Iraq đã lên án việc Hoa Kỳ can thiệp vào việc phân phối bản tuyên bố về vũ khí của họ cho Liên Hiệp Quốc.

Đài phát thanh Iraq đã cáo buộc rằng vào hôm thứ Hai, 9/12, Hoa Kỳ đã can dự vào một công việc bắt địa chưa từng thấy trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc.

Hoa Kỳ đã buộc chủ tịch Hội đồng Bảo An phải đưa ra nguyên bản của bản tuyên cáo về vũ khí của Iraq gửi đến chủ tịch Hội đồng, vi phạm thỏa thuận của Hội đồng Bảo An trong khóa họp toàn Hội đồng ngày 6 tháng 12 năm 2002.

Chính phủ Iraq nói vụ này chứng tỏ Washington coi thường hiến chương Liên Hiệp Quốc. Syrie và Na Uy cũng đã đòi phải được xem toàn văn của bản báo cáo mà Hoa Kỳ chỉ trao cho các thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, nói rằng các thành viên không phải là thường trực sẽ nhận được một văn bản đã có hiệu đính.

Trong khi đó, Washington đã nói rõ là còn phải nhiều tuần nữa trước khi có thể có kết luận về bản tuyên cáo của Iraq.

Người ta biết rằng cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bush, Condoleezza Rice, đã nhận được một số thông báo về nội dung của bản tuyên bố Iraq, nhưng Nhà Trắng chắc sẽ chưa có phán quyết gì ngay trong thời gian tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld nói ông ta mong đợi quyết định này phải mất nhiều ngày cho tới hàng tuần.

Giới ngoại giao Mỹ vẫn mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ hiệp ước đã được Hội đồng Bảo an thông qua, mà cho phép Washington kiểm soát việc photocopy tài liệu của Iraq và gửi các bản sao tới những thành viên thường trực khác.

Colombia, nước đang giữ chức chủ tịch Hội đồng và đã nhất trí với những sắp xếp đó, bị người ta buộc tội là chịu đầu hàng trước áp lực. Ngoại trưởng Mỹ Collin Powell gần đây đã tới Colombia và đồng ý viện trợ những khoản tiền lớn.

Phía Colombia phủ nhận mọi sự liên hệ nào giữa hai việc này, tuy nhiên, một số thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an tỏ ra hết sức không hài lòng.

Syria nói đây là một vi phạm rõ ràng bản nghị quyết, và phía Na-uy cũng nói không thể chấp nhận được rằng một số thành viên của Hội đồng Bảo an lại bị xếp xuống vị trí hạng hai như vậy.

Người ta còn nghi ngờ rằng năm thành viên thường trực có thể tìm cách bỏ đi một số tài liệu gây khó xử trong bản báo cáo chỉ ra phạm vi những lần liên đới trước trong việc xây dựng chương trình vũ khí của ông Saddam; mặc dù người ta cũng chỉ ra rằng các thanh tra vũ khí cũng có bản sao này, do đó, người ta sẽ sớm nhận ra ngay bất cứ sự cắt xén nghiêm trọng nào. (BBC)