Cỏ Lùng và Lúa
(Mt 13,24-30)
Phúc Âm: Mt 13, 24-30
"Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.
Khi lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế". Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Suy Niệm:
Cỏ Lùng và Lúa
Chứng kiến những tiêu cực trong Giáo Hội xét như là một cơ cấu, nhiều người trong chúng ta dễ rơi vào cơn cám dỗ nổi loạn và tìm những giải pháp cực đoan. Chúng ta muốn rời bỏ Giáo Hội, vì chúng ta không muốn thấy những tệ đoan trong Giáo Hội. Như dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay gợi lên, chúng ta không muốn để cho cỏ lùng được mọc lên bên cạnh lúa tốt, chúng ta muốn phân cách rạch ròi người lành với kẻ dữ.
Truyện thánh Jean d'Arc vào thế kỷ 15 có thể đem lại cho chúng ta bài học thích đáng. Cảm nhận được tiếng gọi đặc biệt của Chúa, cô gái quê 13 tuổi đã đứng lên lãnh đạo quân đội Pháp chống lại cuộc xâm lăng của nước Anh. Nhưng cô bị người Anh bắt giữ và đem ra xử tử như một người lạc giáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó cấu kết với thế quyền để tiêu diệt cô; họ tìm đủ cách để đe dọa và thị oai cô gái; họ buộc cô phải đặt tay trên Phúc Âm và thề rằng cô chỉ nói sự thật mà thôi. Một viên thẩm phán của tòa án tôn giáo lúc bấy giờ đặt câu hỏi: "Cô có nghĩ rằng cô đang ở trong tình trạng sạch tội không?". Cô gái trả lời: "Nếu tôi không ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa cho tôi được sạch tội; còn nếu tôi đang ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa giữ tôi luôn ở trong tình trạng ấy".
Không bắt bẻ được cô gái, các viên chức của tòa án tôn giáo gồm 1 Hồng y, 6 Giám mục, trên 30 nhà thần học, 7 bác sĩ, hàng trăm nguyên cáo cảm thấy tức tối vô cùng. Họ bảo rằng họ là Giáo Hội, còn cô chỉ là một thứ cỏ lùng. Jean d'Arc trả lời: "Ðối với tôi, ở đâu có Chúa Kitô, thì ở đó có Giáo Hội, không thể có mâu thuẫn giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài".
Tuy không chứng minh được sự lạc giáo của cô gái, tòa án tôn giáo lúc bấy giờ vẫn kết án tử hình cô và ra lệnh thiêu sống cô. Hai mươi lăm năm sau, một tòa án của Giáo Hội đã đảo lộn phán quyết của tòa án tôn giáo nói trên, và năm 1920, Jean d'Arc đã được Giáo Hội tôn phong hiển thánh và được đặt làm quan thày của Nước Pháp. Thánh nữ Jean d'Arc đã hiểu được thế nào là cỏ lùng trong cánh đồng Giáo Hội.
Giáo Hội vốn không phải là một xã hội hoàn hảo. Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện, nhưng lại gồm những con người tội lỗi, đó là ý nghĩa của dụ ngôn mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và suy niệm hôm nay. Chúng ta có một Giáo Hội gồm nhiều vị thánh, nhưng cũng có vô số tội nhân. Những tội nhân vẫn có thể trở thành các thánh trong giây phút, còn các vị thánh thì trở nên thánh thiện hơn; các tội nhân cần sự tha thứ của chúng ta; còn các thánh thì khơi dậy sự cảm phục và quyết tâm cải hóa của chúng ta. Người Pháp thường nói: "Ðể hiểu mọi sự, thì cần phải tha thứ mọi sự". Chúng ta luôn được mời gọi để nhìn Giáo Hội như một đoàn người đang lữ hành, trong đoàn người này, có người đang cố gắng tiến đến gần Chúa, có kẻ lại xa rời Ngài.
Làm người Kitô hữu chính là nhập cuộc vào đoàn người lữ hành ấy với cố gắng, với thiện cảm và nhất là với cảm thông. Những kẻ cuồng tín cũng giống như một vụ cháy rừng. Lửa bốc cháy và tiêu diệt cả những mầm non: lửa cần thiết cho cuộc sống, nhưng lửa cần phải được làm chủ và sử dụng vào mục đích. Yêu mến Giáo Hội là luôn thức tỉnh để nhận ra những tiêu cực và tệ đoan trong Giáo Hội. Ðó là sự thức tỉnh của thánh Phanxicô Assisiô thời Trung cổ. Thế nhưng, con đường canh tân mà thánh nhân đã chọn không phải là nổi loạn hoặc lìa bỏ Giáo Hội, mà là canh tân chính bản thân bằng cuộc sống hy sinh, từ bỏ, và nhất là cảm thông. Ðó là cách thế tốt nhất để đương đầu với cỏ lùng chen lẫn lúa tốt trong cánh đồng Giáo Hội.
Nguyện xin Chúa hướng dẫn chúng ta trên đường của các thánh, đó là con đường của yêu thương, cảm thông và tha thứ.
(Mt 13,24-30)
Phúc Âm: Mt 13, 24-30
"Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.
Khi lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế". Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Suy Niệm:
Cỏ Lùng và Lúa
Chứng kiến những tiêu cực trong Giáo Hội xét như là một cơ cấu, nhiều người trong chúng ta dễ rơi vào cơn cám dỗ nổi loạn và tìm những giải pháp cực đoan. Chúng ta muốn rời bỏ Giáo Hội, vì chúng ta không muốn thấy những tệ đoan trong Giáo Hội. Như dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay gợi lên, chúng ta không muốn để cho cỏ lùng được mọc lên bên cạnh lúa tốt, chúng ta muốn phân cách rạch ròi người lành với kẻ dữ.
Truyện thánh Jean d'Arc vào thế kỷ 15 có thể đem lại cho chúng ta bài học thích đáng. Cảm nhận được tiếng gọi đặc biệt của Chúa, cô gái quê 13 tuổi đã đứng lên lãnh đạo quân đội Pháp chống lại cuộc xâm lăng của nước Anh. Nhưng cô bị người Anh bắt giữ và đem ra xử tử như một người lạc giáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó cấu kết với thế quyền để tiêu diệt cô; họ tìm đủ cách để đe dọa và thị oai cô gái; họ buộc cô phải đặt tay trên Phúc Âm và thề rằng cô chỉ nói sự thật mà thôi. Một viên thẩm phán của tòa án tôn giáo lúc bấy giờ đặt câu hỏi: "Cô có nghĩ rằng cô đang ở trong tình trạng sạch tội không?". Cô gái trả lời: "Nếu tôi không ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa cho tôi được sạch tội; còn nếu tôi đang ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa giữ tôi luôn ở trong tình trạng ấy".
Không bắt bẻ được cô gái, các viên chức của tòa án tôn giáo gồm 1 Hồng y, 6 Giám mục, trên 30 nhà thần học, 7 bác sĩ, hàng trăm nguyên cáo cảm thấy tức tối vô cùng. Họ bảo rằng họ là Giáo Hội, còn cô chỉ là một thứ cỏ lùng. Jean d'Arc trả lời: "Ðối với tôi, ở đâu có Chúa Kitô, thì ở đó có Giáo Hội, không thể có mâu thuẫn giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài".
Tuy không chứng minh được sự lạc giáo của cô gái, tòa án tôn giáo lúc bấy giờ vẫn kết án tử hình cô và ra lệnh thiêu sống cô. Hai mươi lăm năm sau, một tòa án của Giáo Hội đã đảo lộn phán quyết của tòa án tôn giáo nói trên, và năm 1920, Jean d'Arc đã được Giáo Hội tôn phong hiển thánh và được đặt làm quan thày của Nước Pháp. Thánh nữ Jean d'Arc đã hiểu được thế nào là cỏ lùng trong cánh đồng Giáo Hội.
Giáo Hội vốn không phải là một xã hội hoàn hảo. Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện, nhưng lại gồm những con người tội lỗi, đó là ý nghĩa của dụ ngôn mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và suy niệm hôm nay. Chúng ta có một Giáo Hội gồm nhiều vị thánh, nhưng cũng có vô số tội nhân. Những tội nhân vẫn có thể trở thành các thánh trong giây phút, còn các vị thánh thì trở nên thánh thiện hơn; các tội nhân cần sự tha thứ của chúng ta; còn các thánh thì khơi dậy sự cảm phục và quyết tâm cải hóa của chúng ta. Người Pháp thường nói: "Ðể hiểu mọi sự, thì cần phải tha thứ mọi sự". Chúng ta luôn được mời gọi để nhìn Giáo Hội như một đoàn người đang lữ hành, trong đoàn người này, có người đang cố gắng tiến đến gần Chúa, có kẻ lại xa rời Ngài.
Làm người Kitô hữu chính là nhập cuộc vào đoàn người lữ hành ấy với cố gắng, với thiện cảm và nhất là với cảm thông. Những kẻ cuồng tín cũng giống như một vụ cháy rừng. Lửa bốc cháy và tiêu diệt cả những mầm non: lửa cần thiết cho cuộc sống, nhưng lửa cần phải được làm chủ và sử dụng vào mục đích. Yêu mến Giáo Hội là luôn thức tỉnh để nhận ra những tiêu cực và tệ đoan trong Giáo Hội. Ðó là sự thức tỉnh của thánh Phanxicô Assisiô thời Trung cổ. Thế nhưng, con đường canh tân mà thánh nhân đã chọn không phải là nổi loạn hoặc lìa bỏ Giáo Hội, mà là canh tân chính bản thân bằng cuộc sống hy sinh, từ bỏ, và nhất là cảm thông. Ðó là cách thế tốt nhất để đương đầu với cỏ lùng chen lẫn lúa tốt trong cánh đồng Giáo Hội.
Nguyện xin Chúa hướng dẫn chúng ta trên đường của các thánh, đó là con đường của yêu thương, cảm thông và tha thứ.