Tin Vatican (Vat. 20/09/2006) - Ngỏ lời với hơn 20,000 tín hữu và khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, vào lúc 10 giờ sáng thứ Tư 20 thàng 9 nă 2006, ÐTC Bênêđitô XVI đã nhìn lại những giai đoạn của chuyến viếng thăm 6 ngày, --- từ mùng 9 đến 14 tháng 9 năm 2006, --- tại quê hương miền nam Ðức Quốc.
Ðặc biệt, ÐTC đã nhắc đến vụ việc những lời ngài nói liên quan đến Hồi Giáo đã bị hiểu lầm và khơi dậy những chống đối nơi các cộng đoàn Hồi Giáo tại một số quốc gia trên thế giới trong những ngày qua. Nhắc đến giai đoạn viếng thăm tại thành phố Regensburg, ÐTC đã nói như sau:
Một kinh nghiệm đặc biệt tốt đẹp là trong ngày hôm đó tôi đã được dịp đọc một tham luận, trước một cử toạ cao cấp các giáo sư và sinh viên, tại Ðại Học Regensburg, nơi mà trong nhiều năm tôi đã giảng dạy như là giáo sư. Với niềm vui mừng, tôi đã có thể gặp lại một lần nữa môi trường đại học; trong thời gian dài của cuộc đời tôi, môi trường đại học này đã là quê hương tinh thần của tôi. Như là chủ đề cho bài tham luận, tôi đã chọn vấn đề nói về tương quan giữa đức tin và lý trí. Ðể đưa thính giả vào trong tính cách bi thảm và tính cách thời sự của vấn đề, tôi đã trích vài lời của cuộc đối thọai kitô giáo và hồi giáo vào thế kỷ thứ XIV; với những lời đó, người đối thoại từ phía kitô giáo, -- tức hoàng đế byzantin Manuele II Paleologo --- và trong cách thức "sổ sàng" thật là khó hiểu đối với chúng ta --- (người đối thoại từ phía kitô giáo) đã nêu lên cho người đối thọai phía bên hồi giáo, vấn đề về tương quan giữa tôn giáo và bạo lực. Buồn thay, việc trích dẫn trên đã bị hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với ai chú ý đọc văn bản của tôi, thì thấy rõ ràng là tôi đã không muốn, --- trong bất cứ hình thức nào, --- (tôi đã không muốn) lấy làm của mình những lời tiêu cực của hoàng đế thời trung cổ trong cuộc đối thọai nói trên, và rõ ràng rằng nội dung có tính cách tranh cãi của những lời đó, không nói lên xác tín của chính bản thân tôi. Ý định của tôi thật là khác: (đó là) khởi sự từ những gì mà tiếp đó hoàng Ðế Manuele II nói lên một cách tích cực, bằng một lời thật hay, về tính cách hữu lý, là tính cách cần phải hướng dẫn trong việc thông truyền đức tin, tôi đã muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực, nhưng tôn giáo và lý trí, phải đi đôi với nhau. Chủ đề bài thuyết trình của tôi - đáp ứng với sứ mạng của Ðại Học - do đó đã là tương quan giữa đức tin và lý trí. Tôi đã muốn mời gọi đối thọai giữa đức tin và thế giới hiện đại, và mời gọi đối thoại giữa các nền văn hoá và các tôn giáo. Tôi hy vọng rằng trong nhiều dịp khác nhau của chuyến viếng thăm của tôi - chẳng hạn như khi, tại Monaco, tôi đã nhấn mạnh nhiều đến tầm quan trọng của việc tôn trọng điều kẻ khác tin là thiêng thánh, được thể hiện rõ ràng lòng tôn trọng sâu xa của tôi đối với các tôn giáo lớn, và một cách đặc biệt, đối với những anh chị em hồi giáo, những người "tôn thờ Thiên Chúa duy nhất"; cùng với những anh chị em hồi giáo này, chúng ta dấn thân " cùng nhau bênh vực và cổ võ, cho tất cả mọi người, sự công bằng xã hội, những giá trị luân lý, hoà bình và sự tự do" (Nostra Aetate, số 3). Do đó, tôi tin chắc rằng sau những phản ứng của giây phút ban đầu, những lời tôi nói tại Ðại Học Regensburg, có thể là một sự thúc đẩy và một khuyến khích cho cuộc đối thọai tích cực, và cả đối thọai có tính cách tự kiểm điểm nữa, giữa các tôn giáo, cũng như giữa lý trí thời hiện đại và đức tin của những người kitô.
Ðặc biệt, ÐTC đã nhắc đến vụ việc những lời ngài nói liên quan đến Hồi Giáo đã bị hiểu lầm và khơi dậy những chống đối nơi các cộng đoàn Hồi Giáo tại một số quốc gia trên thế giới trong những ngày qua. Nhắc đến giai đoạn viếng thăm tại thành phố Regensburg, ÐTC đã nói như sau:
Một kinh nghiệm đặc biệt tốt đẹp là trong ngày hôm đó tôi đã được dịp đọc một tham luận, trước một cử toạ cao cấp các giáo sư và sinh viên, tại Ðại Học Regensburg, nơi mà trong nhiều năm tôi đã giảng dạy như là giáo sư. Với niềm vui mừng, tôi đã có thể gặp lại một lần nữa môi trường đại học; trong thời gian dài của cuộc đời tôi, môi trường đại học này đã là quê hương tinh thần của tôi. Như là chủ đề cho bài tham luận, tôi đã chọn vấn đề nói về tương quan giữa đức tin và lý trí. Ðể đưa thính giả vào trong tính cách bi thảm và tính cách thời sự của vấn đề, tôi đã trích vài lời của cuộc đối thọai kitô giáo và hồi giáo vào thế kỷ thứ XIV; với những lời đó, người đối thoại từ phía kitô giáo, -- tức hoàng đế byzantin Manuele II Paleologo --- và trong cách thức "sổ sàng" thật là khó hiểu đối với chúng ta --- (người đối thoại từ phía kitô giáo) đã nêu lên cho người đối thọai phía bên hồi giáo, vấn đề về tương quan giữa tôn giáo và bạo lực. Buồn thay, việc trích dẫn trên đã bị hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với ai chú ý đọc văn bản của tôi, thì thấy rõ ràng là tôi đã không muốn, --- trong bất cứ hình thức nào, --- (tôi đã không muốn) lấy làm của mình những lời tiêu cực của hoàng đế thời trung cổ trong cuộc đối thọai nói trên, và rõ ràng rằng nội dung có tính cách tranh cãi của những lời đó, không nói lên xác tín của chính bản thân tôi. Ý định của tôi thật là khác: (đó là) khởi sự từ những gì mà tiếp đó hoàng Ðế Manuele II nói lên một cách tích cực, bằng một lời thật hay, về tính cách hữu lý, là tính cách cần phải hướng dẫn trong việc thông truyền đức tin, tôi đã muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực, nhưng tôn giáo và lý trí, phải đi đôi với nhau. Chủ đề bài thuyết trình của tôi - đáp ứng với sứ mạng của Ðại Học - do đó đã là tương quan giữa đức tin và lý trí. Tôi đã muốn mời gọi đối thọai giữa đức tin và thế giới hiện đại, và mời gọi đối thoại giữa các nền văn hoá và các tôn giáo. Tôi hy vọng rằng trong nhiều dịp khác nhau của chuyến viếng thăm của tôi - chẳng hạn như khi, tại Monaco, tôi đã nhấn mạnh nhiều đến tầm quan trọng của việc tôn trọng điều kẻ khác tin là thiêng thánh, được thể hiện rõ ràng lòng tôn trọng sâu xa của tôi đối với các tôn giáo lớn, và một cách đặc biệt, đối với những anh chị em hồi giáo, những người "tôn thờ Thiên Chúa duy nhất"; cùng với những anh chị em hồi giáo này, chúng ta dấn thân " cùng nhau bênh vực và cổ võ, cho tất cả mọi người, sự công bằng xã hội, những giá trị luân lý, hoà bình và sự tự do" (Nostra Aetate, số 3). Do đó, tôi tin chắc rằng sau những phản ứng của giây phút ban đầu, những lời tôi nói tại Ðại Học Regensburg, có thể là một sự thúc đẩy và một khuyến khích cho cuộc đối thọai tích cực, và cả đối thọai có tính cách tự kiểm điểm nữa, giữa các tôn giáo, cũng như giữa lý trí thời hiện đại và đức tin của những người kitô.