GIÁO HỘI CÔNG GIÁO BURKINA-FASO
Năm 1975, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI (1963-1978) tiếp ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo - 100 tuổi - một giáo dân Burkina-Faso. Buổi tiếp kiến diễn ra thật cảm động và khác thường, vượt bỏ mọi nghi lễ ngoại giao.
Nơi phòng tiếp khách ở nội thành Vatican, Đức Thánh Cha Phaolo VI đứng lên và nhường ghế cho ông Alfred Ki-Zerbo ngồi. Đức Giáo Hoàng đứng bên cạnh, nghe ông Alfred nói chuyện và chúc lành cho ông.
5 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo 2 (1978-2005) viếng thăm mục vụ lần đầu tiên nước Burkina-Faso. Ngày 10-5-1980, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại quảng trường lớn nhất thủ đô Ouagadougou. Cùng ngày đó, ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo đang hấp hối tại nhà thương. Đức Thánh Cha đề cử Đức Hồng Y Bernadin Gantin, người Benin, thân hành đến nhà thương chúc lành và trao cho ông tràng chuỗi Mân Côi. Thật là cử chỉ đầy ý nghĩa của vị đại diện Đức KITÔ đối với tôi tớ trung tín của THIÊN CHÚA và đồng sáng lập Giáo Hội Công Giáo tại Burkina-Faso.
Ông Diban Ki-Zerbo chào đời năm 1875 tại làng quê ở miền nam Burkina-Faso.
Diban hưởng một thời thơ ấu tuy nghèo nàn nhưng tràn đầy tự do giữa khung cảnh đồng ruộng thiên nhiên. Cậu bé sống nghề chăn nuôi. Năm 1896, lúc chưa tròn 20 tuổi, Diban đau đớn chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay đô hộ của người Pháp.
Một ngày, để tìm kiếm thức ăn sống qua ngày, Diban đi bộ sang làng của người bác để cày bừa và trồng trọt.
Nào ngờ khi vừa đến nơi, Diban bị hai kẻ lạ mặt túm bắt và bán cho nhóm chuyên buôn người da đen. Vốn sống cảnh tự do giữa đồng ruộng và núi rừng bao la, Diban đau đớn ý thức mình sống cảnh nô lệ. Chàng tự thề quyết:
- Bằng mọi giá, phải tìm cách thoát khỏi cảnh nô lệ ô nhục này!
Vào thời kỳ đó, Diban Ki-Zerbo chưa biết gì về sự hiện hữu của THIÊN CHÚA. Anh chỉ mơ hồ hiểu rằng, phải có người nào đó để ý đến mình, chăm sóc mình và giúp mình thoát cảnh nô lệ. Thế rồi, vào một đêm, Diban nằm mơ thấy một Bà đẹp đẽ sáng láng. Bà giơ tay như ra hiệu cho Diban đến gần. Anh chuẩn bị tiến đến, thì giật mình thức giấc.
Mấy tuần sau, khi được thoát cảnh nô lệ và đi đến cứ điểm truyền giáo của các Cha Dòng Trắng (Comboni), Diban trông thấy bức tượng giống hình Bà Đẹp hiện ra trong mộng. Sau này Diban được biết đó là Đức MARIA, Mẹ của Đức Chúa GIÊSU.
Từ đó Diban thâm tín rằng, mặc cho sự tàn ác của con người, cuộc đời anh được dẫn dắt bởi Đấng hết lòng thương yêu anh.
Sau nhiều vụ bị bắt làm nô lệ, cuối cùng Diban được trả tự do và gặp Cha Garlantézec, Linh Mục thừa sai người Pháp. Ngày 11-3-1899, Cha đưa Diban về cứ điểm truyền giáo ở Ségu. Tại đây anh được gọi bằng tên Alfred. Hai năm sau, 1901, Diban được rửa tội. Vị Linh Mục rửa tội cho Diban muốn rằng, ngoài tên Alfred, anh còn được gọi là Simon, tên của vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo. Cha giải thích:
- Tôi đặt thêm cho anh tên Simon vì lòng tốt của anh, vì niềm tin vững mạnh và lòng can đảm của anh. Bởi vì, tôi thấy rằng, trên anh, người ta có thể xây dựng một Giáo Hội vững chắc!
Sau khi lãnh bí tích Rửa Tội, vì tài năng và vì Đức Tin của anh, Alfred-Simon được chọn làm người giáo dân phụ tá các Linh Mục thừa sai trong công tác rao truyền Tin Mừng ngay chính tại đất nước của mình. Năm 1904, Diban lập gia đình với thiếu nữ Công Giáo cùng bộ tộc tên Louise Coulibaly. Đôi bạn sinh được ba người con. Từ đó ông bà Alfred+Louise nhiệt tâm phụ giúp các thừa sai trong nhiều cứ điểm khác nhau tại Burkina-Faso rồi tại Ghana, Mali, Niger v.v..
Người ta có thể nói rằng, đời sống kết hợp mật thiết với THIÊN CHÚA và tâm tình hoàn toàn phó thác nơi Chúa là hai điểm nòng cốt trong cuộc đời ông Alfred. Ông nói:
- Tôi luôn tìm được niềm an ủi lớn lao trong việc cầu nguyện. Cầu nguyện giống như hơi thở và thức ăn. Người ta không thể sống mà không hít thở và ăn uống!
Ông Dii Alfred dành thời giờ để suy niệm. Tối đến, ông qui tụ cả gia đình đọc kinh, nghe đọc Kinh Thánh và lần hạt Mân Côi. Niềm tin ông nơi THIÊN CHÚA thì tuyệt đối và không lẫn lộn. Ông nói:
- Tôi không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi cũng không sợ ai làm hại mình. Cuộc đời tôi nằm trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA!
Ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo qua đời năm 1980, hưởng thọ 105 tuổi, sau khi dâng hiến 80 năm phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu.
(”Dans le SILLON missionnaire”, n.275, 7+8+9/1997, trang 1-21).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Năm 1975, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI (1963-1978) tiếp ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo - 100 tuổi - một giáo dân Burkina-Faso. Buổi tiếp kiến diễn ra thật cảm động và khác thường, vượt bỏ mọi nghi lễ ngoại giao.
Nơi phòng tiếp khách ở nội thành Vatican, Đức Thánh Cha Phaolo VI đứng lên và nhường ghế cho ông Alfred Ki-Zerbo ngồi. Đức Giáo Hoàng đứng bên cạnh, nghe ông Alfred nói chuyện và chúc lành cho ông.
5 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo 2 (1978-2005) viếng thăm mục vụ lần đầu tiên nước Burkina-Faso. Ngày 10-5-1980, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại quảng trường lớn nhất thủ đô Ouagadougou. Cùng ngày đó, ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo đang hấp hối tại nhà thương. Đức Thánh Cha đề cử Đức Hồng Y Bernadin Gantin, người Benin, thân hành đến nhà thương chúc lành và trao cho ông tràng chuỗi Mân Côi. Thật là cử chỉ đầy ý nghĩa của vị đại diện Đức KITÔ đối với tôi tớ trung tín của THIÊN CHÚA và đồng sáng lập Giáo Hội Công Giáo tại Burkina-Faso.
Ông Diban Ki-Zerbo chào đời năm 1875 tại làng quê ở miền nam Burkina-Faso.
Diban hưởng một thời thơ ấu tuy nghèo nàn nhưng tràn đầy tự do giữa khung cảnh đồng ruộng thiên nhiên. Cậu bé sống nghề chăn nuôi. Năm 1896, lúc chưa tròn 20 tuổi, Diban đau đớn chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay đô hộ của người Pháp.
Một ngày, để tìm kiếm thức ăn sống qua ngày, Diban đi bộ sang làng của người bác để cày bừa và trồng trọt.
Nào ngờ khi vừa đến nơi, Diban bị hai kẻ lạ mặt túm bắt và bán cho nhóm chuyên buôn người da đen. Vốn sống cảnh tự do giữa đồng ruộng và núi rừng bao la, Diban đau đớn ý thức mình sống cảnh nô lệ. Chàng tự thề quyết:
- Bằng mọi giá, phải tìm cách thoát khỏi cảnh nô lệ ô nhục này!
Vào thời kỳ đó, Diban Ki-Zerbo chưa biết gì về sự hiện hữu của THIÊN CHÚA. Anh chỉ mơ hồ hiểu rằng, phải có người nào đó để ý đến mình, chăm sóc mình và giúp mình thoát cảnh nô lệ. Thế rồi, vào một đêm, Diban nằm mơ thấy một Bà đẹp đẽ sáng láng. Bà giơ tay như ra hiệu cho Diban đến gần. Anh chuẩn bị tiến đến, thì giật mình thức giấc.
Mấy tuần sau, khi được thoát cảnh nô lệ và đi đến cứ điểm truyền giáo của các Cha Dòng Trắng (Comboni), Diban trông thấy bức tượng giống hình Bà Đẹp hiện ra trong mộng. Sau này Diban được biết đó là Đức MARIA, Mẹ của Đức Chúa GIÊSU.
Từ đó Diban thâm tín rằng, mặc cho sự tàn ác của con người, cuộc đời anh được dẫn dắt bởi Đấng hết lòng thương yêu anh.
Sau nhiều vụ bị bắt làm nô lệ, cuối cùng Diban được trả tự do và gặp Cha Garlantézec, Linh Mục thừa sai người Pháp. Ngày 11-3-1899, Cha đưa Diban về cứ điểm truyền giáo ở Ségu. Tại đây anh được gọi bằng tên Alfred. Hai năm sau, 1901, Diban được rửa tội. Vị Linh Mục rửa tội cho Diban muốn rằng, ngoài tên Alfred, anh còn được gọi là Simon, tên của vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo. Cha giải thích:
- Tôi đặt thêm cho anh tên Simon vì lòng tốt của anh, vì niềm tin vững mạnh và lòng can đảm của anh. Bởi vì, tôi thấy rằng, trên anh, người ta có thể xây dựng một Giáo Hội vững chắc!
Sau khi lãnh bí tích Rửa Tội, vì tài năng và vì Đức Tin của anh, Alfred-Simon được chọn làm người giáo dân phụ tá các Linh Mục thừa sai trong công tác rao truyền Tin Mừng ngay chính tại đất nước của mình. Năm 1904, Diban lập gia đình với thiếu nữ Công Giáo cùng bộ tộc tên Louise Coulibaly. Đôi bạn sinh được ba người con. Từ đó ông bà Alfred+Louise nhiệt tâm phụ giúp các thừa sai trong nhiều cứ điểm khác nhau tại Burkina-Faso rồi tại Ghana, Mali, Niger v.v..
Người ta có thể nói rằng, đời sống kết hợp mật thiết với THIÊN CHÚA và tâm tình hoàn toàn phó thác nơi Chúa là hai điểm nòng cốt trong cuộc đời ông Alfred. Ông nói:
- Tôi luôn tìm được niềm an ủi lớn lao trong việc cầu nguyện. Cầu nguyện giống như hơi thở và thức ăn. Người ta không thể sống mà không hít thở và ăn uống!
Ông Dii Alfred dành thời giờ để suy niệm. Tối đến, ông qui tụ cả gia đình đọc kinh, nghe đọc Kinh Thánh và lần hạt Mân Côi. Niềm tin ông nơi THIÊN CHÚA thì tuyệt đối và không lẫn lộn. Ông nói:
- Tôi không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi cũng không sợ ai làm hại mình. Cuộc đời tôi nằm trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA!
Ông Dii Alfred-Simon Diban Ki-Zerbo qua đời năm 1980, hưởng thọ 105 tuổi, sau khi dâng hiến 80 năm phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu.
(”Dans le SILLON missionnaire”, n.275, 7+8+9/1997, trang 1-21).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt