Tin Vatican (Vat 30/08/2006) - Lúc 10 giờ sáng thứ Tư ( 30/08/2006), ÐTC Bênêđitô XVI, đã từ Nhà Nghỉ Mát ở Castel Gandolfo, trở về Vatican, để tiếp kiến chung khoảng 8,000 tín hữu, trong Ðại Thính Ðường Phaolô VI, nội thành Vatican.
Tiếp tục loại bài huấn đức về mẫu gương các Tông Ðồ, Ðức Thánh Cha đã nhắc đến dung mạo của thánh tông đồ Mathêu, tác giả của một trong bốn Phúc Âm (Phúc âm theo thánh Mathêu).
Trong những lần tiếp kiến chung đã qua, ÐTC đã giảng giải về mẫu gương của các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê Hậu, Giacôbê Tiền, Gioan con ông Zêbêđê, tác giả của Phúc âm thứ tư (Phúc âm theo thánh Gioan).
Trong buổi tiếp kiến vào sáng thứ Tư (30/08/2006), ÐTC đã giảng giải về dung mạo của thánh tông đồ và là thánh sử Mathêu. ÐTC rút ra bài học đạo đức từ cuộc đời ngài như sau: "Chúa Giêsu không loại bỏ bất cứ ai ra khỏi tình thân với ngài".
Khi Chúa Giêsu gọi Mathêu theo Ngài, thì việc này có nghĩa là Mathêu, người sống nghề thu thuế, phải từ bỏ tất cả mọi sự, nhất là từ bỏ những gì từ trước đến giờ bảo đảm chắc chắn cho ông có được mức lợi tức ổn định để sống, cho dù đôi khi một cách bất công và bất chính... Dĩ nhiên, Mathêu đã hiểu được rằng cuộc sống thân tình theo Chúa không còn cho phép ông tiếp tục trong những hoạt động không được Thiên Chúa chấp nhận nữa."
Ðược biết, vào thời Chúa Giêsu, những người thu thuế bị dân chúng do thái xem như là những kẻ tội lỗi công khai, bị kỳ thị như là những con người ô uế.
Một cách rõ ràng, ÐTC rút ra bài học đạo đức cho tín hữu ngày nay như sau: "Nguời ta đoán được dễ dàng bài học áp dụng cho ngày hôm nay: thái độ gắn bó với những gì không phù hợp với việc theo Chúa Giêsu, như trường hợp những của cải bất chính, là điều không thể chấp nhận đuợc. Thánh Mathêu "chỗi dậy" và đi theo Chúa. Người ta có thể đọc được trong hành động "chỗi dậy" này, như là một thái độ tách mình ra khỏi hoàn cảnh phạm tội để gắn bó một cách ý thức với nếp sống mới. "Trong dung mạo của thánh Mathêu, các Phúc âm trình bày một điều nghịch lý như sau: Kẻ xem ra như xa cách với sự thánh thiện, lại có thể trở thành mẫu gương cho việc đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và cho việc biểu lộ những hiệu quả diệu kỳ của tình thương Thiên Chúa trong cuộc sống mình."
Tiếp tục loại bài huấn đức về mẫu gương các Tông Ðồ, Ðức Thánh Cha đã nhắc đến dung mạo của thánh tông đồ Mathêu, tác giả của một trong bốn Phúc Âm (Phúc âm theo thánh Mathêu).
Trong những lần tiếp kiến chung đã qua, ÐTC đã giảng giải về mẫu gương của các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê Hậu, Giacôbê Tiền, Gioan con ông Zêbêđê, tác giả của Phúc âm thứ tư (Phúc âm theo thánh Gioan).
Trong buổi tiếp kiến vào sáng thứ Tư (30/08/2006), ÐTC đã giảng giải về dung mạo của thánh tông đồ và là thánh sử Mathêu. ÐTC rút ra bài học đạo đức từ cuộc đời ngài như sau: "Chúa Giêsu không loại bỏ bất cứ ai ra khỏi tình thân với ngài".
Khi Chúa Giêsu gọi Mathêu theo Ngài, thì việc này có nghĩa là Mathêu, người sống nghề thu thuế, phải từ bỏ tất cả mọi sự, nhất là từ bỏ những gì từ trước đến giờ bảo đảm chắc chắn cho ông có được mức lợi tức ổn định để sống, cho dù đôi khi một cách bất công và bất chính... Dĩ nhiên, Mathêu đã hiểu được rằng cuộc sống thân tình theo Chúa không còn cho phép ông tiếp tục trong những hoạt động không được Thiên Chúa chấp nhận nữa."
Ðược biết, vào thời Chúa Giêsu, những người thu thuế bị dân chúng do thái xem như là những kẻ tội lỗi công khai, bị kỳ thị như là những con người ô uế.
Một cách rõ ràng, ÐTC rút ra bài học đạo đức cho tín hữu ngày nay như sau: "Nguời ta đoán được dễ dàng bài học áp dụng cho ngày hôm nay: thái độ gắn bó với những gì không phù hợp với việc theo Chúa Giêsu, như trường hợp những của cải bất chính, là điều không thể chấp nhận đuợc. Thánh Mathêu "chỗi dậy" và đi theo Chúa. Người ta có thể đọc được trong hành động "chỗi dậy" này, như là một thái độ tách mình ra khỏi hoàn cảnh phạm tội để gắn bó một cách ý thức với nếp sống mới. "Trong dung mạo của thánh Mathêu, các Phúc âm trình bày một điều nghịch lý như sau: Kẻ xem ra như xa cách với sự thánh thiện, lại có thể trở thành mẫu gương cho việc đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và cho việc biểu lộ những hiệu quả diệu kỳ của tình thương Thiên Chúa trong cuộc sống mình."