số giáo phận như Lyon tại Pháp và Milan tại Ý đã chọn được duy trì hợp lệ nghi thức riêng của mình. Như vậy những kiểu nói như “sẽ là điều bất hợp pháp từ nay về sau và mãi mãi khắp thế giới Kitô hữu nếu hát hay đọc những Thánh Lễ theo bất cứ hình thức nào khác với hình thức của Thánh Lễ do Ta phổ biến” không thể giải thích theo chữ cách tuyệt đối.

Cũng vậy, những kiểu nói pháp lý như “điều đó sẽ có hiệu lực pháp lý vĩnh viễn, Chúng ta ra lệnh và truyền dưới nguy cơ chịu hình phạt sự bất mãn của Ta là không gì được thêm vào Sách lễ Ta mới phổ biến, không gì được bãi bỏ khỏi đó, và không gì bất cứ được thay đổi bên trong” không thể được giải thích theo chữ như là bắt buộc trong những hành động sau này có thể của Đức Giáo Hoàng Thánh Pius V hay là trên những đấng kế vị của ngài. Những hạn chế chỉ nhắm những ai hành động mà không có phép.

Nếu không phải vậy, thì Đức Thánh Giáo Hoàng V đã ra vạ tuyệt thông chính mình hai năm sau khi phổ biến “Quo Primum” khi ngài thêm Lễ Đức bà Mân Côi trong sách lễ tíép sau Trận Chiến Lepanto năm 1571, đó là không kể Đức Giáo Hoàng Clement XI kẻ đã phong thánh Đức Pius V năm 1712, vì làm vậy là thay đổi sách lễ.

Giũa nhiều Đức Giáo Hoàng khác là những kẻ đáng lý bị “sự phẫn nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của các Thánh Tông Đồ Pherô và Phaolo”, phải kể Thánh Pius X vì đã sửa đỗi lịch, Đức XI kẻ đã thêm kinh tiền tụng thứ nhất trong những thế kỷ cho ngày lễ Kitô Vua, Đức Pius XII đã tân trang hoàn toàn những nghi thức Tuần Thánh cũng như đơn giản hóa luật chữ đỏ, và Đức Chân Phước Gioan XXIII vì đã thêm tên Thánh Giuse vào trong lễ qui Roma.

Chắc chắn, sự cải tổ thực hiện dưới đời Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đã xếp loại rộng rải hơn bất cứ điều gì dưới thời các Đức Giáo Hoàng trước từ Thánh Pius V. Nhưng Đức Phaolo VI đã hành động với cũng uy quyền giáo hoàng như tất cả các đức giáo Hoàng.

Như ngạn ngữ Roman nói: “Các Đức Giáo Hoàng chết, Đức Giáo Hoàng không bao giờ chết.” Mỗi một cá nhân giáo hoàng—thánh hay dầu tội lỗi-- nắm giữ cũng một uy quyền, do Chúa Kitô ban cho, để cầm buộc hay tháo gỡ, tha thứ hay cầm lại, hầu đoàn chiên Chúa có thể được nuôi dưỡng qua các thế kỷ.

Vì lẽ này, trừ trong những vấn đề thuộc đức tin và luân lý, những sắc lệnh kỷ thuật của một đức Giáo Hoang trong những vấn đề như những yếu tố không thiết yếu của những nghi thức phụng vụ không bao giờ giữ “bất động” và có thể được thay đổi bởi một Giáo Hoàng kế vị mỗi khi ngài tin tưởng rằng nhiệm vụ nuôi dưỡng đoàn chiên đòi hỏi phải như vậy.

Sau cùng, câu trả lời cho câu hỏi thứ hai có lẽ đã rõ, Thánh lễ được gọi là của Đức Phaolo VI vừa thành sự vừa hợp lệ.