Những Nhắc Nhở Quan Trọng Về Việc Lên Rước Lễ
Chiếu theo học thuyết và kỷ luật hiện hành của Giáo Hội, sau đây là một vài lời nhắc nhở vắn tắt rất quan trọng có liên quan đến việc lên Rước Lễ mà Linh Mục Jay Scott Newman nhắc nhở mọi giáo dân của Ngài:
(1) Chỉ những người Công Giáo nào đang trong tình trạng nhận được ơn huệ của Thiên Chúa (tức không có phạm bất kỳ một trọng tội nào cả) thì mới được phép lên Rước Lễ.
(2) Những người Kitô Giáo vốn không phải là Công Giáo luôn được Giáo Hội chào đón để tham dự vào các Thánh Lễ của Giáo Hội, thế nhưng người đó không được phép lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, bởi vì người đó chưa hiệp thông một cách trọn vẹn với Giáo Hội.
Hơn nữa, bất kỳ những người Công Giáo nào cưới vợ hoặc chồng vốn không phải là Công Giáo, và bên ngoài Giáo Hội, hay ý thức được tội nặng mà mình đã phạm cũng như chưa được xưng tội lần đầu, thì không được lên Rước Lễ.
(3) Những người không tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng / Lễ Buộc khác của Giáo Hội dù chỉ một lần thôi mà không có lý do chính đáng, thì người đó buộc phải đi xưng tội trước khi lên Rước Lễ.
(4) Những người đã tự ý ly dị bất chấp luật lệ của Giáo Hội, hay dang díu vào những cuộc hôn nhân bất chính, hay chưa cưới hỏi chính thức trong Giáo Hội, hoặc có từ 2 vợ/chồng trở lên, thì không được phép lên Rước Lễ.
(5) Những ai có ý định lên Rước Lễ thì phải ăn chay ít nhất là một tiếng đồng hồ trước khi lên Rước Lễ. Nước và thuốc có thể uống/dùng bất kỳ lúc nào mà không có vi phạm gì cả đến việc ăn chay này.
(6) Người lên Rước Lễ phải có mặt tham dự trọn cả Thánh Lễ ngay từ ban đầu cho đến lúc lên Rước Lễ, cũng như kết Lễ.
Việc đến tham dự Thánh Lễ sau khi Thánh Lễ đã được bắt đầu rồi không cho phép người đó có một sự chuẩn bị nội tâm một cách đúng đắn và kỹ càng để lãnh nhận phép bí tích. Hay nói cách khác, đến tham dự Thánh Lễ trễ (bất kỳ phần nào trong Thánh Lễ) thì không được phép lên Rước Lễ.
(7) Khi người phía trước bạn đang lãnh nhận Phép Thánh Thể, thì mỗi người lên Rước Lễ phải làm hay tỏ ra một dấu chỉ cung kính nào đó như: quỳ gối, cuối đầu chào cung kính, hay làm dấu Thánh Giá, chứ không phải ngang nhiên, bất kính, sầm tới lãnh nhận Phép Thánh Thể.
(8) Việc Rước Lễ bằng lưỡi vẫn là quy phạm chuẩn của Giáo Hội và đó chính là cách tốt nhất để đón nhận Mình Thánh Chúa. Việc lãnh nhận Mình Thánh Chúa bằng tay chỉ được phép khi người lên Rước Lễ dùng một tay này để lên tay kia tạo thành kiểu ngai vàng (throne) để cho Cha chủ tế hay thừa tác viên Thánh Thể đặt Mình Thánh Chúa vào ngay lòng bàn tay. Sau đó, đứng ra một bên và bỏ Mình Thánh Chúa vào trong miệng ngay.
Tất cả những quy luật trên là nhằm để phản ánh đức tin của chúng ta trong Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Giêsu Kitô qua Phép Thánh Thể nơi Bàn Thánh. Phép Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận được, dưới dạng của bánh và rượu, thì đó cũng chính là Mình và Máu Cực Thánh của Chúa Kitô Sống Lại và Vinh Hiển, do đó, chúng ta phải tiếp cận với Mầu Nhiệm Cực Thánh này bằng đức tin, sự cung kính và sợ hãi của chúng ta dành cho Thiên Chúa.
Chiếu theo học thuyết và kỷ luật hiện hành của Giáo Hội, sau đây là một vài lời nhắc nhở vắn tắt rất quan trọng có liên quan đến việc lên Rước Lễ mà Linh Mục Jay Scott Newman nhắc nhở mọi giáo dân của Ngài:
Mầu Nhiệm Cực Thánh Chúa Kitô |
(2) Những người Kitô Giáo vốn không phải là Công Giáo luôn được Giáo Hội chào đón để tham dự vào các Thánh Lễ của Giáo Hội, thế nhưng người đó không được phép lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, bởi vì người đó chưa hiệp thông một cách trọn vẹn với Giáo Hội.
Hơn nữa, bất kỳ những người Công Giáo nào cưới vợ hoặc chồng vốn không phải là Công Giáo, và bên ngoài Giáo Hội, hay ý thức được tội nặng mà mình đã phạm cũng như chưa được xưng tội lần đầu, thì không được lên Rước Lễ.
(3) Những người không tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng / Lễ Buộc khác của Giáo Hội dù chỉ một lần thôi mà không có lý do chính đáng, thì người đó buộc phải đi xưng tội trước khi lên Rước Lễ.
(4) Những người đã tự ý ly dị bất chấp luật lệ của Giáo Hội, hay dang díu vào những cuộc hôn nhân bất chính, hay chưa cưới hỏi chính thức trong Giáo Hội, hoặc có từ 2 vợ/chồng trở lên, thì không được phép lên Rước Lễ.
(5) Những ai có ý định lên Rước Lễ thì phải ăn chay ít nhất là một tiếng đồng hồ trước khi lên Rước Lễ. Nước và thuốc có thể uống/dùng bất kỳ lúc nào mà không có vi phạm gì cả đến việc ăn chay này.
(6) Người lên Rước Lễ phải có mặt tham dự trọn cả Thánh Lễ ngay từ ban đầu cho đến lúc lên Rước Lễ, cũng như kết Lễ.
Việc đến tham dự Thánh Lễ sau khi Thánh Lễ đã được bắt đầu rồi không cho phép người đó có một sự chuẩn bị nội tâm một cách đúng đắn và kỹ càng để lãnh nhận phép bí tích. Hay nói cách khác, đến tham dự Thánh Lễ trễ (bất kỳ phần nào trong Thánh Lễ) thì không được phép lên Rước Lễ.
(7) Khi người phía trước bạn đang lãnh nhận Phép Thánh Thể, thì mỗi người lên Rước Lễ phải làm hay tỏ ra một dấu chỉ cung kính nào đó như: quỳ gối, cuối đầu chào cung kính, hay làm dấu Thánh Giá, chứ không phải ngang nhiên, bất kính, sầm tới lãnh nhận Phép Thánh Thể.
(8) Việc Rước Lễ bằng lưỡi vẫn là quy phạm chuẩn của Giáo Hội và đó chính là cách tốt nhất để đón nhận Mình Thánh Chúa. Việc lãnh nhận Mình Thánh Chúa bằng tay chỉ được phép khi người lên Rước Lễ dùng một tay này để lên tay kia tạo thành kiểu ngai vàng (throne) để cho Cha chủ tế hay thừa tác viên Thánh Thể đặt Mình Thánh Chúa vào ngay lòng bàn tay. Sau đó, đứng ra một bên và bỏ Mình Thánh Chúa vào trong miệng ngay.
Tất cả những quy luật trên là nhằm để phản ánh đức tin của chúng ta trong Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Giêsu Kitô qua Phép Thánh Thể nơi Bàn Thánh. Phép Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận được, dưới dạng của bánh và rượu, thì đó cũng chính là Mình và Máu Cực Thánh của Chúa Kitô Sống Lại và Vinh Hiển, do đó, chúng ta phải tiếp cận với Mầu Nhiệm Cực Thánh này bằng đức tin, sự cung kính và sợ hãi của chúng ta dành cho Thiên Chúa.