GIÁO ĐIỂM AN THỚI ĐÔNG 1993 - 2006:
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG KHAI SINH VÀ PHÁT TRIỂN
Lễ khánh thành và cung hiến Thánh Đường Giáo Điểm An Thới Đông, Cần Giờ, vào ngày 24 tháng 6 năm 2006, là một biến cố lớn, đáng ghi nhớ đối vơí Giáo Điểm An Thới Đông nói riêng và đối với vùng truyền giáo Cần Giờ nói chung, vì đây là lần đầu tiên Giáo Điểm có được ngôi Thánh Đường mà lại là ngôi Thánh Đường xinh xắn, khang trang. Trong khoảng 13 năm, từ chỗ không có gì, đến nay Giáo Điểm đã có được một số khá đông anh chị Tân Tòng, có một đội ngũ phục vụ và một hệ thống cơ sở vật chất khá tốt. Nhân dịp này chúng tôi xin ghi lại vài nét về vùng truyền giáo Cần Giờ, đặc biệt về Giáo Điểm An Thới Đông.
I. VÙNG ĐẤT CẦN GIỜ
Cần Giờ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Sài-gòn, diện tích khoảng 702Km2 ( chiếm 1/3 diện tích thành phố Sài-gòn ) và dân số khoảng gần 60 nghìn người ( chiếm khoảng 1% dân số Sài-gòn ). Người dân trong huyện sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng rừng, làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, bán hàng rong và làm dịch vụ cho khách du lịch.
Người dân ở đây phần nhiều ít học và có cuộc sống rất bấp bênh. Vào mùa cày cấy thì các hồ thủy điện Trị An và Thác Mơ trữ nước khiến từ hạ lưu nuớc mặn tràn về nhiều làm cho muà màng thất bát. Đến mùa nuôi nghêu, nuôi sò thì các hồ thuỷ điện lại xả lũ, khiến nước măïn bị đẩy ra biển làm cho nghêu, sò thường hay bị chết vì nuớc thiếu độ mặn. Dân làm nghề cá và nuôi tôm cũng điêu đứng vì ngư trường bị tổn hại nghiêm trọng do các hồ thuỷ điện làm giảm lượng sinh vật phù du đổ ra biển, do những dòng nước thải đổ ra từ các khu công nghiệp, do cảnh tàu bè tấp nập ra vào nơi sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.
Hiện nay Cần Giờ trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút nhiều du khách, các cơ sở kinh tế thương nghiệp cũng bắt đầu mọc lên nhiều hơn trước, nhưng phần lớn dân chúng không đủ trình độ để có thể hội nhập vào tiến trình phát triển kia và từ đó có cơ may cải thiện đáng kể lối sống truyền thống của mình. Chính vì thế cuộc sống của người dân ở đây vẫn thiếu thốn nhiều thứ : thiếu lương thực, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu thực phẩm, thiếu chất đốt và thiếu chữ...
II. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI CẦN GIỜ
Cần Giờ từ lâu đời đã là một vùng truyền giáo. Năm 1860 các cha Thừa Sai Pháp và Việt Nam đã thành lập một Họ Đạo tại xã Đồng Hòa. Họ Đạo này đã bị xoá sổ hồi chiến tranh Pháp – Việt, Nhà Thờ bị phá bình điạ, còn Giáo Dân thì phiêu dạt tứ phương, nơi đây trở thành vùng trắng về Công Giáo.
Năm 1971, Tòa Tổng Giám Mục Sài-gòn đề nghị DCCT đảm nhận vùng truyền giáo Cần Giờ. Cha Phao-lô Trần Văn Lượng và thầy Hi-la-ri-ô Đinh Văn Thảo đã đến Cần Giờ và thành lập Giáo Điểm đầu tiên tại Cần Thạnh. Khi cha Trần Văn Lượng qua đời vào năm 1974, các vị đã kịp lập được thêm hai Giáo Điểm khác là Đồng Hòa và Tân Thạnh.
Năm 1975 cha Giu-se Phạm Kim Điệp được Cha Bề Trên Giám Tỉnh DCCT trao phó nhiệm vụ tiếp tục sứ mạng mà cha Trần Văn Lượng đã lãnh nhận tại Cần Giờ. Cũng vào giai đoạn này Giáo Điểm Tân Thạnh và Đồng Hòa bị chính quyền buộc phải đóng cửa.
Năm 1976 cha Giu-se Phạm Kim Điệp tiếp nhận Giáo Điểm Trần Hưng Đạo và năm 1988 ngài đã chuyển Giáo Điểm này lại cho cha Hoàng Văn Hinh, Dòng Don Bosco, phụ trách.
Năm 1989 Giáo Điểm Đồng Hoà được mở cửa trở lại và cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã trao Giáo Điểm này cho cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Hữu Hoà, DCCT và hiện nay ( 2006) là cha Giu-se Phạm Cao Thanh Sơn, DCCT.
Năm 1993 Giáo Điểm An Thới Đông khai sinh và cha Chân Tín, DCCT đã trực tiếp phụ trách công tác truyền giáo tại đây, tiếp theo ngài và cùng với ngài là các cha Phan-xi-cô Hoàng Minh Đức, DCCT và hiện nay là cha Tô-ma Phạm Phú Lộc, DCCT.
Hiện nay cha Giu-se Phạm Kim Điệp là Chính Xứ Giáo Xứ Cần Giờ bao gồm 4 Giáo Điểm Cần Thạnh, Trần Hưng Đạo, Đồng Hòa và An Thới Đông trải rộng trên phần đất 7 xã của huyện Cần Giờ. Cha Phan-xi-cô Hoàng Minh Đức là Bề Trên của Cộng đòan DCCT Cần Giờ. Nhà Thờ Giáo Xứ và Tu Viện DCCT Cần Giờ tọa lạc tại Cần Thạnh, trung tâm hành chính của huyện và cũng là cơ sở truyền giáo đầu tiên của DCCT tại vùng này.
III. GIÁO ĐIỂM AN THỚI ĐÔNG
An Thới Đông là một xã thuộc vùng thượng Cần Giờ, rộng 103km2, dân số 10.855 người – đông thứ hai trong huyện sau xã Bình Khánh, nằm bên tay phải của con đường từ thành phố Sài-gòn đi xuống bãi biển Cần Giờ, cách phà Bình Khánh khoảng 8km. Xã này gắn liền với chiến khu Rừng Sác nổi danh một thời, là xã anh hùng Cách Mạng của huyện Cần Giờ, bà con ở đây chủ yếu theo Đạo Cao Đài hoặc Đạo thờ Tổ Tiên. Trước đây trong xã hoàn toàn không có một người nào theo Công Giáo.
Quá trình hình thành và phát triển của Giáo Điểm An Thới Đông quả thực là một phép lạ Chúa làm trong ít năm vừa qua. Đầu thập niên 1980 một người trong xã thuộc ấp An Hoà là anh Nguyễn Văn Bạc, thường gọi là anh Hai Bạc, bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại giam anh gặp được những người tốt theo Công Giáo. Giữa thập niên 1980, khi được trả tự do anh đã quyết tâm tìm hiểu Đức Tin. Anh đến mấy Nhà Thờ ở huyện Nhà Bè và ở quận 4 xin học Giáo Lý, tuy nhiên, khi nghe lý lịch trích ngang của anh và biết anh là dân Rừng Sác, anh đều bị nhẹ nhàng từ chối !
Sau đó anh Hai Bạc liên lạc được với quý cha quý thầy DCCT Kỳ Đồng. Tại đây, cha Henri Bạch Văn Lộc, DCCT cùng thầy Giu-se Đỗ Minh Hạo, DCCT đã giúp anh học Giáo Lý. Từ đó bất kể nắng mưa, mỗi Chúa Nhật anh đều đạp xe từ 3 giờ sáng, có khi còn chở vợ hay con đi cùng, vượt qua phà Bình Khánh và một đoạn đường 45 km mà quá nửa là đường đất lầy lội mùa mưa, đỏ bụi mùa khô, để kịp giờ học Giáo Lý. Khoảng hai năm sau, vào cuối thập niên 1990, thì anh học xong Giáo Lý. Tuy nhiên, lúc đó là cha Bạch Lộc không rửa tội ngay cho anh vì xét thấy hoàn cảnh ở An Thới Đông chưa thuận lợi cho anh và gia đình anh sống Đức Tin.
Lúc này, Chúa Quan Phòng đã cho anh Hai Bạc gặp anh Đỗ Chí Toàn, một thành viên của Legio Mariae rất năng động vốn cũng đã nếm mùi lao xá như anh. Hàng tuần, anh Toàn từ Sài-gòn xuống An Thới Đông để chia sẻ, nâng đỡ đời sống Đức Tin của anh và sau đó dạy Giáo Lý cho cả gia đình anh, cho mẹ anh, và cho các anh chị em của anh, tất cả là 12 người. Sau khi học xong vẫn chưa có một ai trong số này được rửa tội. Năm 1993 anh Hai Bạc và các thành viên trong gia đình đến DCCT xin được chính thức gia nhập Hội Thánh. Cha Stê-pha-nô Chân Tín, người vừa kết thúc kỳ “nghỉ mát dài hạn” ở Cần Giờ vì ba bài giảng sám hối gây chấn động cả Sài-gòn Mùa Chay năm 1990, đã tổ chức lễ rửa tội cho anh Hai Bạc và các thành viên trong gia đình anh tại ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, Sài-gòn. ( Ảnh chụp anh Hai Bạc, Giáo Hữu tiên khởi trong ngày khánh thành Nhà Thờ An Thới Đông ).
Vì đã thấu hiểu nỗi khó khăn vất vả của người dân Cần Giờ, nhất là của nhóm nhỏ những người vừa đón nhận Đức Tin, cha Chân Tín đã làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ nhóm nhỏ Tân Tòng này và bày tỏ thiện cảm với bà con trong ấp An Hòa khi họ ở tại chỗ cũng như khi họ có việc lên Sài-gòn. Ngài tìm mọi cách giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất, quan trọng hơn hết là mối quan tâm chia sẻ ân cần với họ khi ngài xuống An Thới Đông cùng ăn cùng uống và có khi ngủ đêm lại tại nhà họ ít là mỗi tuần một lần vào thứ bảy, Chúa Nhật.
Về sau, ngài xin một hai thầy Học Viện DCCT và một số anh chị em Legio Mariae cùng đi xe máy xuống An Thới Đông với ngài. Cứ 5 giờ sáng khởi hành từ Sài-gòn, 6 giờ tới phà Bình Khánh và khoảng 7 giờ thì tới An Thới Đông. Công việc được phân chia một các gần như là tự nhiên như sau:
- Cha Chân Tín thăm hỏi mọi người trong xóm mà ngài gặp. Cuối cùng thì dâng lễ âm thầm cho hơn chục người có đạo kia. Chúa Nhật nào bận, ngài nhờ cha Phê-rô Đinh Ngọc Lâm, DCCT, thay thế;
- Các thầy Học Viện thì chia nhau giúp một số Dự Tòng là những người họ hàng hay hàng xóm của gia đình anh Hai Bạc tại các nhà đồng bào theo Đạo Cao Đài.
- Các anh chị Legio Mariae thì đi tới từng gia đình quen biết cũ mới để thăm hỏi và giúp đỡ bà con quen biết trong chừng mực có thể được về bất cứ chuyện gì. Năm 1994 anh Đỗ Chí Toàn xuất cảnh đi Mỹ; một số anh chị khác đã tiếp nối rất tốt công việc Tông Đồ trên đây, đặc biệt là anh Long Thới, chị Hồng Hải, chị Thanh Liêm và anh Nguyễn Văn Vui.
Nhận thấy các em khuyết tật ở đây cần được chăm sóc, dạy dỗ, đầu năm 1997, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã mua được một khu đất ở đầu ấp An Hòa. Tất nhiên là ngài phải để cho cho Giáo Dân đứng tên. Ngài đã xây dựng một ngôi nhà khá khang trang rộng khoảng 120m2 dùng làm Lớp Học Tình Thương và dạy nghề cho con em trong ấp và trong xã. Tuy nhiên, sau khi khánh thành, lớp học mới mở cửa được ít ngày đã bị buộc phải đóng cửa. Cũng nhân chuyện này mọi hình thức tụ tập sinh hoạt trong ngôi nhà này đều bị cấm.
Tuy nhiên, không vì thế mà dự định Tông Đồ ở vùng đất này phải chịu tiêu tan. Ngay khi đó, với sự giúp đỡ kinh phí của Đức Cha Giám Quản Ni-cô-la Huỳnh Văn Nghi, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã có thể mua thêm mấy nghìn mét vuông đất nữa ở bên cạnh đường vào trung tâm xã, ngay sát khu đất cũ, để tính chuyện lâu dài. Tổng cộng các lần mua đất trước sau ở An Thới Đông có đến 5 lần và chỉ nội chuyện tính toán làm sao để mua được trong điều kiện các Tu Sĩ không được đứng tên cũng không phải là chuyện đơn giản !
Từ đầu năm 1998, bên cạnh quý cha quý thầy DCCT tại Cần Giờ và các anh chị em Legio, Giáo Điểm An Thới Đông còn có các Nữ Tu, Chủng Sinh và quý thầy DCCT, Dòng Phan-xi-cô cộng tác phục vụ không thường xuyên, đặc biệt là vào dịp hè. Sự hiện diện đa dạng của các nam nữ Tu Sĩ làm cho đời sống đạo trong ấp sinh động hẳn lên và số người xin làm Dự Tòng và học Giáo Lý lúc này lên đến khoảng hơn 100 người.
Những khó khăn của buổi đầu xảy ra là chuyện bình thường. Đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc của cha Chân Tín và các cộng sự viên của ngài. Từ đó các sinh hoạt như dạy Giáo Lý và dâng Thánh Lễ, dù là tại các gia đình, cũng đều bị cấm chỉ. Mấy gia đình Công Giáo bị theo dõi thường xuyên. Thế nhưng, xung quanh cái bàn bày bình nước, bình trà, diêm thuốc và ly tách, cha Chân Tín ngồi tiếp chuyện bà con, lễ phục là bộ đồ Tây đơn sơ bình dân, chén Thánh là một chiếc tách nhỏ dùng để uống trà, còn đĩa Thánh chỉ là một cái đĩa nhỏ, và cứ thế nho nhỏ mà thưa đáp với nhau: Thánh Lễ vẫn tiếp tục được cử hành. Chuyện học Giáo Lý cũng vậy. Không thể tụ tập đông người thì bà con phân tán thành những nhóm nhỏ và tại các gia đình theo tôn giáo khác. Hạt giống Đức Tin nhờ vậy đã nhanh chóng được gieo vãi rộng hơn. (Ảnh chụp cha già Chân Tín trong ngôi Thánh Đường An Thới Đông vừa hoàn tất ).
Đến năm 1999 tình hình trở nên khó khăn hơn. Không ít lần giữa đêm khuya khoắt, cha Stê-pha-nô Chân Tín vì bị... “ma đuổi” mà phải di tản khỏi An Thới Đông xuống cơ sở chính của Dòng ở thị trấn Cần Thạnh, cách đấy khoảng 30km và một cái phà tên gọi Dần Xây. Ngày 8.8.1999, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã hướng dẫn một nhóm Giáo Dân và y bác sĩ tình nguyện đến An Thới Đông để nhổ răng và phát thuốc miễn phí. Vì hôm đó là Chúa Nhật, cho nên có một số tín hữu tập trung tại một gia đình ở Ấp An Hòa để đọc kinh. Thế là chuyện vỡ lở và tất cả được mời đi “làm việc”.
Cũng thời gian đó, các Nữ Tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được gửi đến phục vụ trong kỳ hè ở An Thới Đông. Không thể ở trong nhà cộng đoàn, nhà Giáo Dân, hay nhà một ai khác, có những bữa các chị đã phải ngủ trong một con thuyền nhỏ neo trên sông Rạch Lá, quãng gần ngã ba giáp sông Soài Rạp.
Ngay từ giữa năm 1999, việc tham dự Thánh Lễ, việc dạy và học Giáo Lý dưới mọi hình thức không thể tiếp tục tại mà phải chuyển sang một Giáo Điểm gần nhất là Giáo Điểm Trần Hưng Đạo, thuộc xã Tam Thôn Hiệp, giáp sông Lòng Tàu, cách An Thới Đông khoảng 12km. Mỗi sáng Chúa Nhật từ 2 – 3 giờ, người nọ gọi người kia, nhà nọ gọi nhà kia dậy sửa soạn và cùng nhau kéo sang Trần Hưng Đạo, cho kịp giờ lễ sáng ( 5 giờ ). Lễ xong bà con cùng nhau ăn sáng chung. Cha phụ trách Hoàng Văn Hinh Dòng Don Bosco và bà con thuộc Giáo Điểm Trần Hưng Đạo tiếp đón các anh chị em của Giáo Điểm An Thới Đông trong tình huynh đệ thật đậm đà.
Sau khi ăn sáng mọi người cùng nhau tìm hiểu Giáo Lý và sinh hoạt chung với nhau tới khoảng 9 giờ thì kết thúc, mọi người dắt díu nhau ra về. Thật là xúc động khi thấy cảnh tượng một đoàn người dáng vẻ lam lũ, ăn mặc đepï hơn bình thường, vừa đạp xe vưà hát Thánh Ca, xe có khi chở hai chở ba, có những anh thanh niên cởi cả áo cuốn lên tay lái. Hầu hết số xe đạp phục vụ cho việc di chuyển này được quý vị ân nhân giúp đỡ qua cha Chân Tín và các anh chị Legio Mariae. Có cha Phao-lô Nguyễn Văn Châu ở Vũng Tầu đã cùng các anh chị em trong ca đoàn và Nhóm Ve Chai Vũng Tầu đi lượm ve chai bán lấy tiền mua được cả chục xe đạp giúp An Thới Đông.
Sau sự kiện ngày 8.8.1999 cha Phạm Kim Điệp đã làm bản tường trình gửi Đức Tổng Giám Mục và Ban Tôn Giáo thành phố. Ngài cũng đại diện Giáo Dân trình bày hai điều sau:
Thứ nhất: Giáo Dân An Thới Đông cần có một nơi thờ phượng, vì theo ngài “đa số Giáo Dân An Thới Đông là người nghèo, nếu đi lễ ở Nhà Thờ bên Ấp Trần Hưng Đạo bằng xe đạp thì phải mất 4 giờ đi và về, nếu đi bằng xe ôm phải mất 10 đồng/người thì quá tội nghiệp cho họ”.
Thứ hai: Trong khi chờ đợi chính quyền đồng ý với việc thành lập một Nhà Nguyện, đề nghị Ban Tôn Giáo để cho các Linh Mục, Tu Sĩ có trách nhiệm được đến với từng cụm gia đình từ 10 đến 20 người để giúp họ sinh hoạt tôn giáo.
Trong khi chờ đợi, đầu tháng 12.1999, cha Phạm Kim Điệp đã đề cập với chính quyền việc sẽ tổ chức mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh tại ngôi nhà dạy nghề ở Ấp An Hòa cho bà con trong Giáo Điểm. Ngày 21.12.1999 chính quyền huyện Cần Giờ đã đồng ý. Đó là lần đầu tiên kể từ ngày khai sinh Giáo Điểm vào năm 1993, An Thới Đông được cử hành một Thánh Lễ cách công khai.
Sang năm 2000, nhờ ơn Chúa và nhờ sự cố gắng đối thoại của nhiều người từ nhiều phía, tình hình trở nên thuận lợi hơn cho Tân Tòng và Dự Tòng tại đây. Trong khi chờ đợi văn bản chính thức cho phép bà con được sinh họat tôn giáo trên mảnh đất quê hưởng mình, chính quyền đã tạm thời cho phép tổ chức tại chỗ Thánh Lễ ban Bí Tích khai tâm cho một 124 Dự Tòng vào ngày 17.5.2000. Đây là lần thứ hai Giáo Điểm có thánh lễ công khai và cũng là lần đầu tiên Giáo Điểm được tiếp đón Đức Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn về thăm và ban Bí Tích Thêm sức. Hôm đấy, chúng tôi đến sớm, ghé thăm một gia đình tôn giáo bạn – nơi đã từng đón tiếp các Dự Tòng học Giáo Lý 3 năm trước – thì thấy ông chủ nhà đang cắt chữ “Chào mừng Đức Tổng Giám Mục và quý khách”. Ông nói: “Tôi mừng lắm, hôm nay vợ chồng tôi và hai đứa nhỏ nhà tôi được... dzô Đạo”.
Kể từ giữa năm 2000, An Thới Đông được chính thức công nhận là một Giáo Điểm được tự do sinh hoạt tôn giáo. Khu đất cha Giu-se Nguyễn Kim Điệp mua trước đây và ngôi nhà dạy nghề cũng đã được chính quyền địa phương công nhận và cho các Tu Sĩ đứng tên. Với sự giúp đỡ của Đức Tổng Giám Mục, Giáo Điểm đã mua thêm được khu đất khoảng 4000m2 nằm cạnh khu đất hiện có đã được mua từ trước, nâng tổng diện tích mà Giáo Điểm mua được từ năm 1997 đến năm 2000 là 13.000m2.
Lúc này, để chia sẻ trách nhiệm mục vụ với cha Chân Tín đã bước sang tuổi 80, cha Phạm Kim Điệp đã xin phép và được chính quyền đồng ý cho anh em Tu Sĩ của Cộng Đoàn DCCT Cần Giờ được làm việc tại các xã có các Giáo Điểm, trong đó có xã An Thới Đông. Cha Phạm Kim Điệp cũng đã cho điều tra số trẻ em khuyết tật trong xã An Thới Đông và các xã lân cận. An Thới Đông có khoảng 60 em, các xả khác có khoảng 100 em mỗi xã. Đầu năm 2000, ngài xây dựng một ngôi trường dành cho các em khuyết tật bên cạnh ngôi nhà dạy nghề và lớp học tình thương đã xây dựng từ năm 1997, nhằm từng bước giúp các em trưởng thành và hội nhập vào cuộc sống. Với tư cách là cha Chánh xứ, ngài cũng đã liên hệ mời các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán về phục vụ tại trường khuyết tật dân lập ngài vừa mở tại Giáo Điểm, đồng thời giúp Giáo Lý cho mọi người trong Giáo Điểm. Các Nữ Tu cũng đã chấp thuận và được chấp thuận.
Từ ngày 29.6.2000, Giáo Điểm được chính quyền chính thức công nhận bằng văn bản. Từ đây các tín hữu ở An Thới Đông được phục vụ khá chu đáo. Ngoài quý cha quý thầy DCCT và quý soeurs Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán trực tiếp phục vụ tại chỗ, Giáo Điểm còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đấng bản quyền đông đảo quý vị Linh Mục nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân trong ngòai Giáo Phận. Nhờ vậy, nhóm nhỏ những người có đức tin ở An Thới Đông lớn dần. Từ 12 Tân Tòng đầu tiên tại ấp An Hoà, sau mấy năm các ấp khác trong xã như An Đông, Rạch Lá, An Nghĩa, An Bình đều đã có người đón nhận Chúa Ki-tô.
Giáo Điểm cũng từng bước xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu xã hội và tôn giáo tại địa phương như: Mở rộng thêm nhà tình thương dành cho các em khuyết tật, thành lập lưu xá cho học sinh, xây dựng nhà ở cho quý cha qúy thầy và quý soeurs. Hiện nay cơ sở của Giáo Điểm đang tiếp nhận và chăm sóc 40 em khuyết tật và lưu xã cũng đang tiếp nhận 40 học sinh đến từ các vùng sâu vùng xa trong và ngoài xã An Thới Đông.
Sau cùng là việc xây dựng Thánh Đường. Cha Chân Tín, cha Phạm Kim Điệp và cha Phạm Phú Lộc cùng các cộng tác viên đã liên hệ với nhiều nơi để xin giấy phép xây dựng và tìm nguồn kinh phí. Lễ đặt viên đá đầu tiên diễn ra ngày 27.3.2004 nhưng mãi đến hơn một năm sau, vào ngày 6.7.2005, công trình mới được khởi công, với tổng diện tích xây dựng khoảng 500m2, tầng trên dùng làm Nhà Thờ và tầng hầm dùng làm nơi sinh hoạt Giáo Lý. Tháp chuông cao 25m, được xây dựng tách biệt với Nhà Thờ.
Theo lời thỉnh cầu của anh em DCCT Cần Giờ, Cha Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam đã bổ nhiệm cha Đa-minh Nguyễn Hữu Trung, DCCT Vũng Tầu, một người rất có khả năng và kinh nghiệm xây dựng đến An Thới Đông phụ trách thi công.
Trong quá trình xây dựng, vì nhiều lý do, kinh phí gia tăng nhiều so với dự kiến. May mắn thay Đức Hồng Y đã quan tâm tìm nguồn trợ giúp. Ngày 5.3.2006, lễ mừng sinh nhật Đức Hồng Y được tổ chức tại An Thới Đông. Số tiền khoảng 600 triệu đồng Giáo Dân xa gần mừng thọ Đức Hồng Y trong Thánh Lễ này được dùng làm kinh phí xây dựng Thánh Đường. Một số vị ân nhân còn giúp toàn bộ ghế ngồi và hệ thống âm thanh.
Ngày 24.6.2006, nhân dịp Lễ Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta, bổn mạng của Đức Hồng Y, Giáo Điểm đã tổ chức Thánh Lễ khánh thành và cung hiến ngôi Thánh Đường. Cũng trong Thánh Lễ này 60 Dự Tòng được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy và 98 Tân Tòng được nhận Bí Tích Thêm Sức. Đức Hồng Y dù đang bị đau yếu vẫn đến chủ sự các nghi thức. Sự hiện diện của ngài mang lại niềm vui và sự khích lệ vô bờ cho các Tân Tòng, cho các nam nữ Tu Sĩ và anh chị em đang phục vụ trong vùng truyền giáo Cần Giờ. ( Ảnh chụp các Dự Tòng An Thới Đông ).
Bản thân Đức Hồng Y cũng rất vui mừng. Đại diện Giáo Dân của Tổng Giáo Phận Sài-gòn, đã chúc mừng Lễ bổn mạng của ngài sau Thánh Lễ. Trong khi huấn từ, ngài chia sẻ ngài cảm thấy vui mừng: Thứ nhất là giữa vùng đồng chua nuớc mặn đã mọc lên ngôi Thánh Đường khang trang là món quà của anh chị em Giáo Dân thành phố tặng anh chị em An Thới Đông. Đấy là chứng tích tình yêu đối với Chúa và đối với nhau. Thứ hai là ngài thấy gương mặt các thanh thiếu niên An Thới Đông mặc dù còn phảng phất dáng vẻ nước mặn đồng chua, nhưng lời ca tiếng hát đã có những tâm tình đạo hạnh tốt đẹp. Được như vậy, theo Đức Hồng Y, là nhờ những người phục vụ tại chỗ và nhờ nhiều đoàn thể cũng như cá nhân trong Giáo Phận đã tới đây trong những năm qua và trên hết là nhờ Chúa Thánh Thần, người làm cho lòng Đạo lớn lên.
Sau 12 năm khai sinh, mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, hiện tại Giáo Điểm An Thới Đông đã trở thành một Giáo Điểm sinh động của Trung Tâm Truyền Giáo Cần Giờ và của Tổng Giáo Phận Sài-gòn. Từ 12 người đầu tiên trong ấp An Hòa, đức tin đã sinh sôi nảy nở lan tràn ra các ấp khác như An Bình, An Đông, Rạch Lá, An Nghĩa với con số hiện nay tổng cộng là 483 tín hữu mà 100 % là Tân Tòng. Từ chỗ không có gì đến chỗ có được trường học cho trẻ khuyết tật, lớp dạy nghề cho người nghèo, lưu xá cho học sinh, nhà ở cho các Linh Mục và Tu Sĩ, Thánh Đường và nơi dạy Giáo Lý và tổ chức các sinh họat chung.
Nỗ lực thi hành sứ mạng rao giảng Tin mừng của quý cha quý thầy DCCT, của các anh chị em Legio Mariae và của tất cả những ai quan tâm đến công cuộc truyền giáo nơi đây – bước đầu đã thu lượm được những kết quả nhất định. Tuy chẳng có gì to tát và đông đúc, nhưng nhìn vào một cộng đòan Giáo Dân có một niềm tin sống động, đang được tổ chức nền nếp và chăm sóc chu đáo cùng cơ sở vật chất khang trang là kết quả của 13 năm truyền giáo kia, ai cũng thấy mừng thay cho mọi người dân ở An Thới Đông. Mười hai năm mà được như thế thì thật là nhanh và thật là phép lạ trong hòan cảnh ngày nay. Nhất là khi nhớ đến Miền Bắc, nơi có những Giáo Điểm theo đạo cả hàng chục năm nay mà hiện thời vẫn còn bơ vơ và chưa được công nhận, hay nơi có những giáo ho có nhà thờ xây dựng từ trên dưới một trăm năm nay mà hiện thời vẫn chỉ là những ngôi nhà tranh vách gỗ xiêu vẹo...
Đó là ơn huệ Thiên Chúa ban cho Tổng Giáo Phận Sài-gòn, cho DCCT và Trung Tâm Truyền Giáo Cần Giờ ở đầu thiên niên kỷ thứ ba này, đồng thời là kết quả của sự hy sinh đóng góp vật chất, tinh thần và lời cầu nguyện của quý vị Giáo Dân trong nội thành Sài-gòn, của các anh chị Legio Mariae, của Cha Hạt trưởng và quý cha Hạt Xóm Chiếu, của cha Đại Diện Giám Mục Đặc trách Giáo Dân và Ban Đại Diện Giáo Dân Tổng Giáo Phận Sài-gòn, của giới thương gia Công Giáo Sài-gòn. Còn bao nhiêu con người khác nữa góp phần làm nên diện mạo của Giáo Điểm hôm nay, trong đó có cả các cán bộ thiện chí trong các cơ quan chính quyền. Mặc dù có những khó khăn này khác trong buổi đầu, nhưng các cán bộ hữu trách đã mau chóng đối thọai và tìm cách tháo gỡ, đáp ứng nhu cầu của bà con Giáo Dân. Phải nói là hiếm có Giáo Điểm nào trên đất nước này được chính quyền giải quyết nhanh như vậy. Đặt biệt Giáo Dân và Dự Tòng trong Giáo Điểm biết ơn các đấng bậc sau đây:
1. Đức Giám Quản Ni-cô-la Hùynh Văn Nghi, người đã khuyến khích, nâng đỡ và trợ giúp công việc truyền giáo tại An Thới Đông ngay từ buổi sơ khai.
2. Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn, người đã luôn quan tâm đến công cuộc truyền giáo tại đây và tìm mọi cách giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho Giáo Điểm.
3. Cha Giu-se Cao Đình Trị, Giám tỉnh DCCT Việt Nam, người luôn tìm cách trợ giúp và tổ chức để công việc truyền giáo tại Cần Giờ được tiến triển trong mức độ tốt đẹp nhất.
4. Cha Stê-pha-nô Chân Tín, DCCT, người đã khai sinh ra Giáo Điểm từ năm 1993, trực tiếp phụ trách Giáo Điểm trong nhiều năm và hiện nay vẫn đang tiếp tục cách này cách khác đồng hành cùng Giáo Điểm.
5. Cha Giu-se Phạm Kim Điệp, DCCT, Chánh xứ Cần Giờ, người đã có kế họach tiếp cận truyền giáo bằng việc mua đất đai và xây dựng các cơ sở bác ái xã hội tại An Thới Đông và các khu vực khác tại Cần Giờ và thực hiện các thủ tục hành chính với chính quyền nhằm từng bước giúp cho các Tân Tòng được tự do sinh hoạt tôn giáo.
6. Cha Phan-xi-cô Hòang Minh Đức, Bề Trên đương nhiệm Cộng Đoàn DCCT Cần Giờ, người đã trực tiếp phục vụ Dự Tòng và Tân Tòng tại An Thới Đông trong nhiều năm.
7. Cha Tô-ma Phạm Phú Lộc, DCCT, người trực tiếp Phụ trách Giáo Điểm từ 2 năm qua.
8. Quý soeurs Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, nhất là quý soeurs đã và đang phục vụ tại Giáo Điểm trong công tác mục vụ giáo lý và chăm sóc các trẻ em khuyết tật.
Hy vọng rồi đây một khi Giáo Điểm được tổ chức tốt hơn và có điều kiện sống đạo hơn, công việc truyền giáo ở đây vẫn tiếp tục phát triển và đồng bào nơi vùng đất này sẽ tiếp tục nhận được Ơn Cứu Độ chứa chan.
Lm. Phêrô NGUYỄN VĂN KHẢI, DCCT, 24 – 25.6.2006
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG KHAI SINH VÀ PHÁT TRIỂN
Lễ khánh thành và cung hiến Thánh Đường Giáo Điểm An Thới Đông, Cần Giờ, vào ngày 24 tháng 6 năm 2006, là một biến cố lớn, đáng ghi nhớ đối vơí Giáo Điểm An Thới Đông nói riêng và đối với vùng truyền giáo Cần Giờ nói chung, vì đây là lần đầu tiên Giáo Điểm có được ngôi Thánh Đường mà lại là ngôi Thánh Đường xinh xắn, khang trang. Trong khoảng 13 năm, từ chỗ không có gì, đến nay Giáo Điểm đã có được một số khá đông anh chị Tân Tòng, có một đội ngũ phục vụ và một hệ thống cơ sở vật chất khá tốt. Nhân dịp này chúng tôi xin ghi lại vài nét về vùng truyền giáo Cần Giờ, đặc biệt về Giáo Điểm An Thới Đông.
I. VÙNG ĐẤT CẦN GIỜ
Cần Giờ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Sài-gòn, diện tích khoảng 702Km2 ( chiếm 1/3 diện tích thành phố Sài-gòn ) và dân số khoảng gần 60 nghìn người ( chiếm khoảng 1% dân số Sài-gòn ). Người dân trong huyện sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng rừng, làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, bán hàng rong và làm dịch vụ cho khách du lịch.
Người dân ở đây phần nhiều ít học và có cuộc sống rất bấp bênh. Vào mùa cày cấy thì các hồ thủy điện Trị An và Thác Mơ trữ nước khiến từ hạ lưu nuớc mặn tràn về nhiều làm cho muà màng thất bát. Đến mùa nuôi nghêu, nuôi sò thì các hồ thuỷ điện lại xả lũ, khiến nước măïn bị đẩy ra biển làm cho nghêu, sò thường hay bị chết vì nuớc thiếu độ mặn. Dân làm nghề cá và nuôi tôm cũng điêu đứng vì ngư trường bị tổn hại nghiêm trọng do các hồ thuỷ điện làm giảm lượng sinh vật phù du đổ ra biển, do những dòng nước thải đổ ra từ các khu công nghiệp, do cảnh tàu bè tấp nập ra vào nơi sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.
Hiện nay Cần Giờ trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút nhiều du khách, các cơ sở kinh tế thương nghiệp cũng bắt đầu mọc lên nhiều hơn trước, nhưng phần lớn dân chúng không đủ trình độ để có thể hội nhập vào tiến trình phát triển kia và từ đó có cơ may cải thiện đáng kể lối sống truyền thống của mình. Chính vì thế cuộc sống của người dân ở đây vẫn thiếu thốn nhiều thứ : thiếu lương thực, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu thực phẩm, thiếu chất đốt và thiếu chữ...
II. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI CẦN GIỜ
Cần Giờ từ lâu đời đã là một vùng truyền giáo. Năm 1860 các cha Thừa Sai Pháp và Việt Nam đã thành lập một Họ Đạo tại xã Đồng Hòa. Họ Đạo này đã bị xoá sổ hồi chiến tranh Pháp – Việt, Nhà Thờ bị phá bình điạ, còn Giáo Dân thì phiêu dạt tứ phương, nơi đây trở thành vùng trắng về Công Giáo.
Năm 1971, Tòa Tổng Giám Mục Sài-gòn đề nghị DCCT đảm nhận vùng truyền giáo Cần Giờ. Cha Phao-lô Trần Văn Lượng và thầy Hi-la-ri-ô Đinh Văn Thảo đã đến Cần Giờ và thành lập Giáo Điểm đầu tiên tại Cần Thạnh. Khi cha Trần Văn Lượng qua đời vào năm 1974, các vị đã kịp lập được thêm hai Giáo Điểm khác là Đồng Hòa và Tân Thạnh.
Năm 1975 cha Giu-se Phạm Kim Điệp được Cha Bề Trên Giám Tỉnh DCCT trao phó nhiệm vụ tiếp tục sứ mạng mà cha Trần Văn Lượng đã lãnh nhận tại Cần Giờ. Cũng vào giai đoạn này Giáo Điểm Tân Thạnh và Đồng Hòa bị chính quyền buộc phải đóng cửa.
Năm 1976 cha Giu-se Phạm Kim Điệp tiếp nhận Giáo Điểm Trần Hưng Đạo và năm 1988 ngài đã chuyển Giáo Điểm này lại cho cha Hoàng Văn Hinh, Dòng Don Bosco, phụ trách.
Năm 1989 Giáo Điểm Đồng Hoà được mở cửa trở lại và cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã trao Giáo Điểm này cho cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Hữu Hoà, DCCT và hiện nay ( 2006) là cha Giu-se Phạm Cao Thanh Sơn, DCCT.
Năm 1993 Giáo Điểm An Thới Đông khai sinh và cha Chân Tín, DCCT đã trực tiếp phụ trách công tác truyền giáo tại đây, tiếp theo ngài và cùng với ngài là các cha Phan-xi-cô Hoàng Minh Đức, DCCT và hiện nay là cha Tô-ma Phạm Phú Lộc, DCCT.
Hiện nay cha Giu-se Phạm Kim Điệp là Chính Xứ Giáo Xứ Cần Giờ bao gồm 4 Giáo Điểm Cần Thạnh, Trần Hưng Đạo, Đồng Hòa và An Thới Đông trải rộng trên phần đất 7 xã của huyện Cần Giờ. Cha Phan-xi-cô Hoàng Minh Đức là Bề Trên của Cộng đòan DCCT Cần Giờ. Nhà Thờ Giáo Xứ và Tu Viện DCCT Cần Giờ tọa lạc tại Cần Thạnh, trung tâm hành chính của huyện và cũng là cơ sở truyền giáo đầu tiên của DCCT tại vùng này.
III. GIÁO ĐIỂM AN THỚI ĐÔNG
An Thới Đông là một xã thuộc vùng thượng Cần Giờ, rộng 103km2, dân số 10.855 người – đông thứ hai trong huyện sau xã Bình Khánh, nằm bên tay phải của con đường từ thành phố Sài-gòn đi xuống bãi biển Cần Giờ, cách phà Bình Khánh khoảng 8km. Xã này gắn liền với chiến khu Rừng Sác nổi danh một thời, là xã anh hùng Cách Mạng của huyện Cần Giờ, bà con ở đây chủ yếu theo Đạo Cao Đài hoặc Đạo thờ Tổ Tiên. Trước đây trong xã hoàn toàn không có một người nào theo Công Giáo.
Quá trình hình thành và phát triển của Giáo Điểm An Thới Đông quả thực là một phép lạ Chúa làm trong ít năm vừa qua. Đầu thập niên 1980 một người trong xã thuộc ấp An Hoà là anh Nguyễn Văn Bạc, thường gọi là anh Hai Bạc, bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại giam anh gặp được những người tốt theo Công Giáo. Giữa thập niên 1980, khi được trả tự do anh đã quyết tâm tìm hiểu Đức Tin. Anh đến mấy Nhà Thờ ở huyện Nhà Bè và ở quận 4 xin học Giáo Lý, tuy nhiên, khi nghe lý lịch trích ngang của anh và biết anh là dân Rừng Sác, anh đều bị nhẹ nhàng từ chối !
Sau đó anh Hai Bạc liên lạc được với quý cha quý thầy DCCT Kỳ Đồng. Tại đây, cha Henri Bạch Văn Lộc, DCCT cùng thầy Giu-se Đỗ Minh Hạo, DCCT đã giúp anh học Giáo Lý. Từ đó bất kể nắng mưa, mỗi Chúa Nhật anh đều đạp xe từ 3 giờ sáng, có khi còn chở vợ hay con đi cùng, vượt qua phà Bình Khánh và một đoạn đường 45 km mà quá nửa là đường đất lầy lội mùa mưa, đỏ bụi mùa khô, để kịp giờ học Giáo Lý. Khoảng hai năm sau, vào cuối thập niên 1990, thì anh học xong Giáo Lý. Tuy nhiên, lúc đó là cha Bạch Lộc không rửa tội ngay cho anh vì xét thấy hoàn cảnh ở An Thới Đông chưa thuận lợi cho anh và gia đình anh sống Đức Tin.
Lúc này, Chúa Quan Phòng đã cho anh Hai Bạc gặp anh Đỗ Chí Toàn, một thành viên của Legio Mariae rất năng động vốn cũng đã nếm mùi lao xá như anh. Hàng tuần, anh Toàn từ Sài-gòn xuống An Thới Đông để chia sẻ, nâng đỡ đời sống Đức Tin của anh và sau đó dạy Giáo Lý cho cả gia đình anh, cho mẹ anh, và cho các anh chị em của anh, tất cả là 12 người. Sau khi học xong vẫn chưa có một ai trong số này được rửa tội. Năm 1993 anh Hai Bạc và các thành viên trong gia đình đến DCCT xin được chính thức gia nhập Hội Thánh. Cha Stê-pha-nô Chân Tín, người vừa kết thúc kỳ “nghỉ mát dài hạn” ở Cần Giờ vì ba bài giảng sám hối gây chấn động cả Sài-gòn Mùa Chay năm 1990, đã tổ chức lễ rửa tội cho anh Hai Bạc và các thành viên trong gia đình anh tại ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, Sài-gòn. ( Ảnh chụp anh Hai Bạc, Giáo Hữu tiên khởi trong ngày khánh thành Nhà Thờ An Thới Đông ).
Vì đã thấu hiểu nỗi khó khăn vất vả của người dân Cần Giờ, nhất là của nhóm nhỏ những người vừa đón nhận Đức Tin, cha Chân Tín đã làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ nhóm nhỏ Tân Tòng này và bày tỏ thiện cảm với bà con trong ấp An Hòa khi họ ở tại chỗ cũng như khi họ có việc lên Sài-gòn. Ngài tìm mọi cách giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất, quan trọng hơn hết là mối quan tâm chia sẻ ân cần với họ khi ngài xuống An Thới Đông cùng ăn cùng uống và có khi ngủ đêm lại tại nhà họ ít là mỗi tuần một lần vào thứ bảy, Chúa Nhật.
Về sau, ngài xin một hai thầy Học Viện DCCT và một số anh chị em Legio Mariae cùng đi xe máy xuống An Thới Đông với ngài. Cứ 5 giờ sáng khởi hành từ Sài-gòn, 6 giờ tới phà Bình Khánh và khoảng 7 giờ thì tới An Thới Đông. Công việc được phân chia một các gần như là tự nhiên như sau:
- Cha Chân Tín thăm hỏi mọi người trong xóm mà ngài gặp. Cuối cùng thì dâng lễ âm thầm cho hơn chục người có đạo kia. Chúa Nhật nào bận, ngài nhờ cha Phê-rô Đinh Ngọc Lâm, DCCT, thay thế;
- Các thầy Học Viện thì chia nhau giúp một số Dự Tòng là những người họ hàng hay hàng xóm của gia đình anh Hai Bạc tại các nhà đồng bào theo Đạo Cao Đài.
- Các anh chị Legio Mariae thì đi tới từng gia đình quen biết cũ mới để thăm hỏi và giúp đỡ bà con quen biết trong chừng mực có thể được về bất cứ chuyện gì. Năm 1994 anh Đỗ Chí Toàn xuất cảnh đi Mỹ; một số anh chị khác đã tiếp nối rất tốt công việc Tông Đồ trên đây, đặc biệt là anh Long Thới, chị Hồng Hải, chị Thanh Liêm và anh Nguyễn Văn Vui.
Nhận thấy các em khuyết tật ở đây cần được chăm sóc, dạy dỗ, đầu năm 1997, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã mua được một khu đất ở đầu ấp An Hòa. Tất nhiên là ngài phải để cho cho Giáo Dân đứng tên. Ngài đã xây dựng một ngôi nhà khá khang trang rộng khoảng 120m2 dùng làm Lớp Học Tình Thương và dạy nghề cho con em trong ấp và trong xã. Tuy nhiên, sau khi khánh thành, lớp học mới mở cửa được ít ngày đã bị buộc phải đóng cửa. Cũng nhân chuyện này mọi hình thức tụ tập sinh hoạt trong ngôi nhà này đều bị cấm.
Tuy nhiên, không vì thế mà dự định Tông Đồ ở vùng đất này phải chịu tiêu tan. Ngay khi đó, với sự giúp đỡ kinh phí của Đức Cha Giám Quản Ni-cô-la Huỳnh Văn Nghi, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã có thể mua thêm mấy nghìn mét vuông đất nữa ở bên cạnh đường vào trung tâm xã, ngay sát khu đất cũ, để tính chuyện lâu dài. Tổng cộng các lần mua đất trước sau ở An Thới Đông có đến 5 lần và chỉ nội chuyện tính toán làm sao để mua được trong điều kiện các Tu Sĩ không được đứng tên cũng không phải là chuyện đơn giản !
Từ đầu năm 1998, bên cạnh quý cha quý thầy DCCT tại Cần Giờ và các anh chị em Legio, Giáo Điểm An Thới Đông còn có các Nữ Tu, Chủng Sinh và quý thầy DCCT, Dòng Phan-xi-cô cộng tác phục vụ không thường xuyên, đặc biệt là vào dịp hè. Sự hiện diện đa dạng của các nam nữ Tu Sĩ làm cho đời sống đạo trong ấp sinh động hẳn lên và số người xin làm Dự Tòng và học Giáo Lý lúc này lên đến khoảng hơn 100 người.
Những khó khăn của buổi đầu xảy ra là chuyện bình thường. Đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc của cha Chân Tín và các cộng sự viên của ngài. Từ đó các sinh hoạt như dạy Giáo Lý và dâng Thánh Lễ, dù là tại các gia đình, cũng đều bị cấm chỉ. Mấy gia đình Công Giáo bị theo dõi thường xuyên. Thế nhưng, xung quanh cái bàn bày bình nước, bình trà, diêm thuốc và ly tách, cha Chân Tín ngồi tiếp chuyện bà con, lễ phục là bộ đồ Tây đơn sơ bình dân, chén Thánh là một chiếc tách nhỏ dùng để uống trà, còn đĩa Thánh chỉ là một cái đĩa nhỏ, và cứ thế nho nhỏ mà thưa đáp với nhau: Thánh Lễ vẫn tiếp tục được cử hành. Chuyện học Giáo Lý cũng vậy. Không thể tụ tập đông người thì bà con phân tán thành những nhóm nhỏ và tại các gia đình theo tôn giáo khác. Hạt giống Đức Tin nhờ vậy đã nhanh chóng được gieo vãi rộng hơn. (Ảnh chụp cha già Chân Tín trong ngôi Thánh Đường An Thới Đông vừa hoàn tất ).
Đến năm 1999 tình hình trở nên khó khăn hơn. Không ít lần giữa đêm khuya khoắt, cha Stê-pha-nô Chân Tín vì bị... “ma đuổi” mà phải di tản khỏi An Thới Đông xuống cơ sở chính của Dòng ở thị trấn Cần Thạnh, cách đấy khoảng 30km và một cái phà tên gọi Dần Xây. Ngày 8.8.1999, cha Giu-se Phạm Kim Điệp đã hướng dẫn một nhóm Giáo Dân và y bác sĩ tình nguyện đến An Thới Đông để nhổ răng và phát thuốc miễn phí. Vì hôm đó là Chúa Nhật, cho nên có một số tín hữu tập trung tại một gia đình ở Ấp An Hòa để đọc kinh. Thế là chuyện vỡ lở và tất cả được mời đi “làm việc”.
Cũng thời gian đó, các Nữ Tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được gửi đến phục vụ trong kỳ hè ở An Thới Đông. Không thể ở trong nhà cộng đoàn, nhà Giáo Dân, hay nhà một ai khác, có những bữa các chị đã phải ngủ trong một con thuyền nhỏ neo trên sông Rạch Lá, quãng gần ngã ba giáp sông Soài Rạp.
Ngay từ giữa năm 1999, việc tham dự Thánh Lễ, việc dạy và học Giáo Lý dưới mọi hình thức không thể tiếp tục tại mà phải chuyển sang một Giáo Điểm gần nhất là Giáo Điểm Trần Hưng Đạo, thuộc xã Tam Thôn Hiệp, giáp sông Lòng Tàu, cách An Thới Đông khoảng 12km. Mỗi sáng Chúa Nhật từ 2 – 3 giờ, người nọ gọi người kia, nhà nọ gọi nhà kia dậy sửa soạn và cùng nhau kéo sang Trần Hưng Đạo, cho kịp giờ lễ sáng ( 5 giờ ). Lễ xong bà con cùng nhau ăn sáng chung. Cha phụ trách Hoàng Văn Hinh Dòng Don Bosco và bà con thuộc Giáo Điểm Trần Hưng Đạo tiếp đón các anh chị em của Giáo Điểm An Thới Đông trong tình huynh đệ thật đậm đà.
Sau khi ăn sáng mọi người cùng nhau tìm hiểu Giáo Lý và sinh hoạt chung với nhau tới khoảng 9 giờ thì kết thúc, mọi người dắt díu nhau ra về. Thật là xúc động khi thấy cảnh tượng một đoàn người dáng vẻ lam lũ, ăn mặc đepï hơn bình thường, vừa đạp xe vưà hát Thánh Ca, xe có khi chở hai chở ba, có những anh thanh niên cởi cả áo cuốn lên tay lái. Hầu hết số xe đạp phục vụ cho việc di chuyển này được quý vị ân nhân giúp đỡ qua cha Chân Tín và các anh chị Legio Mariae. Có cha Phao-lô Nguyễn Văn Châu ở Vũng Tầu đã cùng các anh chị em trong ca đoàn và Nhóm Ve Chai Vũng Tầu đi lượm ve chai bán lấy tiền mua được cả chục xe đạp giúp An Thới Đông.
Sau sự kiện ngày 8.8.1999 cha Phạm Kim Điệp đã làm bản tường trình gửi Đức Tổng Giám Mục và Ban Tôn Giáo thành phố. Ngài cũng đại diện Giáo Dân trình bày hai điều sau:
Thứ nhất: Giáo Dân An Thới Đông cần có một nơi thờ phượng, vì theo ngài “đa số Giáo Dân An Thới Đông là người nghèo, nếu đi lễ ở Nhà Thờ bên Ấp Trần Hưng Đạo bằng xe đạp thì phải mất 4 giờ đi và về, nếu đi bằng xe ôm phải mất 10 đồng/người thì quá tội nghiệp cho họ”.
Thứ hai: Trong khi chờ đợi chính quyền đồng ý với việc thành lập một Nhà Nguyện, đề nghị Ban Tôn Giáo để cho các Linh Mục, Tu Sĩ có trách nhiệm được đến với từng cụm gia đình từ 10 đến 20 người để giúp họ sinh hoạt tôn giáo.
Trong khi chờ đợi, đầu tháng 12.1999, cha Phạm Kim Điệp đã đề cập với chính quyền việc sẽ tổ chức mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh tại ngôi nhà dạy nghề ở Ấp An Hòa cho bà con trong Giáo Điểm. Ngày 21.12.1999 chính quyền huyện Cần Giờ đã đồng ý. Đó là lần đầu tiên kể từ ngày khai sinh Giáo Điểm vào năm 1993, An Thới Đông được cử hành một Thánh Lễ cách công khai.
Sang năm 2000, nhờ ơn Chúa và nhờ sự cố gắng đối thoại của nhiều người từ nhiều phía, tình hình trở nên thuận lợi hơn cho Tân Tòng và Dự Tòng tại đây. Trong khi chờ đợi văn bản chính thức cho phép bà con được sinh họat tôn giáo trên mảnh đất quê hưởng mình, chính quyền đã tạm thời cho phép tổ chức tại chỗ Thánh Lễ ban Bí Tích khai tâm cho một 124 Dự Tòng vào ngày 17.5.2000. Đây là lần thứ hai Giáo Điểm có thánh lễ công khai và cũng là lần đầu tiên Giáo Điểm được tiếp đón Đức Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn về thăm và ban Bí Tích Thêm sức. Hôm đấy, chúng tôi đến sớm, ghé thăm một gia đình tôn giáo bạn – nơi đã từng đón tiếp các Dự Tòng học Giáo Lý 3 năm trước – thì thấy ông chủ nhà đang cắt chữ “Chào mừng Đức Tổng Giám Mục và quý khách”. Ông nói: “Tôi mừng lắm, hôm nay vợ chồng tôi và hai đứa nhỏ nhà tôi được... dzô Đạo”.
Kể từ giữa năm 2000, An Thới Đông được chính thức công nhận là một Giáo Điểm được tự do sinh hoạt tôn giáo. Khu đất cha Giu-se Nguyễn Kim Điệp mua trước đây và ngôi nhà dạy nghề cũng đã được chính quyền địa phương công nhận và cho các Tu Sĩ đứng tên. Với sự giúp đỡ của Đức Tổng Giám Mục, Giáo Điểm đã mua thêm được khu đất khoảng 4000m2 nằm cạnh khu đất hiện có đã được mua từ trước, nâng tổng diện tích mà Giáo Điểm mua được từ năm 1997 đến năm 2000 là 13.000m2.
Lúc này, để chia sẻ trách nhiệm mục vụ với cha Chân Tín đã bước sang tuổi 80, cha Phạm Kim Điệp đã xin phép và được chính quyền đồng ý cho anh em Tu Sĩ của Cộng Đoàn DCCT Cần Giờ được làm việc tại các xã có các Giáo Điểm, trong đó có xã An Thới Đông. Cha Phạm Kim Điệp cũng đã cho điều tra số trẻ em khuyết tật trong xã An Thới Đông và các xã lân cận. An Thới Đông có khoảng 60 em, các xả khác có khoảng 100 em mỗi xã. Đầu năm 2000, ngài xây dựng một ngôi trường dành cho các em khuyết tật bên cạnh ngôi nhà dạy nghề và lớp học tình thương đã xây dựng từ năm 1997, nhằm từng bước giúp các em trưởng thành và hội nhập vào cuộc sống. Với tư cách là cha Chánh xứ, ngài cũng đã liên hệ mời các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán về phục vụ tại trường khuyết tật dân lập ngài vừa mở tại Giáo Điểm, đồng thời giúp Giáo Lý cho mọi người trong Giáo Điểm. Các Nữ Tu cũng đã chấp thuận và được chấp thuận.
Từ ngày 29.6.2000, Giáo Điểm được chính quyền chính thức công nhận bằng văn bản. Từ đây các tín hữu ở An Thới Đông được phục vụ khá chu đáo. Ngoài quý cha quý thầy DCCT và quý soeurs Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán trực tiếp phục vụ tại chỗ, Giáo Điểm còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đấng bản quyền đông đảo quý vị Linh Mục nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân trong ngòai Giáo Phận. Nhờ vậy, nhóm nhỏ những người có đức tin ở An Thới Đông lớn dần. Từ 12 Tân Tòng đầu tiên tại ấp An Hoà, sau mấy năm các ấp khác trong xã như An Đông, Rạch Lá, An Nghĩa, An Bình đều đã có người đón nhận Chúa Ki-tô.
Giáo Điểm cũng từng bước xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu xã hội và tôn giáo tại địa phương như: Mở rộng thêm nhà tình thương dành cho các em khuyết tật, thành lập lưu xá cho học sinh, xây dựng nhà ở cho quý cha qúy thầy và quý soeurs. Hiện nay cơ sở của Giáo Điểm đang tiếp nhận và chăm sóc 40 em khuyết tật và lưu xã cũng đang tiếp nhận 40 học sinh đến từ các vùng sâu vùng xa trong và ngoài xã An Thới Đông.
Sau cùng là việc xây dựng Thánh Đường. Cha Chân Tín, cha Phạm Kim Điệp và cha Phạm Phú Lộc cùng các cộng tác viên đã liên hệ với nhiều nơi để xin giấy phép xây dựng và tìm nguồn kinh phí. Lễ đặt viên đá đầu tiên diễn ra ngày 27.3.2004 nhưng mãi đến hơn một năm sau, vào ngày 6.7.2005, công trình mới được khởi công, với tổng diện tích xây dựng khoảng 500m2, tầng trên dùng làm Nhà Thờ và tầng hầm dùng làm nơi sinh hoạt Giáo Lý. Tháp chuông cao 25m, được xây dựng tách biệt với Nhà Thờ.
Theo lời thỉnh cầu của anh em DCCT Cần Giờ, Cha Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam đã bổ nhiệm cha Đa-minh Nguyễn Hữu Trung, DCCT Vũng Tầu, một người rất có khả năng và kinh nghiệm xây dựng đến An Thới Đông phụ trách thi công.
Trong quá trình xây dựng, vì nhiều lý do, kinh phí gia tăng nhiều so với dự kiến. May mắn thay Đức Hồng Y đã quan tâm tìm nguồn trợ giúp. Ngày 5.3.2006, lễ mừng sinh nhật Đức Hồng Y được tổ chức tại An Thới Đông. Số tiền khoảng 600 triệu đồng Giáo Dân xa gần mừng thọ Đức Hồng Y trong Thánh Lễ này được dùng làm kinh phí xây dựng Thánh Đường. Một số vị ân nhân còn giúp toàn bộ ghế ngồi và hệ thống âm thanh.
Ngày 24.6.2006, nhân dịp Lễ Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta, bổn mạng của Đức Hồng Y, Giáo Điểm đã tổ chức Thánh Lễ khánh thành và cung hiến ngôi Thánh Đường. Cũng trong Thánh Lễ này 60 Dự Tòng được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy và 98 Tân Tòng được nhận Bí Tích Thêm Sức. Đức Hồng Y dù đang bị đau yếu vẫn đến chủ sự các nghi thức. Sự hiện diện của ngài mang lại niềm vui và sự khích lệ vô bờ cho các Tân Tòng, cho các nam nữ Tu Sĩ và anh chị em đang phục vụ trong vùng truyền giáo Cần Giờ. ( Ảnh chụp các Dự Tòng An Thới Đông ).
Bản thân Đức Hồng Y cũng rất vui mừng. Đại diện Giáo Dân của Tổng Giáo Phận Sài-gòn, đã chúc mừng Lễ bổn mạng của ngài sau Thánh Lễ. Trong khi huấn từ, ngài chia sẻ ngài cảm thấy vui mừng: Thứ nhất là giữa vùng đồng chua nuớc mặn đã mọc lên ngôi Thánh Đường khang trang là món quà của anh chị em Giáo Dân thành phố tặng anh chị em An Thới Đông. Đấy là chứng tích tình yêu đối với Chúa và đối với nhau. Thứ hai là ngài thấy gương mặt các thanh thiếu niên An Thới Đông mặc dù còn phảng phất dáng vẻ nước mặn đồng chua, nhưng lời ca tiếng hát đã có những tâm tình đạo hạnh tốt đẹp. Được như vậy, theo Đức Hồng Y, là nhờ những người phục vụ tại chỗ và nhờ nhiều đoàn thể cũng như cá nhân trong Giáo Phận đã tới đây trong những năm qua và trên hết là nhờ Chúa Thánh Thần, người làm cho lòng Đạo lớn lên.
Sau 12 năm khai sinh, mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, hiện tại Giáo Điểm An Thới Đông đã trở thành một Giáo Điểm sinh động của Trung Tâm Truyền Giáo Cần Giờ và của Tổng Giáo Phận Sài-gòn. Từ 12 người đầu tiên trong ấp An Hòa, đức tin đã sinh sôi nảy nở lan tràn ra các ấp khác như An Bình, An Đông, Rạch Lá, An Nghĩa với con số hiện nay tổng cộng là 483 tín hữu mà 100 % là Tân Tòng. Từ chỗ không có gì đến chỗ có được trường học cho trẻ khuyết tật, lớp dạy nghề cho người nghèo, lưu xá cho học sinh, nhà ở cho các Linh Mục và Tu Sĩ, Thánh Đường và nơi dạy Giáo Lý và tổ chức các sinh họat chung.
Nỗ lực thi hành sứ mạng rao giảng Tin mừng của quý cha quý thầy DCCT, của các anh chị em Legio Mariae và của tất cả những ai quan tâm đến công cuộc truyền giáo nơi đây – bước đầu đã thu lượm được những kết quả nhất định. Tuy chẳng có gì to tát và đông đúc, nhưng nhìn vào một cộng đòan Giáo Dân có một niềm tin sống động, đang được tổ chức nền nếp và chăm sóc chu đáo cùng cơ sở vật chất khang trang là kết quả của 13 năm truyền giáo kia, ai cũng thấy mừng thay cho mọi người dân ở An Thới Đông. Mười hai năm mà được như thế thì thật là nhanh và thật là phép lạ trong hòan cảnh ngày nay. Nhất là khi nhớ đến Miền Bắc, nơi có những Giáo Điểm theo đạo cả hàng chục năm nay mà hiện thời vẫn còn bơ vơ và chưa được công nhận, hay nơi có những giáo ho có nhà thờ xây dựng từ trên dưới một trăm năm nay mà hiện thời vẫn chỉ là những ngôi nhà tranh vách gỗ xiêu vẹo...
Đó là ơn huệ Thiên Chúa ban cho Tổng Giáo Phận Sài-gòn, cho DCCT và Trung Tâm Truyền Giáo Cần Giờ ở đầu thiên niên kỷ thứ ba này, đồng thời là kết quả của sự hy sinh đóng góp vật chất, tinh thần và lời cầu nguyện của quý vị Giáo Dân trong nội thành Sài-gòn, của các anh chị Legio Mariae, của Cha Hạt trưởng và quý cha Hạt Xóm Chiếu, của cha Đại Diện Giám Mục Đặc trách Giáo Dân và Ban Đại Diện Giáo Dân Tổng Giáo Phận Sài-gòn, của giới thương gia Công Giáo Sài-gòn. Còn bao nhiêu con người khác nữa góp phần làm nên diện mạo của Giáo Điểm hôm nay, trong đó có cả các cán bộ thiện chí trong các cơ quan chính quyền. Mặc dù có những khó khăn này khác trong buổi đầu, nhưng các cán bộ hữu trách đã mau chóng đối thọai và tìm cách tháo gỡ, đáp ứng nhu cầu của bà con Giáo Dân. Phải nói là hiếm có Giáo Điểm nào trên đất nước này được chính quyền giải quyết nhanh như vậy. Đặt biệt Giáo Dân và Dự Tòng trong Giáo Điểm biết ơn các đấng bậc sau đây:
1. Đức Giám Quản Ni-cô-la Hùynh Văn Nghi, người đã khuyến khích, nâng đỡ và trợ giúp công việc truyền giáo tại An Thới Đông ngay từ buổi sơ khai.
2. Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn, người đã luôn quan tâm đến công cuộc truyền giáo tại đây và tìm mọi cách giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho Giáo Điểm.
3. Cha Giu-se Cao Đình Trị, Giám tỉnh DCCT Việt Nam, người luôn tìm cách trợ giúp và tổ chức để công việc truyền giáo tại Cần Giờ được tiến triển trong mức độ tốt đẹp nhất.
4. Cha Stê-pha-nô Chân Tín, DCCT, người đã khai sinh ra Giáo Điểm từ năm 1993, trực tiếp phụ trách Giáo Điểm trong nhiều năm và hiện nay vẫn đang tiếp tục cách này cách khác đồng hành cùng Giáo Điểm.
5. Cha Giu-se Phạm Kim Điệp, DCCT, Chánh xứ Cần Giờ, người đã có kế họach tiếp cận truyền giáo bằng việc mua đất đai và xây dựng các cơ sở bác ái xã hội tại An Thới Đông và các khu vực khác tại Cần Giờ và thực hiện các thủ tục hành chính với chính quyền nhằm từng bước giúp cho các Tân Tòng được tự do sinh hoạt tôn giáo.
6. Cha Phan-xi-cô Hòang Minh Đức, Bề Trên đương nhiệm Cộng Đoàn DCCT Cần Giờ, người đã trực tiếp phục vụ Dự Tòng và Tân Tòng tại An Thới Đông trong nhiều năm.
7. Cha Tô-ma Phạm Phú Lộc, DCCT, người trực tiếp Phụ trách Giáo Điểm từ 2 năm qua.
8. Quý soeurs Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, nhất là quý soeurs đã và đang phục vụ tại Giáo Điểm trong công tác mục vụ giáo lý và chăm sóc các trẻ em khuyết tật.
Hy vọng rồi đây một khi Giáo Điểm được tổ chức tốt hơn và có điều kiện sống đạo hơn, công việc truyền giáo ở đây vẫn tiếp tục phát triển và đồng bào nơi vùng đất này sẽ tiếp tục nhận được Ơn Cứu Độ chứa chan.
Lm. Phêrô NGUYỄN VĂN KHẢI, DCCT, 24 – 25.6.2006