Kết thúc đại hội về nghệ thuật phim ảnh và 10 Điều răn
VATICAN 3/12/2002 (Zenit. org). - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Văn hóa nói Cinema phải được coi như "một chiếc xe không thể thay thế" để truyền thông và rao giảng tin mừng.
Hồng Y Paul Poupard biểu lộ niềm xác tín này khi bế mạc một đại hội về cinema và 10 Điều răn, do những tổ chức khác nhau Vatican cổ võ.
Hồng y hỏi Thiên Chúa và con người có chỗ đứng nào trong nền văn hóa đương thời. Câu trả lời được chính Chúa ban cho, hồng y nói rõ: "Chúa Kitô mời chúng ta đặt con người, với những nghi ngờ và mơ hồ của nó, làm trung tâm mọi sự. "
Điều này chính xác là sự thách đố, hồng y nói: "Lắng nghe văn hóa của những con người và bắt đầu trở lại từ đầu, vì yêu Chúa và yêu người tha nhân của mình".
Vị Hồng Y người Pháp nói thêm "Xem ra luật thị trường được áp đặt trong cinema, và một phần thuộc văn hóa các phương tiện truyền thông là tầm thường và bạo động, ". Nhưng cinema "là dụng cụ dễ bị tổn thương nhất để mơ và lớn lên trong những lý tưởng, " ngài nói thêm
Ðức Hồng Y Poupard nói tiếp biết rằng "những dấu vết của chiều kích thiêng liêng gặp thấy trong cinema, " bổn phận chúng ta "là làm sáng tỏ và nuôi dưỡng dấu vết của ý nghĩa này".
Hồng Y Poupard chủ tọa ngày thứ hai và ngày cuối của cuộc suy tư đại hội "10 Điều răn và Văn hóa nghệ thuật làm phim trong Ngàn Năm Thứ Ba. "
Biến cố được tổ chức bởi các hội đồng văn hóa và truyền thông xã hội, và Thư viện Phim Vatican tại Đại học Thánh giá.
Cuối biến cố, Claudio Siniscalchi, giáo sư về phim ảnh của Đại học Thánh giá, nhắc rằng "Đức GioanPhaolô II đã biết đọc những thời đại chúng ta trong một cách tổng hợp, đặt đạo đức học làm nền tảng cho tất cả suy tư. "
Siniscalchi than phiền "sự thiếu đạo đức của xã hội chúng ta" nhưng đồng thời đã giải thích có thể để đạo đức học đi vào trong văn hóa phim ảnh.
Đại hội đã kết thúc tại tổng hành dinh Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, bằng cách chiếu cuốn phim của Randall Wallace "Chúng tôi đã làm lính. "
VATICAN 3/12/2002 (Zenit. org). - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Văn hóa nói Cinema phải được coi như "một chiếc xe không thể thay thế" để truyền thông và rao giảng tin mừng.
Hồng Y Paul Poupard biểu lộ niềm xác tín này khi bế mạc một đại hội về cinema và 10 Điều răn, do những tổ chức khác nhau Vatican cổ võ.
Hồng y hỏi Thiên Chúa và con người có chỗ đứng nào trong nền văn hóa đương thời. Câu trả lời được chính Chúa ban cho, hồng y nói rõ: "Chúa Kitô mời chúng ta đặt con người, với những nghi ngờ và mơ hồ của nó, làm trung tâm mọi sự. "
Điều này chính xác là sự thách đố, hồng y nói: "Lắng nghe văn hóa của những con người và bắt đầu trở lại từ đầu, vì yêu Chúa và yêu người tha nhân của mình".
Vị Hồng Y người Pháp nói thêm "Xem ra luật thị trường được áp đặt trong cinema, và một phần thuộc văn hóa các phương tiện truyền thông là tầm thường và bạo động, ". Nhưng cinema "là dụng cụ dễ bị tổn thương nhất để mơ và lớn lên trong những lý tưởng, " ngài nói thêm
Ðức Hồng Y Poupard nói tiếp biết rằng "những dấu vết của chiều kích thiêng liêng gặp thấy trong cinema, " bổn phận chúng ta "là làm sáng tỏ và nuôi dưỡng dấu vết của ý nghĩa này".
Hồng Y Poupard chủ tọa ngày thứ hai và ngày cuối của cuộc suy tư đại hội "10 Điều răn và Văn hóa nghệ thuật làm phim trong Ngàn Năm Thứ Ba. "
Biến cố được tổ chức bởi các hội đồng văn hóa và truyền thông xã hội, và Thư viện Phim Vatican tại Đại học Thánh giá.
Cuối biến cố, Claudio Siniscalchi, giáo sư về phim ảnh của Đại học Thánh giá, nhắc rằng "Đức GioanPhaolô II đã biết đọc những thời đại chúng ta trong một cách tổng hợp, đặt đạo đức học làm nền tảng cho tất cả suy tư. "
Siniscalchi than phiền "sự thiếu đạo đức của xã hội chúng ta" nhưng đồng thời đã giải thích có thể để đạo đức học đi vào trong văn hóa phim ảnh.
Đại hội đã kết thúc tại tổng hành dinh Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, bằng cách chiếu cuốn phim của Randall Wallace "Chúng tôi đã làm lính. "