GƯƠNG MẪU HỘI NHẬP CỦA NGHI THỨC ROMA
Câu mở đầu Huấn thị thứ năm số 5 cho thấy nghi thức Roma là gương mẫu quí báu và dụng cụ hữu hiệu cho việc hội nhập đích thực : “Re quidem vera licet affirmari ipsum Ritum romanum jam esse pretiosum exemplum et instrumentum verae inculturationis.”
Sở dĩ như vậy vì nghi thức thời danh đó có khả năng đáng kể đón nhận cho mình các bản văn, các bài hát, các cử điệu và nghi thức rút ra từ các tập tục và nét thần kỳ của nhiều dân tộc và Hội thánh địa phương Đông cũng như Tây, để tạo thành một sự duy nhất hài hòa và xứng hợp vượt quá ranh giới của bất cứ miền nào : “Ritus enim insignis est notabili facultate sibi assumendi textus, cantus, gestus et ritus a consuetudinibus atque ingenio diversarum gentium et Ecclesiarum particularium sive Orientis sive Occidentis deductos, ad aptam et convenientem unitatem, fines quarumvis regionum excedentem, efficiendam.”
Đặc tính này thật hiển nhiên trong các lời nguyện có khả năng vượt lên trên giới hạn của những hoàn cảnh riêng lẻ và phụ thuộc mà trở thành lời nguyện của các Ki-tô hữu tại bất cứ nơi nào hay thời nào : “Haec proprietas praesertim est conspicua in ejus orationibus quae facultatem praebent primitivorum rerum adjunctorum limites superandi, ita ut orationes evadant christianorum cujusvis loci atque aetatis.”
Do đó, gương mẫu hội nhập của nghi thức Roma hệ tại khả năng du nhập những nét tinh hoa trong nền văn hóa của các dân tộc và các Hội thánh địa phương chứ không phải đem các kinh nguyện của mình hội nhập vào nhiều nền văn hóa và các tập tục địa phương như có người hiểu : “Vì nghi lễ Roma và đặc biệt là các kinh nguyện đã được hội nhập vào nhiều nền văn hóa và các tập tục địa phương.”
Vậy khi chuẩn bị dịch các sách phụng vụ, “phải hết sức ân cần lo bảo vệ tính đồng bộ và lối diễn tả đồng nhất này, không phải như để bảo toàn một lâu đài lịch sử mà chính là để biểu dương những thực tại thần học và mối hiệp thông cũng như sự hiệp nhất mang tính Hội thánh”.
“Công cuộc hội nhập mà việc dịch sang các tiếng bản quốc là một phần, không được coi là con đường đưa tới những thể loại mới hay những tổ hợp nghi thức, nhưng ngược lại, phải nghĩ rằng bất cứ những thích nghi nào được đưa vào để đáp ứng các nhu cầu văn hóa và mục vụ đều là thành phần của nghi thức Roma và hòa hợp với nghi thức này.”
“Ritus romani identitas atque expressio unitaria in praeparandis cunctis translationibus librum liturgicorum summa diligentia sunt servandae, non quasi quiddam mnemosynum historicum, sed ut manifestatio realitatum theologicarum, communionis unitatisque ecclesialis. Opus inculturationis, cujus rei translatio in linguas populares est pars, ideo ne habeatur quasi via ad nova genera inferendas, contra oportet reputatur quavis accommodationes, inductas vel familias rituum ut nesessitatibus culturalibus aut pastoralibus occuratur, partes esse Ritus romanus, eidemque inde harmonice inserendas.”
Để làm công việc này, số 42 trong Huấn thị nêu rõ : “Người dịch phải suy cho kỹ rằng Lời Chúa loan báo trong Phụng vụ không đơn thuần là một tài liệu hoàn toàn lịch sử. Quả thế, bản văn kinh thánh không chỉ bàn về các nhân vật thời danh và những biến cố Trong Cựu Ước và Tân Ước mà còn nhắc cả đến các mầu nhiệm cứu độ và các tín hữu trong thời đại chúng ta cũng như đời sống của họ nữa.
Phải tuân giữ qui luật trung thành với bản văn nguyên thủy, nhưng khi có lời hay kiểu nói nào cho phép lựa chọn giữa nhiều kiểu dịch có thể khả thi, thì phải ra sức chọn kiểu nào khả dĩ làm cho người nghe nhận ra chính mình và những đường nét của đời mình một cách thật sống động, nơi các nhân vật và biến cố được trình bày trong các bản văn.”
“Perpendat translator verbum Dei, in Liturgia nuntiatum, non esse ut documentum quoddam mere historicum. Textus enim biblicus non modo de praeclaris hominibus et eventis Veteris ac Novi Testamenti agit, sed de mysteriis quoque salutis, et ad fideles nostrae aetatis necnon ad eorum vitam repetit.
Servata semper norma fidelitatis erga textum originalem, cum aliquod verbum vel locutio praebet inter plures translationis rationes quae fieri possunt, conetur, ut optio illa secum ferat auditorem seipsum ac lineamenta quaedam suae vitae in personis et eventibus in textu propositis quam vivide agnoscere.”
Như thế, những lời trên đây cho thấy rằng phải luôn luôn giữ luật trung thành với nguyên bản, nhưng là một sự trung thành ý thức. có chọn lựa, khi từ ngữ trong bản văn cho phép.
Ngoài ra số 43 trong Huấn thị còn nói thêm rằng mọi kiểu cách chuyển hiện các hình ảnh và cử chỉ của các nhân vật thuộc thiên giới sang hình ảnh nhân giới, hay diễn tả bằng những danh xưng rõ ràng hay cụ thể, điều rất thường hay xẩy ra trong ngôn ngữ kinh thánh, những kiểu cách đó luôn giữ được đầy đủ ý nghĩa, khi chúng được dịch sát chữ, như trong ngữ vựng ấn bản Nova Vulgata, các từ “đi”, “cánh tay”. “ngón tay”, “bộ mặt” của thiên Chúa, “xác thịt”, “sừng”, “miệng”, “mầm”, “viếng thăm”. Những từ như thế, tốt hơn, không nên diễn nghĩa hay giải thích bằng những từ thông thường trừu tượng hơn, hay mơ hồ. Đối với một số ngữ vựng liên hệ như “linh hồn”, và “thần trí” được chuyển dịch trong Nova Vulgata, phải lưu ý đến các nguyên tắc ở trên, được trình bày trong các số 40-41. Vì vậy, phải tránh dùng đại danh từ hay từ nào trừu tượng hơn thay cho những chữ đó, trừ một vài trường hợp thật là cần thiết. Thật vậy, nên nhớ rằng có những kiểu nói dịch sát bằng thường ngữ, được coi là lạ lùng và vì thế, khiến người nghe phải tìm hiểu và tạo dịp cho việc giảng dạy huấn giáo.”
“Omnes formae quae caelitum imagines et gesta in humanam figuram fingunt vel denominationibus definitis seu “concretis” exprimunt, quod saepissime in sermone biblico evenit, modo nonnumquam vim suam servant, cum ad litteram vertuntur, velut in Novae Vulgatae editionis vocabula “ambulare”, “brachium”, “digitus”, “manus”, “vultus” Dei, “caro”, “cornu”, “os”, “semen”, “visitare”, quae vero potius est ne explanentur aut interpretata reddantur per voces vulgares magis “abstractas” vel vagas. Ad vocabula quaedam quod attinet, velut ea, quae “anima”, et “spiritus” in Nova Vulgata transferuntur, cavendum est de principiis supra ad nn 40-41, expositis. Ideo vitandum est ut pro iis pronomen personale aut verbum magis abstractum potius habeatur, in hoc, aliquo in casu, stricte necessarium sit. Cogitetur enim translationem ad litteram factam locutionum, quae mirae animadvertantur in sermone vulgari, hanc ipsam ob rem audiendi exposcere inquisitionem atque occasionem dare catechesis tradendae.”
Nghi thức Roma là mẫu mực cho mọi người tuân theo. Cái hay của mẫu mực đó là đã đón nhận từ bên ngoài những gì là tinh túy tốt đẹp để làm giầu cho mình, và tạo được cho mình khả năng thống nhất và đi tới phổ quát. Nghi thức đó vẫn còn để cho người dịch một khoảng trống không đến nỗi quá ư chật hẹp, đến nỗi bóp chết moị sáng kiến và thích nghi cần thiết, để bản dịch vừa trung thành với ý lại vừa đẹp về từ.