TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIOAN PHAOLO I
Sáng tinh sương ngày thứ sáu 29-9-I978, toàn thể Giáo Hội Công Giáo bàng hoàng trước hung tin: Đức Thánh Cha Gioan Phaolo I từ trần trong đêm.
Triều đại vị Giáo Hoàng người miền núi Ý kéo dài vỏn vẹn chẵn 33 ngày (26-8-I978 / 28-9-I978). 33 ngày, nhưng đủ để mọi người nhận rõ khuôn mặt vị Giáo Hoàng khiêm tốn, bình dân, nhân hậu và tươi vui. Nhiều người thân mật tặng ngài biệt hiệu ”vị Giáo Hoàng của nụ cười”.
Đức Gioan Phaolo I tên thật là Albino Luciani. Ngài sinh ngày 17-10-1912, tại Forno di Canale, một làng nhỏ với khoảng 1 ngàn dân cư, thuộc giáo phận Belluno, trong vùng Veneto (Bắc Ý).
Xin trích dịch một phần bài phỏng vấn cụ bà Antonia Luciani, hiền muội đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo I. Cụ bà Antonia Luciani kể:
Hồi ấy, gia đình chúng tôi rất nghèo. Nơi chúng tôi sống, Canale d'Agordo, từ tháng 3 tới tháng I0, trong làng chỉ gồm toàn đàn bà và con nít. Mọi đàn ông trai trang tản mác tứ phương tìm kế sinh nhai. Kẻ đi Đức người đi Thụy Sĩ. Tại làng không có việc làm. Thân mẫu chúng tôi rất đơn sơ và là tín hữu Công Giáo chân chính. Người thuộc lòng cuốn Giáo Lý của Đức Pio 10 (1903-1914). Người dạy giáo lý cho chúng tôi trong lúc chăm sóc chúng tôi. Khi còn trẻ, có lần người được diễm phúc gặp mặt Đức Hồng Y Giuseppe Sarto, thượng phụ thành Venezia. Khi Đức Hồng Y Sarto đắc cử Giáo Hoàng và lấy danh hiệu Pio 10, thân mẫu chúng tôi cảm động nói với chúng tôi:
- Mẹ đã thấy vị trở thành Giáo Hoàng!
Đằng đẵng mấy năm trời, người vẫn không tin được điều ấy. Ngày 2-9-1978, vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolo I - tức anh Albino của chúng tôi - tiếp kiến riêng anh Edoardo và tôi. Anh Albino trở thành Giáo Hoàng sau khi làm thượng phụ thành Venezia. Ngày hôm ấy, khi 3 anh em cùng hồi tưởng kỷ niệm xưa, tôi thưa với vị tân Giáo Hoàng:
- Giá mẹ còn sống, không biết mẹ sẽ nói sao?!
Đức Gioan Phaolo I liền ôm hôn tôi và tức khắc, nhiếp ảnh viên đã chụp tấm hình hy hữu ấy!
Về nguồn gốc nẩy sinh ơn gọi Linh Mục nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo I, cụ bà Antonia Luciani nói:
Chắc chắn gương mặt Cha Sở Filippo Carli gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn anh Albino. Ngài là vị Linh Mục thánh thiện. Ngày nay khó tìm thấy những mẫu Cha Sở như thế. Ai ai cũng quý mến ngài. Ngài giúp đỡ mọi người. Tay phải ngài nhận, tay trái ngài phân phát. Anh Albino đã học được lối giảng thuyết bình dân nơi Cha Sở miền quê. Cha Sở Filippo Carli dặn dò:
- Albino con à, khi nào đứng trên tòa giảng, con hãy luôn luôn nghĩ đến cụ già thất học. Con phải giảng làm sao để cả cụ già đó cũng hiểu được con.
Khi anh Albino còn là chủng sinh, Cha Sở xin anh dạy giáo lý cho các thiếu niên, sau thánh lễ Chúa Nhật lúc 10 giờ. Anh kêu đích danh các trẻ và thường gọi một trẻ lên đứng bên cạnh. Sau này anh cũng làm như thế khi trở thành Giáo Hoàng, trong các buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ tư. Cùng một phương cách. Cùng lối giảng dạy đơn sơ.
Trong gia đình, thỉnh thoảng chúng tôi nhắc lại câu chuyện xưa và không thể nhịn cười được. Câu chuyện con bò ăn quyển vở.
Năm ấy, Cha Sở thấy anh Albino thông minh, định cho anh nhảy lớp. Nhưng trong kỳ hè, anh phải học thêm. Buổi sáng, anh đến nhà xứ lấy bài làm nơi thầy giáo, đang trọ nơi nhà xứ. Ban chiều, anh đưa bò ra đồng ăn cỏ.
Xin nhắc lại hồi đó trong làng ai cũng nghèo. Già trẻ đều phải làm việc.
Anh mang theo cái giỏ và bỏ quyển vở vào đó. Ra đồng có thêm các bạn trẻ khác, nên hùa nhau chơi. Vấn đề là, trong cái giỏ đựng vở, có thêm khúc bánh mì kẹp phó-mát. Con bò đánh hơi, đến gần giỏ và ăn trọn khúc bánh mì lẫn cuốn vở có bài học bài làm!
Anh Albino trở về nhà mặt mũi buồn thiu. Làm sao để nộp bài cho thầy giáo bây giờ? Mẹ chúng tôi đích thân dẫn anh đến gặp thầy. Thầy giáo nghiêm khắc nói:
- Con bò ăn hết bài làm nên Albino khỏi vào chủng viện!
Nước mắt anh Albino tuôn dàn dụa.
Thấy vậy, Cha Sở tốt lành đặt tay trên đầu anh và nói:
- Không sao hết. Con vẫn cứ vào chủng viện như thường!
Y như lời Cha Sở nói. Ngày 18-10-1923, đúng sinh nhật thứ 11, anh Albino Luciani lên xe gia nhập chủng viện. Ngồi trên xe vẫy chào từ biệt, anh Albino tươi cười lộ vẽ vô cùng sung sướng.
Trong thời anh Albino làm Thượng Phụ thành Venezia (Bắc Ý), thỉnh thoảng anh tỏ ra chán nản vì những chuyện không tốt xảy ra trong giáo phận. Có lần tôi nói với anh:
- Không biết mẹ sẽ nói sao khi thấy một số Linh Mục rời bỏ hàng ngũ hoặc sống không xứng đáng!
Anh trả lời ngay:
- Vậy là em chưa biết rõ tính mẹ. Mẹ luôn đặt niềm tin nơi THIÊN CHÚA chứ đâu có tin nơi các Linh Mục!
Thân mẫu chúng tôi mãi là ngọn đèn pha soi đường anh đi. Khi soạn cuốn Giáo Lý dành cho giới trẻ, anh Albino viết lời đề tặng:
- Kính dâng Má, cô giáo đầu tiên dạy giáo lý cho con.
Khi hay tin anh Albino được bầu Giáo Hoàng, cảm tưởng đầu tiên của tôi là nỗi lo âu. Theo dõi truyền hình, vừa lúc nghe Đức Hồng Y Felici đọc: ”Albinum..”, tức khắc tôi quì sụp xuống, vừa ôm mặt khóc vừa than thở:
- Thật tội nghiệp anh Albino! Thật tội nghiệp anh Albino!
Lý do vì tôi biết rõ anh. Đối với anh Albino, đó là gánh quá nặng.
Sau khi anh Albino nhậm chức Giáo Hoàng và lấy danh hiệu Gioan Phaolo I, gia đình chúng tôi đến thăm anh nơi Phủ Giáo Hoàng ở nội thành Vatican. Anh trấn an chúng tôi:
- Đừng lo lắng gì cả. Chúa sẽ giúp chúng ta. Anh không hề chạy-chọt gì để lên tới ngôi Giáo Hoàng. Do đó anh cảm thấy an tâm. Vậy xin mọi người trong gia đình cũng hãy an tâm!
Lên ngôi Giáo Hoàng, anh Albino tiếp tục công việc anh vẫn làm, tức là tiếp tục sống đời Linh Mục thánh thiện, nhất là cầu nguyện và dạy giáo lý. Anh Albino giữ mãi tính tình đơn sơ. Anh nói năng đơn sơ và hành xử đơn sơ.
Tôi nhận hung tin anh Albino qua đời, lúc 7 giờ sáng ngày 29-9-1978. Cháu Pia, con gái anh Edoardo của tôi, gọi điện thoại từ Úc báo cho tôi biết.
Như vậy tôi chỉ gặp mặt anh Albino duy nhất một lần khi anh làm Giáo Hoàng. Sau đó tôi đến dự đám tang khi anh từ trần. Mọi lo âu không còn nữa. Anh hạnh phúc hơn trên Thiên Đàng.
Thời gian càng qua đi, tôi càng thâm tín rằng, THIÊN CHÚA yêu thương anh tôi tận tình. Ngài thưởng công sớm cho anh.
Tôi có thể làm chứng rằng, anh Albino luôn luôn có tâm hồn cầu nguyện. Anh cầu nguyện ngay từ thời thơ trẻ, cho đến lúc vào chủng viện, rồi lúc làm Linh Mục và mãi mãi sau đó. Khi còn là chủng sinh, mỗi lần viết thư về nhà, anh đều nhắc:
- Xin mọi người nhớ cầu nguyện cách riêng cho con.
Anh luôn trung tín với bổn phận: anh lần hạt Mân Côi mỗi ngày và khi có thể, tham dự Thánh Lễ. Anh thường tỏ ra tiếc nếu không dự lễ được.
Tôi nhớ rõ một kỷ niệm về anh. Chúng tôi có người Dì là nữ tu làm việc tại Padova (Bắc Ý). Một lần đến thăm Dì, Dì đề nghị với tôi:
- Hai Dì cháu mình đi bộ ra nghĩa trang, để nếu Dì mất, cháu biết đường đến nghĩa trang và cầu nguyện cho Dì!
Tại đây tôi trông thấy một ngôi mộ phủ đầy hoa và nến. Khi về Belluno tôi kể lại cho anh Albino nghe. Anh liền nói:
- Chắc chắn đó là mộ Cha Leopoldo Mandic. Ngài đúng là vị thánh. Khi anh còn trong chủng viện, một ngày Cha Leopoldo Mandic đến thăm. Gặp anh nơi hành lang, Cha lấy hai tay ôm mặt anh và nói:
- Con hãy an tâm và tiếp tục đường con đang đi!
Cha Leopoldo Mandic (1866-1942) là Linh Mục dòng Capucino người Croát, qua đời tại Padova (Bắc Ý). Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo 2 tôn phong hiển thánh ngày 16-10-1983 trong khung cảnh Năm Thánh mừng I950 năm hồng ân cứu độ.
(”Supplemento del mensile 30 GIORNI”, Edizioni San Paolo, 2000, trang 50-65).(radio Vatican)
Sáng tinh sương ngày thứ sáu 29-9-I978, toàn thể Giáo Hội Công Giáo bàng hoàng trước hung tin: Đức Thánh Cha Gioan Phaolo I từ trần trong đêm.
Triều đại vị Giáo Hoàng người miền núi Ý kéo dài vỏn vẹn chẵn 33 ngày (26-8-I978 / 28-9-I978). 33 ngày, nhưng đủ để mọi người nhận rõ khuôn mặt vị Giáo Hoàng khiêm tốn, bình dân, nhân hậu và tươi vui. Nhiều người thân mật tặng ngài biệt hiệu ”vị Giáo Hoàng của nụ cười”.
Đức Gioan Phaolo I tên thật là Albino Luciani. Ngài sinh ngày 17-10-1912, tại Forno di Canale, một làng nhỏ với khoảng 1 ngàn dân cư, thuộc giáo phận Belluno, trong vùng Veneto (Bắc Ý).
Xin trích dịch một phần bài phỏng vấn cụ bà Antonia Luciani, hiền muội đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo I. Cụ bà Antonia Luciani kể:
Hồi ấy, gia đình chúng tôi rất nghèo. Nơi chúng tôi sống, Canale d'Agordo, từ tháng 3 tới tháng I0, trong làng chỉ gồm toàn đàn bà và con nít. Mọi đàn ông trai trang tản mác tứ phương tìm kế sinh nhai. Kẻ đi Đức người đi Thụy Sĩ. Tại làng không có việc làm. Thân mẫu chúng tôi rất đơn sơ và là tín hữu Công Giáo chân chính. Người thuộc lòng cuốn Giáo Lý của Đức Pio 10 (1903-1914). Người dạy giáo lý cho chúng tôi trong lúc chăm sóc chúng tôi. Khi còn trẻ, có lần người được diễm phúc gặp mặt Đức Hồng Y Giuseppe Sarto, thượng phụ thành Venezia. Khi Đức Hồng Y Sarto đắc cử Giáo Hoàng và lấy danh hiệu Pio 10, thân mẫu chúng tôi cảm động nói với chúng tôi:
- Mẹ đã thấy vị trở thành Giáo Hoàng!
Đằng đẵng mấy năm trời, người vẫn không tin được điều ấy. Ngày 2-9-1978, vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolo I - tức anh Albino của chúng tôi - tiếp kiến riêng anh Edoardo và tôi. Anh Albino trở thành Giáo Hoàng sau khi làm thượng phụ thành Venezia. Ngày hôm ấy, khi 3 anh em cùng hồi tưởng kỷ niệm xưa, tôi thưa với vị tân Giáo Hoàng:
- Giá mẹ còn sống, không biết mẹ sẽ nói sao?!
Đức Gioan Phaolo I liền ôm hôn tôi và tức khắc, nhiếp ảnh viên đã chụp tấm hình hy hữu ấy!
Về nguồn gốc nẩy sinh ơn gọi Linh Mục nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo I, cụ bà Antonia Luciani nói:
Chắc chắn gương mặt Cha Sở Filippo Carli gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn anh Albino. Ngài là vị Linh Mục thánh thiện. Ngày nay khó tìm thấy những mẫu Cha Sở như thế. Ai ai cũng quý mến ngài. Ngài giúp đỡ mọi người. Tay phải ngài nhận, tay trái ngài phân phát. Anh Albino đã học được lối giảng thuyết bình dân nơi Cha Sở miền quê. Cha Sở Filippo Carli dặn dò:
- Albino con à, khi nào đứng trên tòa giảng, con hãy luôn luôn nghĩ đến cụ già thất học. Con phải giảng làm sao để cả cụ già đó cũng hiểu được con.
Khi anh Albino còn là chủng sinh, Cha Sở xin anh dạy giáo lý cho các thiếu niên, sau thánh lễ Chúa Nhật lúc 10 giờ. Anh kêu đích danh các trẻ và thường gọi một trẻ lên đứng bên cạnh. Sau này anh cũng làm như thế khi trở thành Giáo Hoàng, trong các buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ tư. Cùng một phương cách. Cùng lối giảng dạy đơn sơ.
Trong gia đình, thỉnh thoảng chúng tôi nhắc lại câu chuyện xưa và không thể nhịn cười được. Câu chuyện con bò ăn quyển vở.
Năm ấy, Cha Sở thấy anh Albino thông minh, định cho anh nhảy lớp. Nhưng trong kỳ hè, anh phải học thêm. Buổi sáng, anh đến nhà xứ lấy bài làm nơi thầy giáo, đang trọ nơi nhà xứ. Ban chiều, anh đưa bò ra đồng ăn cỏ.
Xin nhắc lại hồi đó trong làng ai cũng nghèo. Già trẻ đều phải làm việc.
Anh mang theo cái giỏ và bỏ quyển vở vào đó. Ra đồng có thêm các bạn trẻ khác, nên hùa nhau chơi. Vấn đề là, trong cái giỏ đựng vở, có thêm khúc bánh mì kẹp phó-mát. Con bò đánh hơi, đến gần giỏ và ăn trọn khúc bánh mì lẫn cuốn vở có bài học bài làm!
Anh Albino trở về nhà mặt mũi buồn thiu. Làm sao để nộp bài cho thầy giáo bây giờ? Mẹ chúng tôi đích thân dẫn anh đến gặp thầy. Thầy giáo nghiêm khắc nói:
- Con bò ăn hết bài làm nên Albino khỏi vào chủng viện!
Nước mắt anh Albino tuôn dàn dụa.
Thấy vậy, Cha Sở tốt lành đặt tay trên đầu anh và nói:
- Không sao hết. Con vẫn cứ vào chủng viện như thường!
Y như lời Cha Sở nói. Ngày 18-10-1923, đúng sinh nhật thứ 11, anh Albino Luciani lên xe gia nhập chủng viện. Ngồi trên xe vẫy chào từ biệt, anh Albino tươi cười lộ vẽ vô cùng sung sướng.
Trong thời anh Albino làm Thượng Phụ thành Venezia (Bắc Ý), thỉnh thoảng anh tỏ ra chán nản vì những chuyện không tốt xảy ra trong giáo phận. Có lần tôi nói với anh:
- Không biết mẹ sẽ nói sao khi thấy một số Linh Mục rời bỏ hàng ngũ hoặc sống không xứng đáng!
Anh trả lời ngay:
- Vậy là em chưa biết rõ tính mẹ. Mẹ luôn đặt niềm tin nơi THIÊN CHÚA chứ đâu có tin nơi các Linh Mục!
Thân mẫu chúng tôi mãi là ngọn đèn pha soi đường anh đi. Khi soạn cuốn Giáo Lý dành cho giới trẻ, anh Albino viết lời đề tặng:
- Kính dâng Má, cô giáo đầu tiên dạy giáo lý cho con.
Khi hay tin anh Albino được bầu Giáo Hoàng, cảm tưởng đầu tiên của tôi là nỗi lo âu. Theo dõi truyền hình, vừa lúc nghe Đức Hồng Y Felici đọc: ”Albinum..”, tức khắc tôi quì sụp xuống, vừa ôm mặt khóc vừa than thở:
- Thật tội nghiệp anh Albino! Thật tội nghiệp anh Albino!
Lý do vì tôi biết rõ anh. Đối với anh Albino, đó là gánh quá nặng.
Sau khi anh Albino nhậm chức Giáo Hoàng và lấy danh hiệu Gioan Phaolo I, gia đình chúng tôi đến thăm anh nơi Phủ Giáo Hoàng ở nội thành Vatican. Anh trấn an chúng tôi:
- Đừng lo lắng gì cả. Chúa sẽ giúp chúng ta. Anh không hề chạy-chọt gì để lên tới ngôi Giáo Hoàng. Do đó anh cảm thấy an tâm. Vậy xin mọi người trong gia đình cũng hãy an tâm!
Lên ngôi Giáo Hoàng, anh Albino tiếp tục công việc anh vẫn làm, tức là tiếp tục sống đời Linh Mục thánh thiện, nhất là cầu nguyện và dạy giáo lý. Anh Albino giữ mãi tính tình đơn sơ. Anh nói năng đơn sơ và hành xử đơn sơ.
Tôi nhận hung tin anh Albino qua đời, lúc 7 giờ sáng ngày 29-9-1978. Cháu Pia, con gái anh Edoardo của tôi, gọi điện thoại từ Úc báo cho tôi biết.
Như vậy tôi chỉ gặp mặt anh Albino duy nhất một lần khi anh làm Giáo Hoàng. Sau đó tôi đến dự đám tang khi anh từ trần. Mọi lo âu không còn nữa. Anh hạnh phúc hơn trên Thiên Đàng.
Thời gian càng qua đi, tôi càng thâm tín rằng, THIÊN CHÚA yêu thương anh tôi tận tình. Ngài thưởng công sớm cho anh.
Tôi có thể làm chứng rằng, anh Albino luôn luôn có tâm hồn cầu nguyện. Anh cầu nguyện ngay từ thời thơ trẻ, cho đến lúc vào chủng viện, rồi lúc làm Linh Mục và mãi mãi sau đó. Khi còn là chủng sinh, mỗi lần viết thư về nhà, anh đều nhắc:
- Xin mọi người nhớ cầu nguyện cách riêng cho con.
Anh luôn trung tín với bổn phận: anh lần hạt Mân Côi mỗi ngày và khi có thể, tham dự Thánh Lễ. Anh thường tỏ ra tiếc nếu không dự lễ được.
Tôi nhớ rõ một kỷ niệm về anh. Chúng tôi có người Dì là nữ tu làm việc tại Padova (Bắc Ý). Một lần đến thăm Dì, Dì đề nghị với tôi:
- Hai Dì cháu mình đi bộ ra nghĩa trang, để nếu Dì mất, cháu biết đường đến nghĩa trang và cầu nguyện cho Dì!
Tại đây tôi trông thấy một ngôi mộ phủ đầy hoa và nến. Khi về Belluno tôi kể lại cho anh Albino nghe. Anh liền nói:
- Chắc chắn đó là mộ Cha Leopoldo Mandic. Ngài đúng là vị thánh. Khi anh còn trong chủng viện, một ngày Cha Leopoldo Mandic đến thăm. Gặp anh nơi hành lang, Cha lấy hai tay ôm mặt anh và nói:
- Con hãy an tâm và tiếp tục đường con đang đi!
Cha Leopoldo Mandic (1866-1942) là Linh Mục dòng Capucino người Croát, qua đời tại Padova (Bắc Ý). Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo 2 tôn phong hiển thánh ngày 16-10-1983 trong khung cảnh Năm Thánh mừng I950 năm hồng ân cứu độ.
(”Supplemento del mensile 30 GIORNI”, Edizioni San Paolo, 2000, trang 50-65).(radio Vatican)